Kinh Phí Dự Kiến Dành Cho Phát Triển Du Lịch Đà Nẵng


2.2.3. Kinh phí dự kiến dành cho phát triển du lịch Đà Nẵng

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giai đoạn 2011-2015

A

Phần vốn ngân sách

51.230

45.870

30.070

20.250

20.340

167.760

1

Quy hoạch phát triển du lịch

730

670

340

220

240

2.200

2

Đầu tư phát triển

45.950

40.650

25.150

15.100

15.100

141.950

3

Nâng cấp hình thành sản phẩm du lịch

2.040

2.040

2.040

2.130

2.160

10.410

4

Xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch

2.370

2.370

2.400

2.650

2.690

12.480

5

Phát triển nguồn nhân lực

140

140

140

150

150

720


Tổng số vốn ngân sách, trong đó:



-Vốn sự nghiệp

4.550

4.550

4.580

4.930

5.000

23.610


-Vốn đầu tư phát triển

46.680

41.320

25.490

15.320

15.340

144.150

B

Vốn xã hội hóa

604.460

604.330

604.340

604.650

604.780

3.022.560


Tổng cộng vốn chương trình

655.690

650.200

634.410

624.900

625.120

3.190.320

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng - 8

- Vốn ngân sách cho Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015 là 167,760 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn sự nghiệp là 23,61 tỷ đồng;

+ Vốn cho đầu tư phát triển là 144,15 tỷ đồng.

- Vốn xã hội hóa Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011 – 2015 là 3.190.320 tỷ đồng

Bảng 2.1. Chi phí dành cho phát triển du lịch 2011-2015

(Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)


STT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Giai đoạn 2016-2020

I

Phần vốn ngân sách, trong đó

81.150

32.350

37.650

36.000

36.650

223.800


Vốn đầu tư phát triển

66.250

15.200

18.850

15.800

14.200

130.300

1

Quy hoạch phát triển du lịch

750

700

350

300

200

2.300

2

Đầu tư phát triển

65.500

14.500

18.500

15.000

14.000

128.000


Vốn sự nghiệp

14.900

17.150

18.800

20.200

22.450

93.500

1

Nâng cấp hình thành sản phẩm du lịch

3.300

4.100

4.100

4.100

4.300

19.900

2

Xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch

8.600

9.650

10.750

11.900

13.200

54.100

3

Công tác môi trường, tài nguyên du lịch

600

900

1.200

1.200

1.800

5.700


4

Quản lý cơ sở lưu trú, cơ sở đạt chuẩn,

cơ sở lữ hành


1.550


1.650


1.800


1.950


2.000


8.950

5

Phát triển nguồn nhân lực

850

850

950

1.050

1.050

4.850


Tổng số vốn ngân sách, trong đó:


II

Vốn xã hội hóa, trong đó:

23.076.000

23.106.400

23.117.000

22.983.000

22.879.200

115.161.600

1

Các dự án đầu tư du lịch

23.062.000

23.092.200

23.102.500

22.968.000

22.863.600

115.088.300

2

Hoạt động sự nghiệp du lịch

14.000

14.200

14.500

15.000

15.600

73.300


Tổng cộng vốn chương trình

23.157.150

23.138.750

23.154.650

23.019.000

22.915.850

115.385.400

- Vốn ngân sách cho Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 là 223.8 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn sự nghiệp là 93.5 tỷ đồng;

+ Vốn cho đầu tư phát triển là 130.3 tỷ đồng.

- Vốn xã hội hóa Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 là 115.385.400 tỷ đồng

Bảng 2.2. Chi phí dành cho phát triển du lịch 2016-2020


2.3. Đánh giá chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng

2.3.1. Những ưu điểm

Trong giai đoạn 2011 – 2016, với với những chính sách hợp lý, hiệu quả của thành phố cũng như sự quan tâm chỉ đạo tự Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, sự phối hợp của các cấp các ngành, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và sự đồng thuận của người dân thành phố. Ngành du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố. Với hệ thống cơ sở hạ tầng chuyên ngành không ngừng được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút vốn đầu tư cho du lịch tăng đáng kể, thủ tục hành chính cũng được cải cách rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, môi trường du lịch ổn định, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường được duy trì và ngày càng tiến bộ, chất lượng môi trường biển cũng như các bãi tắm được cãi thiện rõ rệt, công tác xúc tiến quảng bá du lịch biển tiếp tục được quan tâm, thị trường du lịch được mở rộng, hình ảnh du lịch biển Đà Nẵng nói riêng cũng như du lịch Đà Nẵng nói riêng dần tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

2.3.1.1. Chính sách phát triển du lịch biển có tính hệ thống chặt chẽ, thống nhất

Được xây dựng dựa trên các quan điểm, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như chính sách, quan điểm phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng cụ thể hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua nội dung của mình. Thông qua các mục tiêu, biện pháp của mình chính sách phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng hướng đến mục tiêu phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Từ đó tạo


ra phù hợp, thống nhất với các chính sách phát triển kinh tế xã hội khác của Đảng và Nhà nước cũng như của thành phố Đà Nẵng.

Cùng với đó, chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng không chỉ được thể hiện thông qua một văn bản, quyết định duy nhất nào mà thay vào đó chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng được thể hiện bằng một hệ thống các quyết định bao gồm các Văn bản quy phạm pháp luật, quyết định hành chính, các chương trình, kế hoạch cũng như những hành động, hành vi thực tiễn của thành phố Đà Nẵng...

Ví dụ: Việc xây dựng Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa trên những căn cứ, định hướng chung của Nhà nước về phát triển du lịch của quốc gia, miền trung, vùng duyên hải nam trung bộ được thể hiên qua Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành; Quyết định 2350/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định số 2054/QĐ –TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; cũng như các quan điểm, định huướng có liên quan đến phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng được thể hiện thông qua các quyết định Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2003 xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành. Nghị Quyết đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và Kết luận 75-KL/TW năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành; Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 ủa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXI của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2016 – 2020.


2.3.1.2. Nội dung chính sách được xây dựng phù hợp với những yêu cầu đặt ra

- Về mục tiêu của chính sách: Với nhưng tiềm năng về du lịch của mình, việc xác định phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội là điều thành phố cần phải làm. Ở giai đoạn hiện nay, vai trò của du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng ngày càng quan trọng.

Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2003 xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành. Nghị Quyết đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 qua đó định hướng “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”. Kết luận 75-KL/TW năm 2013 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".

Nghị quyết 66/2008/NQ-HĐND ngày 3 tháng 7 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành xác định “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ du lịch”.

Những định hướng phát triển nêu trên cho thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch nói chũng trong đó có du lịch biển đối với phát trieernkinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, việc chính sách phát triển du lịch biển tiếp tục xác định mục tiêu chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển, qua đó tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng nói riêng cúng như Nhà nước nói chung theo định hướng là hoàn toàn khả thi, phù hợp với những yêu cầu của thực tế cũng như định hướng phát triển của Nhà nước.

Cùng với đó, các mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng, với những con số, tiêu chí cụ thể được thể hiện thông qua các Đề án phát triển du lịch của thành phố trong từng giai đoạn nhất định. Đồng thời, mục tiêu của chính sách được xây dựng dựa


trên những nghiên cứu đánh giá về thực trạng kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, những cơ hội, thách thức đặt ra cũng như năng lực, nguồn lực thực tế của thành phố.

Điều này thể hiện rõ trong những điều chỉnh về những mục tiêu cụ thể đối với chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, thể hiện thông qua các Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng các giai đoạn khác nhau. Điều này giúp những mục tiêu của chính sách có tính thực tiễn cũng như tính khả thi cao trong thời gian áp dụng được quy định cụ thể đến năm 2020.

- Các biện pháp chính sách: Các biện pháp chính sách được xây dựng, lựa chọn xuất phát từ yêu cầu giải quyết các vấn đề đặt ra của chính sách hướng tới việc đạt được các mục tiêu của chính sách trong việc giải quyết các vấn đề của mình phù hợp với hệ thống chính sách chung về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Các biện pháp của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng đã được xây dựng dựa trên cơ sở mối tương quan giữa nguồn lực thực tế của thành phố và mục tiêu của chính sách. Đồng thời nội dung các biện pháp của chính sách đã thể hiện vai trò, sự tham gia của các bên liên quan như chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch biển, người dân địa phương… trong hoạt động phát triển du lịch biển nói chung cũng như chu trình chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Cuối cùng, các biện pháp chính sách được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch biển của thành phố cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch biển của các địa phương trong nước và thế giới… Những đặc điểm trên góp phần giúp các biện pháp của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng có tính khả thi cao.

- Về thời gian của chính sách: Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết tách thành phố Đà Nẵng từ một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (01/01/1997). Tiếp nối những chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như chính sách phát triển du


lịch biển nói riêng đã thưc hiện trước đó, thành phố Đà Nẵng tiếp tục thực hiện chính sách phát triển du lịch biển của mình với tư cách là thành phố trực thuộc trung ương.

Ngày 16 tháng 10 năm 2003, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, là tiền đề cho sự thay đổi lớn trong chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như chính sách phát triển du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết 33-NQ/TW chỉ rõ định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng : “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”,

Trong giai đoạn vừa qua, nhận thấy tầm quan trọng của phát triển du lịch biển, thành phố Đà Nẵng luôn duy trì và hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển. Điều này thể hiện thông qua việc ban hành Kết luận 75-KL/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Cũng như việc Nghị quyết 66/2008/NQ- HĐND ngày 3 tháng 7 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành xác định “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ du lịch” cũng như việc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xây dựng và ban hành Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020.

Việc tiếp tục duy trì và hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng là quyết định đúng đắn khi du lịch biển ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng nói chung. Cũng như vấn đề phát triển du lịch biển của thành phố trong những năm qua vẫn bị đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng về du lịch biển của mình.


Chính vì vậy, việc chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng có thời gian tồn tại đến thời điểm hiện tại và sẽ còn tiếp tục được duy trì, hoàn thiện trong thời gian tới là một ưu điểm của chính sách. Điều này giúp chính sách ngày càng được hoàn thiện, cũng như giúp chính sách có đủ thời gian để đạt được mục tiêu của mình.

2.3.1.3. Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng có tính hiệu quả cao

Thông qua việc thực thi, cụ thể hóa chính sách chính sách phát triển du lịch biển thông qua các quyết định, các văn bản quy phạm pháp luật… chính sách phát triển du lịch biển nói riêng đã tạo ra những động lực thúc đẩy, những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.

Ví dụ: Thông qua Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thành phố tạo động lực, cũng như các điều kiện thuận lợi khác cho các cá nhân, tổ chức phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các hỗ trợ nhất định như hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm, vay vốn, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh…

Trong những năm qua, với chính sách phát triển du lịch biển hiệu lực, hiệu quả, thành phố Đà Nẵng đã tạo động lực rất lớn, cũng như các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch biển của thành phố. Điều này thể hiện rõ nét qua những con số ấn tượng thể hiện sự phát triển của du lịch nói chung cũng như du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Cụ thể:

- Lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch liên tục tăng

Trong giai đoạn 2011- 2016, du lịch Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành công trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Theo số liệu tại Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011 – 2015 là 20,14%. Trong đó khách quốc tế tăng bình quân 25,46%, khách nội địa tăng bình quân 18,56 %.

Ngày đăng: 09/03/2023