Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam còn phía đông giáp với biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
2.1.2. Khí hậu tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và ít biến động, là nơi chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu miền Bắc và miền Nam Việt Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mùa mưa ở Đà Nẵng kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, dưới sự tác động của gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa có khi đạt cực đại đến hơn 150mm, nhưng trung bình phổ biến trong khoảng 20 – 30mm ở những tháng mưa nhiều nhất. Đặc biệt vào thời điểm tháng 10 và 11, vùng đất này chịu sự tác động trực tiếp của bão từ Biển Đông di chuyển vào. Vì vậy, trừ các tháng mưa nhiều thì vào những tháng còn lại trong năm, du lịch ở Đà Nẵng rất thích hợp.
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Lý Luận Và Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Đề Tài 6.1.về Mặt Lý Luận
- Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Nha Trang - Khánh Hòa
- Các Chương Trình Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
- Chương Trình Đào Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch Biển
- Đánh Giá Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Vào mùa mưa, nền nhiệt độ trong 2 tháng 8 và 9 vẫn xuất hiện nắng nóng nhưng không quá gay gắt. Từ tháng 10 đến tháng 12, nhiệt độ trở nên khá dễ chịu, có những đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống thì khu vực này nền nhiệt sẽ hạ xuống ở ngưỡng se lạnh, đôi khi nhiệt độ giảm xuống ngưỡng trời rét nhưng không kéo dài trong tháng 12 và tháng 1. Đà Nẵng có hệ thống núi non bao bọc thành phố, đặc biệt là khu vực núi Bà Nà. Do ảnh hưởng bởi độ cao nên nền nhiệt độ cũng như hệ thống khí hậu nên có sự khác biệt so với khu vực trung tâm thành phố. Nền nhiệt độ trên các khu vực vùng núi thấp hơn và biến trình độ ẩm cũng điều hòa hơn so với ở dưới thấp, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Như vậy, trong điều kiện bình thường, khí hậu ở Đà Nẵng được xem là một loại tài nguyên đối với sự phát triển du lịch.
2.1.3. Điều kiện phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Về biển và bờ biển, Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác, đồng thời Đà Nẵng cũng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác, vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50 - 200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%) và ở vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm, khả năng khai thác hải sản các loại tại địa phương đạt trên 150.000 - 200.000 tấn.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt,...
Với đường bờ biển đẹp trải dài, lại nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương của các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Từ đó có thể thấy rằng Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Đến với thành phố Đà Nẵng, điều gây ấn tượng với du khách là bầu không khí hết sức trong lành và mát mẻ, là điều mà không phải thành phố nào cũng có được. Thành phố có dòng sông Hàn thơ mộng tạo nên một không gian yên bình, êm ả để du khách có thể dạo bộ hoặc ngồi tĩnh lặng ngắm dòng sông hiền hòa trôi. Hằng đêm du
khách có thể ngồi trên du thuyền cùng gia đình tận hưởng cảm giác bồng bềnh và hơi mát của sóng nước. Nơi đây còn nổi tiếng với những cây cầu xinh đẹp bắc qua sông Hàn như cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng,… Hàng năm cũng chính trên dòng sông Hàn là nơi tổ chức các sự kiện như Lễ hội pháo hoa quốc tế, đua thuyền,...
Đà Nẵng còn có khu du lịch Bà Nà, được ban cho khí hậu ôn hoà quanh năm nên đây thực sự là một khu nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình. Núi Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng cũng nằm trên địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An, với những ngọn núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang
động, chùa chiền bên trong,...
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km còn có bán đảo Sơn Trà có diện tích gần 4400 ha, hiện đang được xây dựng thành một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng, có nơi thích hợp với du lịch mạo hiểm hoặc du lịch lặn và vùng biển bao quanh Sơn Trà trong tương lai là một trong 15 khu bảo tồn biển quốc gia. Ở bán đảo Sơn Trà, du khách có thể ngâm mình dưới làn nước mát trong xanh trên những bãi tắm tuyệt đẹp với nhiều quẩn thể san hô gần bờ. Ngoài ra, ở đây du khách còn được thưởng thức nhiều món đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo rất đặc trưng của vùng miền, cùng hải sản tươi ngon; tham gia các sự kiện du lịch lớn như cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi dù bay quốc tế,...
2.1.4. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với phát triển du lịch biển Đà Nẵng
2.1.4.1. Cơ hội
Đà Nẵng là một trong những địa điểm du lịch lớn của du lịch Việt Nam bên cạnh các địa điểm du lịch khác như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hội An... với những diễn biến về kinh tế - xã hội của thế giới nói chung cũng như trong nước nói riêng đã, đang và sẽ diễn ra đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động phát triển ngành du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng trong thời
gian tới. Không chỉ có những cơ hội phát triển dành cho ngành du lịch biển của nước ta nói chung, ngành du lịch biển Đà Nẵng nói riêng trong thời gian còn có những cơ hội lớn khác để phát triển mà các địa phương khác không có được. Cụ thể:
- Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu và toàn diện hơn với việc tham gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như những cố gắng trong quá trình đàm phán, thỏa thuận để có thể tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế (AEC). Trên xu hướng đó, quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra như một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ khác trên thế giới thúc đẩy hợp tác với nước ta. Quan hệ song phương, đa phương của nước ta với Hoa Kỳ, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ… và ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.
Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đã mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho thành phố Đà Nẵng trong việc huy động các nguồn vốn, dự án đầu tư nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố nói chung cũng như phục vụ du lịch biển nói riêng.
Những điểm tích cực trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với thế giới cũng tạo ra cơ sở cho Việt Nam xem xét việc miễn Visa thị thực cho công dân các nước trên thế giới. Điều này tạo cơ hội cho việc phát triển thị trường khách du lịch quốc tế cho du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Đà Nẵng trong đó có du lịch biển Đà Nẵng nói riêng. Cùng với đó, việc tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội quốc tế tạo ra cơ hội cho việc tổ chức, đăng cai các sự kiện quan trọng như Hội nghị, Tọa đàm, diễn đàn… ở nước ta. Với những lợi thế về địa lý, kinh tế- xã hội, an ninh của mình thì đây là cơ hội rất lớn cho Đà Nẵng trong việc phát triển loại hình du lịch MICE…
- Trong thời gian tới, Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Cụ thể theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Cụ thể, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng trưởng từ 347 triệu lượt lên đến 1,2 tỷ lượt trong giai đoạn 1995-2015, dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Về điểm đến du lịch, Đông Bắc Á sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất với 293 triệu lượt, vượt qua khu vực Nam Âu/Địa Trung Hải (264 triệu lượt) và Tây Âu (222 triệu lượt, và xếp thứ 4 là Đông Nam Á với 187 triệu lượt.
Với sự phát triển, nổi lên của ngành du lịch khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như xu hướng du lịch nhiều quốc gia trong một hành trình của khách du lịch, hay các tour du lịch liên quốc gia là cơ hội rất lớn cho du lịch Việt Nam nói chung cũng như du lịch Đà Nẵng trong đó có du lịch biển nói riêng trong việc thu hút nguồn khách du lịch quốc tế.
- Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Các ứng dụng internet, mạng xã hội trong thời gian qua đã cho thấy những hiệu quả, tầm ảnh hưởng trong việc quảng bá xúc tiến du lịch nói chung của các quốc gia trên thế giới. Với những kinh nghiệm, cách thức hiệu quả các nhà quản lý hoàn toàn có thể tạo ra những xu hướng du lịch đến các địa điểm du lịch nổi tiếng thông qua internet, mạng xã hội. Với các ứng dụng nêu trên việc quảng bá du lịch nói chung trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Đây là một trong những cơ hội cho việc phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, cụ thể là cơ hội trong việc quảng bá, xúc tiến thị trường du lịch của thành phố đến với thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
- Trong thời gian qua, bất chấp những biến động của thế giới, số lượng khách du lịch trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với việc du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Điều này tiếp tục đưa du lịch trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh
vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian tới, ngành du lịch được dự báo sẽ tiếp tục duy trì được vị trí, vai trò của mình. Số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng mạnh cả về du lịch nội địa cũng nhu du lịch quốc tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam nói chung cũng như du lịch Đà Nẵng trong đó có ngành du lịch biển có thể tận dụng để phát triển.
- Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn. Đây cũng là cơ hội rất lớn cho phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.
- Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của nước ta là Cung đình Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn… Cùng với xu hướng du lịch trải nghiệm, cộng đồng… cũng như sự phát triển mạnh của các địa điểm du lịch này trong thời gian vừa qua tạo ra cơ hội rất lớn cho du lịch của thành phố Đà Nẵng nói chung cũng như du lịch biển nói riêng trong việc khai thác, lôi kéo lượng khách du lịch đến thăm quan, du lịch tại địa điểm trên đến với mình.
2.1.4.2. Thách thức
- Du lịch Việt Nam nói chung cũng như du lịch Đà Nẵng trong đó có du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam nói chung cũng như của thành phố Đà Nẵng còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông tiềm ẩn những bất ổn, những tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của nước ta cũng như du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng. Đây là thách thức lớn đối với du lịch nước ta cũng như du lịch biển của thành phố Đà Nẵng. Ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường khách du lịch khách quốc tế của nước ta.
- Trong thời gian tới sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Với sự nổi lên, phát triển mạnh mẽ của các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia khiến cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia, địa phương. Những yếu tố nêu trên trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nước ta cũng như ngành du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.
- Hiện nay các địa điểm du lịch biển của nước ta như Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Sầm Sơn,… đều đang có những chính sách phát triển du lịch biển, thu hút khách du lịch với nhiều hoạt động du lịch nội bật, cải thiện chất lượng môi trường biển, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch… Sự phát triển mạnh mẽ của một số địa điểm du lịch biển trong thời gian tới cũng là một trong những thách thức danh cho du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế và đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa.
- Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch biển của thành phố Đà Nẵng với đặc điểm, thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng, thiên tai, bão. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường biển đang ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng. Những hậu quả của thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền trung diễn ra gần đây(Fomosa) hiện nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn, việc khắc phục những hậu quả này để cải thiện chất lượng môi trường biển là thách thức rất lớn cho các tỉnh miền Trung trong đó có thành phố Đà Nẵng.
- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được
thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy việc phát triển lĩnh vực du lịch biển sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức từ sự phát triển của các lĩnh vực du lịch khác. Đặc biệt hiện nay, các loại hình du lịch của thành phố Đà Nẵng còn khá hạn chế, ngành du lịch vẫn chủ yếu phụ thuộc vào du lịch biển. Chính vì vậy, du lịch biển Đà Nẵng chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết của các loại hình du lịch khác.
2.2. Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách
Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng là định hướng hoạt động do Nhà nước lựa chọn thể hiện bằng một hệ thống các quyết định có liên quan với nhau (do Nhà nước ban hành), bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói riêng cũng như của đất nước nói chung theo định hướng của Nhà nước.
Chính sách phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng được thể hiện thông qua hệ thống các quyết định của nhà nước có liên quan đến du lịch biển Việt Nam nói chung cũng như những quyết định có liên đến du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Trên thực tế, chính sách phát trển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay được thể hiện thông qua hệ thống các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch biển nói chung của nước ta nói chung như:
- Hiến pháp 2013 Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật du lịch 2005 và những văn bản pháp luật có liên quan có những nội dung, quy định liên quan đến du lịch biển được Nhà nước điều chỉnh;