thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy việc phát triển lĩnh vực du lịch biển sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức từ sự phát triển của các lĩnh vực du lịch khác. Đặc biệt hiện nay, các loại hình du lịch của thành phố Đà Nẵng còn khá hạn chế, ngành du lịch vẫn chủ yếu phụ thuộc vào du lịch biển. Chính vì vậy, du lịch biển Đà Nẵng chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết của các loại hình du lịch khác.
2.2. Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách
Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng là định hướng hoạt động do Nhà nước lựa chọn thể hiện bằng một hệ thống các quyết định có liên quan với nhau (do Nhà nước ban hành), bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói riêng cũng như của đất nước nói chung theo định hướng của Nhà nước.
Chính sách phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng được thể hiện thông qua hệ thống các quyết định của nhà nước có liên quan đến du lịch biển Việt Nam nói chung cũng như những quyết định có liên đến du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Trên thực tế, chính sách phát trển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay được thể hiện thông qua hệ thống các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch biển nói chung của nước ta nói chung như:
- Hiến pháp 2013 Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật du lịch 2005 và những văn bản pháp luật có liên quan có những nội dung, quy định liên quan đến du lịch biển được Nhà nước điều chỉnh;
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Tồn Tại Của Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Địa Phương Trong Và Ngoài Nước
- Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
- Chương Trình Nâng Cao Tính Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả Trong Công Tác Xúc Tiến Thị Trường, Quảng Bá Du Lịch Biển Đà Nẵng
- Kinh Phí Dự Kiến Dành Cho Phát Triển Du Lịch Đà Nẵng
- Số Lượng Khách Du Lịch Đến Đà Nẵng Giai Đoạn 2011 – 2016 (Theo Số Liệu Của Sở Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng)
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
- Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 8 năm 2013 về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xúc tiến Du lịch quốc gia giai đoạn 2013 -2020;
- Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành;
- Quyết định 2350/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Quyết định số 2054/QĐ –TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 1874/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Bên cạnh hệ thống các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch biển nói chung của nước ta, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng còn được thể hiện cụ thể, chi tiết thông qua hệ thống các quyết định của Nhà nước có liên quan đến du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng như:
- Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2003 xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành. Nghị Quyết đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm
2020 và Kết luận 75-KL/TW năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;
- Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và giữ gìn an ninh trật tự tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành;
- Nghị quyết 66/2008/NQ-HĐND ngày 3 tháng 7 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành;
- Quyết định 1866/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2011 – 201;
- Quyết định 5528/ QĐ- UBND ngày 30 tháng 6 năm 2011 về việc phê duyệt “Đề án Phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015” do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành;
- Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 05/04/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 ủa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;
- Nghị quyết số 88/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 về nhiệm vụ năm 2015 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành;
- Nghị quyết số 136/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 về nhiệm vụ năm 2016 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXI của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2016 – 2020;
- Nghị quyết số 135/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020;
- Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về nhiệm vụ năm 2017 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành;
- Quyết định 8373/QĐ- UBND ngày 9 tháng 11 năm 2015 về việc phê duyệt “Đề án Phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020” do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành.
2.2.2. Mục tiêu
2.2.2.1. Mục tiêu chung
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp. Thành phố Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng đối với việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch nói chung đặc biệt là du lịch biển nói riêng được xác đinh là một trong những giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Để có thể đạt được mục tiêu thành phố có những biện pháp, phương án nhằm hạn chế, khắc phục những khó khăn, hạn chế đang tồn tại cũng như khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch biển của thành phố theo định hướng của Nhà nước là rất cần thiết. Đây là tiền đề cho sự ra đời của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.
Ngành du lịch là mọt ngành kinh tế trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, ngành du lịch trong đó có du
lịch biển ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hôi của các địa phương, trong đó có thành phố Đà Nẵng nói riêng nói riêng cũng như của đất nước nói chung.
Chính vì vậy, nhằm khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chính sách phát triển du lịch biển của thanh phố Đà Năng được xây dựng và ban hành với các mục tiêu chung về kinh tế - xã hội như:
- Tăng nguồn thu từ du lịch biển cho ngân sách địa phương;
- Thúc đẩy sự phá triển của các ngành kinh tế khác;
- Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân;
- Bảo vệ, cải tạo môi trường du lịch biển của địa phương;
- Góp phần phát triển du lịch địa phương theo định hướng của Nhà nước.
2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Chính sách phát triển du lịch biển gồm nhiều mục tiêu chung, để đạt được các mục tiêu này thành phố Đà Nẵng cần giải quyết được các vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển du lịch biển của thành phố như công tác quảng bá, xúc tiến du lịch biển Đà Nẵng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển Đà Nẵng, hoạt động đầu tư vào du lịch biển, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển, doanh thu từ du lịch biển, lượng khách du lịch…. Chính vì vậy, bên cạnh mục tiêu chung của chính sách, chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Năng còn cần phải đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể hơn đối với những vấn đề của phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Những vấn đề đặt ra đối với du lịch biển của thành phố xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội nói chung của thành phố nói riêng cũng như của đất nước và thê giới nói chung. Với sự vận động liên tục của tình hình kinh tế - xã hội, định hướng của Đảng và Nhà nước, cũng như sự tác động của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, các vấn đề đối với phát triển du lịch biển Đà Nẵng cũng có những sự biến đổi nhất định theo thời gian, giai đoạn nhất định. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển du lịch biển Đà Nẵng ở giai đoạn trước có thể không còn là vấn đề đặt ra đối
với việc phát triển du lịch biển Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại. Sự biến đổi của các vấn đề liên quan đến việc phát triển du lịch biển Đà Nẵng dẫn đến việc các nhà hoạch định cần có những điều chỉnh nhất định về các phương án chính sách cũng như các mục tiêu cụ thể của chính sách.
Nói cách khác, các mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng được xây dựng, áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện thực thi cụ thể. Chính vì vậy, trong quá trình tồn tại của mình, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng có những sự thay đổi nhất định đối với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của thành phố.
Trên thực tế, các mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng nói riêng có thể là những mục tiêu định tính liên quan đến những yếu tố không đo lường được (như nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với du lịch biển; cải thiện môi trường đầu tư đối với du lịch biển; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển) hay các mục tiêu định lượng cụ thể, các chỉ tiêu nhất định đánh giá sự phát triển của du lịch biển có thể đo lường được như tăng số lượng khách du lịch; tăng doanh thu từ du lịch biển; tăng thời gian lưu trú của khách du lịch; tăng số lượng, chất lượng (theo tiêu chuẩn cụ thể) cơ sở lưu trú; số lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển. Các mục tiêu cụ thể phản ánh những khía cạnh cụ thể của phát triển du lịch biển của Đà Nẵng, cung cấp cơ sở cho việc giám sát, đo lường, đánh giá mức độ đạt mục tiêu phát triển du lịch biển của chính sách.
Ở giai đoạn hiện tại, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng cũng xác định một số mục tiêu cụ thể cho giai đoạn phát triển này. Một số mục tiêu cụ thể mang tính định tính của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong được xác định như:
- Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng;
- Nâng cao vai trò, sự đóng góp của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch
biển và bảo vệ môi trường du lịch biển;
- Cải thiện môi trường đầu tư phát triển du lịch biển;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với du lịch biển
Cụ thể, Đề án phát triển du lịch thành Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng đã xác định một số mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng đến năm 2020 đó là:
- Về khách du lịch
Phấn đấu đến năm 2020 đón được 8.000.000 khách du lịch, trong đó có
2.000.000 khách du lịch quốc tế và 6.000.000 khách nội địa.Tốc độ tăng trưởng về lượt khách bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,6%.
- Thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân
Năm 2020 phấn đấu đạt 2,5 ngày lưu trú bình quân đối với khách nội địa (tăng thêm 0,5 ngày so với năm 2015) và 2,7 ngày đối với khách quốc tế (tăng thêm 0,3 ngày so với năm 2015).
Chi tiêu bình quân của khách năm 2020 phấn đấu đạt 3,884 triệu đồng/khách, tăng 45% so với 2015.
- Về tổng thu du lịch
Đến năm 2020, phấn đấu tổng thu du lịch đạt 27.400 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016–2020 đạt 18,4%.
- Về cơ sở lưu trú
Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 23.221 phòng khách sạn tăng 4.988 phòng so với 2015, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ tăng 4.005 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 3-5 sao lên 13.316 phòng.
Ngoài việc tăng lượng phòng khách sạn đạt chuẩn, khuyến khích phát triển loại hình homestay phục vụ nhu cầu du khách trong các đợt cao điểm.
- Về nhân lực du lịch
Đến năm 2020 tạo việc làm cho thêm 35.289 người lao động trực tiếp. Xây
dựng nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng được tiêu chuẩn về nghề du lịch trong khối ASEAN. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, các cơ sở kinh doanh du lịch được chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ.
2.2.3. Các chương trình chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Phương án chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng là cách thức để giải quyết những vấn đề chính sách đặt ra đáp ứng mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Mỗi phương án chính sách của chính sách phát triển du lịch biển sẽ bao gồm những giải pháp tương ứng, các giải pháp này đều hướng tới mục tiêu chung là giải quyết các vấn đề chính sách đang đặt ra, và đạt được được mục tiêu của chính sách.
Giải pháp của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng là các hoạt động hay tập hợp hoạt động cụ thể để đi đến mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Gắn liền với việc giải quyết các vấn đề chính sách, hướng tới đạt được mục tiêu của chính sách, vì vậy cũng như sự vận động của các vấn đề, mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định. Các phương án và giải pháp của chính sách cũng có những sự thay đổi cụ thể trong từng giai đoạn, thời gian cụ thể.
Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, một vấn đền, mục tiêu nhất định của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng có thể gắn với một hay nhiều phương án, giải pháp chính sách cụ thể. Các phương án, giải pháp chính sách một mặt nhằm hướng đến việc giải quyết các vấn đề chính của mình một mặt hỗ trợ các phương án và giải pháp khác để giải quyết các vấn đề, hướng tời các mục tiêu khác của chính sách. Như đối với mục tiêu về số lượng khách du lịch của du lịch biển thành phố Đà Nẵng, không có phương án, giải pháp cụ thể trực tiếp để giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu này của chính sách. Mà phải thông qua những phương án, giải pháp cụ thể như xúc tiến, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, sản