Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Các Nhtm‌


Bảng 2.5: Kết quả xử lý nợ xấu tại các NHTM


Đơn vị tính: %


STT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Tỷ lệ nợ nhóm 2 - 5

10.25%

2

Tỷ lệ nợ xấu

4.65%

3

Mức trích lập dự phòng của các NHTM

78,700 tỷ đồng

4

Tỷ lệ xóa nợ/Tổng dư nợ

0.55%

5

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

10.33%

6

Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc/Tổng dư nợ

9.16%

7

Giá trị dư nợ đã được cơ cấu

284,400 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Tốc độ tăng trưởng tín dụng được cải thiện


Tốc độ tăng trưởng tín dụng sau khi giảm trong tháng 01/2013, đã tăng trở lại từ tháng 02/2013 đến nay. Tính đến ngày 31/07/2013, tín dụng đã tăng trưởng 5.15% so với đầu năm. Trong đó tín dụng nội tệ tăng trưởng 8.6% và tín dụng ngoại tệ giảm 10.7%. Con số này thấp hơn so với huy động tăng trưởng 9.39%.

Lợi ích của VAMC và các AMC trực thuộc các NHTM.


Sự ra đời của VAMC, dù chậm, nhưng vẫn có cơ sở để kỳ vọng đây là công cụ hữu ích khi nhìn vào cơ cấu nhân sự và quy chế hoạt động.. Mục tiêu đề ra trong năm 2013 của VAMC là xử lý 40,000 – 70,000 tỷ đồng nợ xấu, phấn đấu đến 2015 có thể đưa nợ xấu xuống mức kiểm soát được theo đúng quy định.


Các AMC trực thuộc các NHTM có vai trò đáng kế trong việc thu hồi và xử lý công nợ. Các AMC ra đời nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM, mở rộng quan hệ mua bán, thu hồi nợ, triển khai công tác mua bán nợ làm lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính, phù hợp với chiến lược khuyến khích làm giảm nợ trong hệ thống ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung. Ví dụ, tỷ trọng thu nợ hàng năm của MBAMC (AMC trực thuộc NH Quân Đội) chiếm 25 – 30% nợ khó đòi (nhóm 4, 5) của MB. Trong đó hình thức mua nợ là 50 – 70%.

Trích lập dự phòng tăng, giải quyết một phần nợ xấu tồn đọng


Việc trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu trong hoạt động của các NHTM thời gian qua cũng bước đầu có những tín hiệu khả quan, các NHTM bắt đầu quan tâm hơn vào quỹ dự phòng, nghiêm túc thực hiện trích quỹ theo quy định. Đến nay, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dòi ngoại bảng trong năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013 là 78,700 tỷ đồng. Với số dư dự phòng đã trích còn lại đến cuối tháng 5/2013 chưa sử dụng là 71,700 tỷ đồng sẽ là cơ sở để các NHTM tiếp tục xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

Thực hiện cơ cấu nợ theo công văn 780 đạt được nhiều kết quả


Tính đến cuối tháng 5/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm theo Quyết định số 780 của NHNN là 284,400 tỉ đồng. Việc cơ cấu lại các khoản vay giúp doanh nghiệp có điều kiện để khôi phục lại hoạt động kinh doanh, giúp các ngân hàng tạm thời khoanh được các khoản nợ có vấn đề, tránh được việc nợ xấu gia tăng, chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng nhiều hơn.

Công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng được chú trọng


NHNN đã bắt đầu chú trọng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM về hoạt động cấp tín dụng, trích lập dự phòng, lãi suất. Trong năm 2012 thanh tra, giám sát NHNN đã thực hiện tổng cộng 731 cuộc thanh tra, kiểm tra. Thanh tra giám sát toàn hệ


thống đã có 6,763 kiến nghị, ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 104 TCTD, doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt hơn 5 tỉ đồng. Việc làm này giúp NHNN có được số liệu chính xác hơn về nợ xấu của các NHTM, về hoạt động cấp tín dụng, có chỉ thị kịp thời đối với các khoản cho vay lớn nhiều rủi ro, qua đó kiểm soát phần nào tỷ lệ nợ xấu và chấn chỉnh hoạt động của NHTM.

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đến ngày 12/06/2013, cơ quan quản lý đã cơ bản kiểm soát được tình hình tại 9 ngân hàng yếu kém, hoàn thành cổ phần hóa hầu hết các NHTM NN (trừ Agribank), cơ cấu lại một số ngân hàng liên doanh. Việc công khai minh bạch nợ xấu giúp NHNN nhìn nhận đúng thực trạng nợ xấu và có kế hoạch, chỉ thị phù hợp đối với các ngân hàng có mức nợ xấu cao, nhiều rủi ro và yếu kém trong công tác quản lý tín dụng, hướng dẫn thực hiện kịp thời các biện pháp xử lý nợ xấu.

Hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng


Ngân hàng đã có trách nhiệm hơn trong việc nhận dạng và lượng hóa được rủi ro tín dụng thông qua hệ thống chấm điềm tín dụng nội bộ, các mô hình cảnh báo nợ có vấn đề trên cơ sở đó hạn chế được những rủi ro từ khách hàng. Các ngân hàng cẩn thận hơn trong việc cho vay, cải thiện quy trình cho vay, thẩm định hồ sơ vay vốn, đưa ra nhiều tiêu chí để đánh giá tình hình tài chính khách hàng, hạn chế cho vay những hồ sơ nhiều rủi ro cho dù tài sản đảm bảo có giá trị cao.

Nợ xấu DNNN được Chính phủ và NHNN theo dòi, xử lý chặt chẽ


Tính đến tháng 6/2013 đã có 66 tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó có tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ. Trong số này đã có 44 tập đoàn, tổng công ty được phê duyệt đề án. Trên cơ sở đó có 7 tập đoàn và tổng công ty đã thực hiện tổ chức, sắp xếp lại đơn vị thành viên, 4 tập đoàn và tổng công ty thực hiện tái cơ cấu về tài chính, thoái vốn (tập đoàn điện lực, dệt may, công nghiệp than- khoáng sản và tổng công ty giấy). Việc xử lý nợ xấu tại các DNNN có ảnh hưởng lớn đến việc xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàng, giúp giảm tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM.


2.3.2 Những hạn chế‌


Hạn chế từ phía các Ngân hàng


Số liệu BCTC, nợ xấu của một số ngân hàng vẫn chưa minh bạch. Một số ngân hàng không công khai số liệu báo cáo tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng như GPBank, Vietbank, VDB… Điều này ảnh hưởng đến việc thống kê số liệu, giúp NHNN và cơ quan nhận diện được đúng thực trạng nợ xấu hiện nay

Các NH vẫn chưa quyết liệt trong xử lý nợ xấu. Chưa phối hợp với NHNN xử lý nợ xấu mạnh tay. Điều này thể hiện ở chỗ vẫn còn ngân hàng chưa chấp nhận bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm với giá thấp. Hiện tại chỉ mới ACB là ngân hàng đầu tiên công khai bán nợ cho VAMC.

Số liệu nợ xấu vẫn chưa thống nhất. Các NHTM Việt Nam chưa nhất quán trong việc phân loại nợ dẫn đến số liệu nợ xấu lẫn số trích lập dự phòng khác nhau. Các ngân hàng thương mại dựa vào Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS) trong khi các tổ chức quốc tế sử dụng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS) để phân loại nợ xấu. Vì vậy theo một số chuyên gia kinh tế, nếu áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, nhiều khả năng nợ xấu của Việt Nam sẽ lên hai con số. Vẫn còn nhiều NHTM Việt Nam áp dụng chuẩn mực Basel I trong khi hiện nay chuẩn mực Basel II được đa số các ngân hàng trên thế giới áp dụng.

Công tác kiểm tra rủi ro trong cấp tín dụng vẫn chưa được các NHTM thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả, chủ yếu tập trung vào khâu trước và trong khi cho vay. Còn sau khi cho vay, việc kiểm tra thực hiện còn rất sơ sài. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro làm gia tăng nợ xấu trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay

Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ vẫn còn thiếu ở một số các ngân hàng hoặc có nhưng còn quá sơ sài và khác nhau giữa các ngân hàng. Các NHTM chưa thống nhất áp dụng một chuẩn mực chấm điểm tín dụng chung nên nhiều khi xảy ra trường hợp khách hàng đủ tiểu chuẩn ở ngân hàng này nhưng khi vay ở ngân hàng khác lại là ở mức dưới


tiêu chuẩn. Việc định giá tài sản đảm bảo phụ thuộc vào tính chủ quan của của nhân viên tín dụng ngân hàng.

Hạn chế từ môi trường kinh tế, xã hội


Xử lý nợ xấu hiện nay chậm vì vướng cơ chế pháp lý. Một khoản nợ có công chứng giao dịch đảm bảo, đăng ký đầy đủ thủ tục pháp lý và ngân hàng là người luôn giữ giấy tờ sở hữu chính, thế nhưng khi cần phải xử lý, thu hồi nợ thì NH gần như không có bất cứ quyền gì, mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên chủ tài sản. Khi đưa ra tòa án dù chỉ một vụ việc bình thường không có gì phức tạp, mâu thuẫn, nhưng thủ tục, quy trình xử lý rất phức tạp, rườm rà. Điều này sẽ làm cho nợ xấu ngày càng trầm trọng.

Chưa có sự hỗ trợ tài chính trực tiếp xứng đáng của ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước hiện nay còn nhiều hạn chế, nợ công lớn và đang tăng nhanh trong khi nhu cầu chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội rất lớn. Điều này làm chậm lại quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Thị trường mua bán nợ Việt Nam kém phát triển cũng làm ảnh hưởng tới việc huy động vốn để xử lý nợ xấu, sử dụng các công cụ tài chính xử lý nợ xấu, hoán đổi, chuyển đổi rủi ro tín dụng liên quan đến nợ xấu.

Việt Nam còn thiếu nhiều các cơ chế, chính sách, pháp luật hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu, thu hồi cưỡng chế, thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm, cơ cấu lại tài chính của doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp.

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế‌


Nguyên nhân từ phía các Ngân hàng Thương mại


Các ngân hàng muốn che đậy nợ xấu nhằm “lành mạnh hóa” tình hình tài chính của ngân hàng, làm đẹp số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thu hút vốn đầu tư của các cổ đông, tránh bị NHNN kiểm điểm. Nhưng việc che giấu nợ xấu sẽ phản ảnh không


đúng thực trạng của ngân hàng từ đó các giải pháp áp dụng để xử lý nợ xấu cũng sẽ không phù hợp và kéo dài thời gian trì trệ của các ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng còn kém phát triển. Đều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng khi muốn đưa vào áp dụng các chuẩn phân loại quốc tế, các tiêu chuẩn Basel II. Hay khi muốn áp dụng một chuẩn mực chấm điểm nội bộ thì tốn chi phí nên các ngân hàng còn cân nhắc trong điều kiện tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Do phải chạy theo lợi nhuận, sức ép chỉ tiêu nên các nhân viên ngân hàng thường có tâm lý cho vay bằng mọi giá. Nhiều khi việc cho vay chỉ cần dựa trên tên tuối, uy tính của khách hàng và giá trị của tài sản đảm bảo nợ vay. Đến khi phát sinh nợ xấu từ những khoản vay này thì lại khó xử lý do nhiều lý do (không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nên chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tài sản đảm bảo nằm trong khu quy hoạch…)

Bộ phận kiểm tra giám sát độc lập chưa phát huy vai trò của mình. Ở một số ngân hàng, mặc dù đã thành lập các AMC nhưng công việc chủ yếu không phải quản lý nợ, xử lý nợ hay quản lý tài sản mà để hợp thức hoá việc cho vay với lãi suất vượt trần của NHTM. Công tác thực hiện kiểm toán nội bộ tại NHTM còn chưa triệt để, nhiều trường hợp phát hiện sai sót chỉ để báo cáo mà không đưa ra phương án xử lý nợ xấu cụ thể.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng chưa cao. Công tác chỉ đạo giám sát của các NHTM trong việc theo dòi quản lý nợ, phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa kịp thời đầy đủ, kiên quyết và chính xác. Việc thanh tra của NHNN chưa phát huy được hiệu quả rò rệt.

Nguyên nhân từ phía Chính phủ và NHNN


NHNN chậm thay đổi chính sách, cơ chế về hoạt động tín dụng ngân hàng. Ta có thể thấy khá rò trong giai đoạn từ 2010 về trước, NHNN ban hành rất ít các quy định về việc kiểm soát, hỗ trợ hoạt động tín dụng, rủi ro của các ngân hàng, cũng không mạnh


tay trong việc thanh tra, giám sát các hoạt động trích lập dự phòng, xử lý rủi ro của các ngân hàng. Giữa các cơ quan (Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các NHTM) vẫn chưa có sự nhịp nhàng trong việc phối hợp xử lý nợ xấu, còn nhiều chồng chéo.

Hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các công ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng... đã tạo ra khó khăn trong việc xác định dòng tiền. Đây cũng là những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng khó chỉ ra để xử lý, khi tính minh bạch còn hạn chế.

Thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác, hoạt động của CIC chưa thật sự hiệu quả do còn nhiều bất cập về cơ chế cung cấp thông tin. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía Khách hàng


Sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vốn dàn trải. Nhiều khách hàng hoạt động rất tốt, khả năng sinh lời cao lại sử dụng vốn vay đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là bất động sản. Khi bất động sản suy giảm kéo theo những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng

Hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Một số khách hàng sau khi được ngân hàng gia hạn nợ, tái cấp vốn nhưng không nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp khó thu hồi công nợ, công nghệ sản xuất lạc hậu… Việc này dẫn đến khách hàng khó hoạt động lành mạnh mặc dù đã được ngân hàng hỗ trợ.

Khách hàng không hợp tác với Ngân hàng trong việc tìm phương án xử lý nợ xấu nên việc xử lý không đạt được hiệu quả cao. Nhiều khách hàng có thái độ trốn trách, không


tiếp xúc với nhân viên ngân hàng, một số khách hàng bỏ trốn khỏi địa phương gây khó khăn khi ngân hàng khởi kiện ra tòa án giải quyết.

2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM‌


2.4.1 Giới thiệu mô hình‌


Như đã đề cập ở các phần trên, nợ xấu chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả định tính và định lượng. Vì vậy việc nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu giúp việc đưa ra giải pháp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn:

Một số các yếu tố định lượng:


Dư nợ cho vay: ảnh hưởng trực tiếp đến dư nợ xấu. Dư nợ cho vay càng lớn, tập trung cho vay một ngành, dư nợ tín dụng trung dài hạn cao trong tình hình kinh tế khó khăn thì rủi ro nợ xấu càng cao.

Lãi suất : Điều chỉnh lãi suất giúp các KH giảm áp lực trả nợ nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát…: là yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế và qua đó tác động đến nợ xấu. Kinh tế phát triển, các doanh nghiệp, cá nhân làm ăn có lãi sẽ có nguồn trả nợ vay cho Ngân hàng

Các yếu tố định tính:


Các yếu tố như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, đều có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế xã hội. Qua đó tác động tiêu cực đến nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu.

Các yếu tố thuộc về ngân hàng: trình độ thẩm định, chính sách tín dụng, công nghệ… cũng ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng hiện nay.

Các yếu tố thuộc về bản thân người đi vay: sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng, đầu tư ngoài ngành, khách hàng cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022