Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Di Tích Lịch Sử Văn Hóa


22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là

18.176 ha.

Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm…

B n n n n B N :

Với tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà -Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.

Với trên 230 triệu đô-la đầu tư vào Bà Nà, đã đưa tuyến cáp treo Bà Nà - Suối Mơ (hoàn thành năm 2009) đạt 4 kỷ lục Guiness thế giới “Cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m), cáp treo có chênh lệch độ cao lớn nhất thế giới (1.291,81m), tổng chiều dài cáp dài nhất (11.587m) và sợi cáp nặng nhất (141,24 tấn). Ngoài ra, một loạt hạng mục cũng đang gấp rút hoàn thành tại Bà Nà nhằm biến nơi này thành một Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới theo hướng hài hòa với thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững.

ăn ử m ư ng N m H Vân:

Rừng đặc dụng Nam Hải Vân có tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà – Núi Chúa, cùng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi trường, Hải Vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía nam (Đà Nẵng) và phía bắc (Thừa Thiên - Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

b n n n n Sơn :

Một số giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - 8

Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh với tổng diện tích là 4.439 ha. Nguồn thực vật nhiệt đới của Sơn Tra rất đa dạng, phong phú với số lượng lớn Điều đặc biệt là Sơn Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó voọc vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng của Đông Dương cần được bảo vệ. Mặt khác Sơn Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố và là nơi có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngoài ra, Sơn Trà còn là bức bình phong che chắn gió bão cho thành phố.

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Di tích lịch sử văn hóa

Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền

trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Chùa Linh Ứng, Chùa Tam Thai, Mộ Ông Ích Khiêm, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trang Khuê Trung, Nghĩa địa Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của thành phố cũng như của khu vực miền Trung.

Lễ hội : Đà Nẵng từ xưa đã có nhiều Lễ hội như:

Lễ ộ n ng: Gồm các lễ cầu yên, lễ Tất niên và Tết Nguyên Đán, lễ tế Thần Nông, lễ tảo mộ Tiền Hiền... Phần Lễ gồm nội dung tưởng niệm các bậc Thành hoàng làng hoặc tiền hiền khai khẩn làng, các bậc hậu hiền có công


với làng. Phần Hội thường có hát hiến cho dân làng xem, cùng các trò chơi dân gian như đua ghe, lắc thúng (đối với các làng chài) đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt vịt... mang đậm tính nhân văn.

Lễ ộ õ ủ ng G n Đ ng (Hay Hoá Châu, Quá Gián): Lễ hội với sự tham gia của trai tráng các làng Lỗ Gián, Phong Lệ. Ngoài việc tế lễ các thần linh, các bậc tiền bối trong làng thì phần hội là cuộc thi tài múa võ qua các hình thức biểu diễn, đấu võ qua hình thức đối kháng. Đồng thời, còn thi hát đối đáp hết sức hấp dẫn và vui nhộn.

Lễ ộ ế â ng An H : Làng chọn con trâu to, khoẻ, da mượt, trông oai vệ để tế sống Thần Nông tại đàn Thần Nông lộ thiên, rồi dẫn trâu về tế tiền nhân công đức tại đình làng, sau đó thả trâu tự do đi ăn mà không giết mổ, bởi quan niệm con trâu là vốn quý, là tài sản của nhà nông, gắn bó giúp nhà nông tăng gia sản xuất. Sau lễ thường có tổ chức hát bội, đua ghe trên sông Hàn, đây là lễ hội mang tính nhân văn cao.

Lễ ộ L ng C ng Đ ng: Với sự tham gia đông đảo của các làng thuộc vùng Khuê Trung, Hoà Quý, Hoà Xuân,... Trước ngày lẽ hội tất cả các thôn xóm đều dọn dẹp nhà cửa, đường sá sạch sẽ. Ngày lễ chính tổ chức rước kiệu thần Long Chu đi qua các nẻo đường làng và trở về làm lễ tại đình làng. Sau đó rước kiệu xuống bến sông và đưa lên bè (kết bằng những thân chuối) thả giữa dòng sông để bè xuôi ra biển. Đến phần hội, tổ chức thi nấu cơm ngay trên bến sông. Đây là lễ hội khá ấn tượng, vừa là cuộc thi tài vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

Lễ ộ Cầ Ngư ủ ng : Đây là lễ hội của hầu hết các làng chài ven biển Đà Nẵng, bất kể giàu nghèo đều tạo lập đền thờ cá ông và gọi là Lăng Ông. Đó là một loại cá to khoẻ và rất hiền lành thường hay cứu người gặp nạn trên biển. Hàng năm, lễ tế cá ông được tổ chức theo vụ mùa ra khơi đánh bắt cá, từ tháng Giêng đến tháng tư âm lịch. Tùy điều kiện để các làng tổ chức nhưng thường sau lễ dâng hương là phần hội có hát bả trạo (giống như hát chèo), đua


ghe... và đặc biệt là mở hội chợ gần khu vực Lăng Ông, với mục đích cung cấp hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm cho người đi biển.

Lễ ộ Q n ế Âm (Q n ế Âm): Là lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng tôn giáo hàng năm được tổ chức tại chùa Quan Âm dưới chân hòn Dương Hỏa Sơn thuộc quần thể Ngũ Hành Sơn, từ ngày 17 đến 19/3 Âm lịch. Lễ được tổ chức với hình thức và các nghi lễ trọng thể có sự tham gia của chính quyền thành phố và Thành giáo hội, quy tụ các tăng ni phật tử của hơn 113 chùa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng đông đảo các đạo hữu quần chúng về dự lễ. Phần hội thường tổ chức biểu diễn văn nghệ, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, viết thư pháp, cắm trại... Lễ hội Quan Thế Âm tại Đà Nẵng đã được Bộ Văn hoá và Tổng Cục Du lịch công nhận là lễ hội cấp quốc gia và hiện là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước.

Với các lễ hội mang đậm nét văn hóa địa phương của từng vùng miền tại TP Đà Nẵng thích hợp cho phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa. Đà Nẵng cần nghiên cứu cách thức tổ chức lễ hội đã phát triển thành công tại các tỉnh như: lễ hội bà chúa Xứ An Giang, lễ hội Chùa Hương Hà Tây… đang thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.

Làng nghề truyền thống

Đến nay, Đà Nẵng còn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê… Các làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Ngoài các làng nghề đã kể đến, trên địa bàn thành phố còn có các sản phẩm truyền thống như: Bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè Cẩm Lệ, nhưng chỉ phát triển nhỏ lẻ và hạn chế.

L ng ế Cẩm N :

Làng Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây-Nam. Các nghệ nhân làng Cẩm Nê đã cung cấp cho khắp nơi những tấm chiếu hoa đủ cỡ với những hoa văn trang trí đẹp, dày, bền, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm


trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu.

L ng mỹ ng ệ N n Nư :

Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ sắc sảo và công phu dược những nghệ nhân đất niền Trung tạc nên.

Du khách đến Đà Nẵng không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp kiều diễm mà êm ả của biển, vẻ hùng vỹ mà nên thơ của núi mà còn được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật đầy tài hoa tại các làng nghề truyền thống mà trong đó, làng đá Non Nước là một làng nghề tiêu biểu, độc đáo nhất của thành phố này.

Hiện nay, nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng.

L ng ng b n ng ú L n:

Làng Túy Loan nằm về hướng tây nam của TP Đà Nẵng. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ chuyên sống bằng nghề làm bánh tráng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình.

L ng nư mắm N m Ô:

Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành do cộng đồng người Việt của những năm đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân. Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Cũng như các miền khác trên đất nước, khó khăn hiện nay là một số ngành nghề ở đây đã bị mai một, chưa được khôi phục và phát triển. Du lịch Đà Nẵng chưa có một chiến lược khai thác hợp lý, chưa biến các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch thực sự thu hút khách tham quan, giới thiệu tay nghề và sản phẩm tinh xảo của các nghệ nhân, chưa đẩy mạnh tổ chức sản xuất và khai thác thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh, vì vậy không tận dụng được tài năng nghệ nhân, làm giảm sự phong phú của các sản phẩm lưu niệm, bỏ phí tiềm năng du lịch, không kích thích được nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh.


2.2.2 Hoạt động kích cầu, xúc tiến du lịch của Sở VHTTDL Đà Nẵng

2.2.2.1 Hoạt động kích cầu du lịch

Kích cầu du lịch mùa thấp điểm là hoạt động cần thiết để duy trì nhịp độ tăng trưởng cho ngành du lịch Đà Nẵng. Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch của UBND thành phố Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch trên địa bàn thành phố đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá mạnh (để hưởng ứng chương trình này của UBND thành phố Đà Nẵng các công ty du lịch giảm giá 20 cho chương trình tour Đà Nẵng, khách sạn Đà Nẵng).

Với sự kết hợp giữa các Sở, ban ngành tại thành phố Đà Nẵng như: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, Trung tâm Thông tin xúc tiến thương mại Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim phối hợp tổ chức Lễ khởi động chương trình bán hàng khuyến mại và kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2013. Trong đó nổi bật với các chương trình khuyến mãi “Ngày vàng của doanh nghiệp” với hoạt động giảm giá từ 5-50 chủ yếu ở các mặt hàng điện máy, điện lạnh, viễn thông, dịch vụ ngân hàng, hàng tiêu dùng, thời trang và các tour, tuyến du lịch, tại các điểm tham quan với nhiều hình thức như: chiết khấu trên hoá đơn, bán hàng kèm quà tặng, bốc thăm hoặc quay số trúng thưởng.

Để hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch do TCDL Việt Nam, tại thành phố Đà Nẵng - điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế, một hệ thống dịch vụ đồng bộ tại Đà Nẵng lần đầu tiên cùng nhập cuộc. Điển hình trong số đó là các đơn vị mới hoạt động phục vụ lưu trú, nhà hàng trên địa bàn rất ý thức trong việc liên kết phát triển du lịch nhằm thu hút khách nội địa và khách du lịch từ các thị trường trọng điểm, từ đó tăng doanh thu vào mùa thấp điểm.

Năm đầu tiên chủ động tổ chức Chương trình kích cầu du lịch một cách tổng thể, Đà Nẵng đã ghi nhận sự nổi trội về các nội dung khuyến mãi kích cầu của các doanh nghiệp bao gồm: các chương trình tour giảm giá từ 10-25 . Đặc biệt, các khách sạn đăng ký khuyến mãi kích cầu giảm giá từ 10-50 dịch vụ lưu trú, dịch vụ hội trường và các ưu đãi khác. Dự kiến, lượng khách du lịch trong thời gian diễn ra chương trình sẽ tăng từ 20 so với cùng kỳ năm trước.


Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng, đồng thời phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, các cấp ngành trung ương cũng như thành phố Đà Nẵng đã có những hoạt động nhằm hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển ngành du lịch thành phố như: “Con đường di sản miền Trung” hay “Ba địa phương - một điểm đến”…

Ngoài ra, một việc mà không phải địa phương nào cũng làm được đó là tổ chức cuộc thi pháo hoa Quốc tế. Đây là một hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức định kỳ 2 năm một lần và đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa giải trí gắn liền với thương hiệu của Đà Nẵng và đã thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Đây cũng là dịp để Đà Nẵng thúc đẩy việc quảng bá phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch.

2.2.2.2 Công tác hợp tác phát triển du lịch

Thành phố Đà Nẵng xác định được mục tiêu và tầm quan trọng của du lịch nên thường xuyên tổ chức những hội thảo, hội nghị về du lịch nhằm xây dựng và đẩy mạnh hợp tác nhằm phát triển du lịch bền vững giữa các ban ngành, các tỉnh, các vùng và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hợ g ương ng ng:

- Hợp tác với Quảng Bình: Trong tương lai, TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình có thể liên kết để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch hang động, du lịch lịch sử, du lịch thám hiểm; giúp Quảng Bình quảng bá thương hiệu, mở rộng tour, tuyến trên con đường di sản miền Trung.

- Đà Nãng - Quảng Nam - Huế: Ngày 27/2/2014, phiên họp cấp cao về hợp tác liên kết phát triển du lịch 3 tỉnh duyên hải miền Trung (Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam) đã diễn ra tại thành phố Huế. Chương trình do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án “Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (gọi tắt là Dự án EU, do Liên minh Châu Âu tài trợ). Qua cuộc họp, lãnh đạo 3 tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã thống nhất mục tiêu chương trình du lịch “Ba địa phương - một


điểm đến.”. Theo đó mỗi tỉnh, thành phố sẽ chọn ra một sản phẩm du lịch đặc trưng để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Thừa Thiên Huế đã chọn Festival Huế, Đà Nẵng là Festival Pháo hoa quốc tế và Quảng Nam là Hành trình Di sản. Theo chương trình hợp tác phát triển du lịch, hàng năm, ba địa phương sẽ hỗ trợ nhau quảng bá các sản phẩm du lịch trên và cùng nhau xây dựng thương hiệu du lịch chung. Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng nằm trong trọng điểm phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, là vùng đất của những di sản nổi tiếng với bốn di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Nhã nhạc Cung đình Huế… thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn tiến hành hợp tác trong du lịch giữa một số tỉnh thành trong cả nước như: Đà Nẵng và các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đà Nẵng - Hà Nội, Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh,… Sự liên kết này sẽ củng cố cho sự phát triển du lịch của Đà Nẵng trong tương lai.

Hợp tác quốc tế

Đà Nẵng - Quảng Đông: Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Đông ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác du lịch. Hai bên đã đi tới thống nhất những vấn đề liên quan đến hợp tác du lịch, trao đổi và thông tin tương tác cho các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan đến du lịch; tích cực tham gia các lễ hội du lịch song phương; hỗ trợ việc mở thị trường du lịch lẫn nhau.

Đà Nẵng - Nga: Du lịch là thế mạnh của Đà Nẵng nên thành phố cần triển khai hợp tác ngay với các địa phương và doanh nghiệp của Nga. Từ tháng 5-2012 đã có đường bay trực tiếp đưa du khách từ một số thành phố của Nga đến ĐN.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng có sự hợp tác chặt chẽ với một số nước trên thế giới như: Lào, Thái Lan, My-an-ma, Mỹ, Nhật…nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên toàn thế giới.

2.2.2.3 Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng

Hiệp hội du lịch được thành lập vào năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2006 với 70 thành viên bao gồm các khách sạn, các công ty vận chuyển và các hãng lữ hành. Trong thời gian qua, HHDL Đà Nẵng đã tiến hành:

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí