Một số giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

TRẦN KHÁNH LONG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN 1


TRẦN KHÁNH LONG


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 60340102


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN KHÁNH LONG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN 2


TRẦN KHÁNH LONG


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS HÀ THỊ NGOC OANH


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS. HÀ THỊ NGỌC OANH


Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 24 tháng 4 năm 2014


Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:


TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Trương Quang Dũng

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Văn Khoảng

Phản biện 1

3

TS. Trần Anh Minh

Phản biện 2

4

TS. Lê Văn Trọng

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Hải Quang

Ủy viên, Thư ký

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).


Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. HCM, ngày 24 tháng 3 năm 2014


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên: TRẦN KHÁNH LONG ..................................Giới tính: Nam ...............

Ngày, tháng, năm sinh: 18/12/1973.............................................Nơi sinh: Sài Gòn........... Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh........................................MSHV: 1241820065


I- Tên đề tài:

Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng II- Nhiệm vụ và nội dung:

Nhiệm vụ: Nghiên cứu tài liệu và thông qua thực tiễn thu thập thông tin, số liệu để phân tích thực trạng và tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng.

Nội dung luận văn:

Chương 1: Lý luận chung và kinh nghiệm phát triển du lịch

Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại Thành phố Đà Nẵng Chương 3: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/06/2013

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/3/2014

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS. HÀ THỊ NGỌC OANH


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


PGS-TS HÀ THỊ NGỌC OANH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn


TRẦN KHÁNH LONG


LỜI CÁM ƠN


Học viên xin trân trọng cảm ơn PGS-TS HÀ THỊ NGỌC OANH đã tận tình hướng dẫn, định hướng về nội dung và phương pháp nghiên cứu, giúp bài luận văn đi đúng hướng, đúng trọng tâm.

Bên cạnh đó, học viên cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp thông tin và tài liệu để luận văn có được những thông tin mới nhất. Trong quá trình nghiên cứu, khó tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!


TRẦN KHÁNH LONG


TÓM TẮT

Luận văn “Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng” được hoàn thành tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (Hutech). Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về lý luận chung về du lịch như: khái niệm về du lịch và khách du lịch, các loại hình du lịch, khái niệm và đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ du lịch.Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới (Thái Lan, Singapore) và một số tỉnh thành tại Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang). Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước và các tỉnh sẽ là bài học rất quý giá cho Đà Nẵng trong việc xây dựng, phát triển nhằm tận dụng hết tiềm năng của mình.

Chương 2: Tác giả làm rõ các thế mạnh của Đà Nẵng để phát triển du lịch như: Đặc điểm kinh tế - văn hóa-xã hội của Đà Nẵng,Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn; Phân tích thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng trên tất cả các mặt trong những năm vừa qua và cuối cùng là đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng. Trong đó: tập trung đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững.

Chương 3: Đưa ra quan điểm của Chính phủ về việc phát triển du lịch ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015; Phương hướng, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng. Ngoài ra, trong chương này tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, với tổng cục du lịch, với ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, với sở văn hóa, thể thao và du lịch TP Đà Nẵng nhằm tạo điều kiện để ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển trong thời gian tới nhằm thu hút thật nhiều kháh du lịch đến với Đà Nẵng để việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đồng thời xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước.


ABSTRACT

The thesis “Some solutions for developing tourism in Danang” have completed in University of Technology in Hochiminh city (Hutech) with content comprising of three chapters.

Chapter 1: Focusing on analyzing basic contents of general theory about tourism as following: concepts of tourism and tourist, some types of traveling, concepts and characteristic of tourist products and tourist services. It have studied the experienced tourist development of some of countries in the world such as: Thailand, Singapore and some provinces, cities in Vietnam Hochiminh City, Hoian and Nha trang.The experienced developments of those places will be valuable lessons for Danang in planning and expanding tourism which is able to consume all its potential.

Chapter 2: The writer has clarified the strength of Danang to develop tourism such as: Economic Cultural Social characteristic of Danang, potential of tourism comprises about natural, historical relics; analyzing the current situation on all aspects in the past years and eventually assessing current developing tourism in Danang. Thus the city government reconsiders what we have done and what we haven’t as well as some matters must be done for developing stable tourism.

Chapter 3: Pointing out some points of view of the Government in developing of tourism in the period 2010-2015: direction, orientation and target of tourist development of Danang and out lined some solutions to develop tourism in Danang. In addition, in this chapter the writer has given some ideas to the Government, Ministry of Tourism, people’s committee of city, Department of Culture, Sport and tourism in Danang city aiming at creating condition for development of Danang’s tourism progress in the near future. It hopes that there will be a more tourist coming to Danang in the future so that tourist development will become the key industry of the economy of the City, having turned Danang into the main destination in the country as well.

Ngày đăng: 14/08/2024