hội chợ, hội thảo…nhằm thu hút du khách. Ngoài ra, cần phải thống nhất với các kinh doanh về du lịch với hình ảnh xúc tiến quảng bá du lịch cho khách nước ngoài để đảm bảo sự hài lòng của khách.
- Cần phát hành các tập chí, sách hướng dẫn du lịch, đĩa CD, tập ảnh, trang web riêng của tỉnh để giới thiệu các điểm tham quan du lịch, giá cả sinh hoạt, các tour du lịch, các chương trình du lịch…bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Anh, Thái, Nhật, Trung quốc và Việt Nam. Tạo mạng lưới phân phối các ấn phẩm này đến các khu du lịch trong tỉnh, sân bay ở thủ đô Viengchan, các công ty lữ hành, các công ty du lịch trong và ngoài nước.
3.2.5 Giải pháp phối hợp giữa các ngành liên quan
Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Tuy trong thời gian qua đã có sự phối hợp giữa các ngành nhưng sự kết hợp này không chặt chẽ để phát huy hết nội lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Champasak. Champasak đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trung tâm thương mại-du lịch các tỉnh miền Nam Lào thì việc phối hợp giữa các ngành, liên kết giữa các vùng, địa phương cần được phát huy hơn nữa. Để đặt được hiệu quả trong việc phát triển du lịch cần phải đặt được những nội dung như sau :
- Lãnh đạo Tỉnh phải là cầu nối giữa các sở, ban, ngành để hỗ trợ cho du lịch phát triển thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách.... Hiện tại, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành rất thấp. Vì vậy, Tỉnh cần có chính sách rõ ràng, vừa phân công trách nhiệm hỗ trợ, vừa khuyến khích hợp tác trên tinh thần mục tiêu chung của Tỉnh xem du lịch là ngành mũi nhọn.
- Đưa ra các chính sách để khuyến khích các Doanh nghiệp về Lữ hành - Khách sạn - vận chuyển tự động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể cung cấp dịch vụ du lịch. Quản lý theo hình thức vừa thả lỏng vừa thắt chặt (các doanh nghiệp tự do trong lựa chọn đối tác để phối kết hợp nhưng phải
trong khuôn khổ của pháp luật, kết hợp theo đúng tinh thần cùng nhau phát triển).
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 8
- Nhận Xét Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Champasak Trong Thời Gian Qua
- Định Hướng Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Ngành Du Lịch Champasak Đến Năm 2015
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 12
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
- Xây dựng quy chế và chương trình hợp tác cụ thể giữa các địa phương liền kề nhau, nhằm tạo điều kiện để khai thác lợi thế của nhau. Hiện nay, sở du lịch Champasak cũng đã kết hợp được với các tỉnh miền Nam và các tỉnh của Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, tạo được thế liên hoàn trong tour du lịch. Tuy nhiên, sự hợp tác này chưa được thắt chặt nên vẫn còn có sự trùng lắp về sản phẩm du lịch. Champasak phải dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình để tạo một thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch, góp phần giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể phân biệt để giới thiệu sản phẩm đến du khách hiệu quả nhất.
3.2.6 Giải pháp phát triển du lịch có sự tham gia của cộng động địa phương
Theo quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Champasak là phải phát triển bền vững. Một trong những nguyên tắc đảm bỏa cho sự phát triển du lịch bền vững là chia sẻ lợi ích với cộng đồng và khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Một khi cộng đồng có được lợi ích, họ sẽ là những người có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên khỏi bị khai thác quá mức. Đây là bước quan trọng để đảm bảo quản lý bền vững các tài nguyên du lịch. Và sự tham gia thực sự của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch. Nên phải thực hiện giải pháp này cụ thể như sau:
- Giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển du lịch bền vững cũng như những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch nếu không biết khai thác hợp lý. Từ đó, cộng đồng địa phương mới có ý thức, hành động cụ thể để giữ gìn tài nguyên, môi trường, trật tự vệ sinh ở các tuyến điểm du lịch, có thái độ hợp tác thân thiện với du khách.
- Trong việc thực hiện quy hoạch phát triển, cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương vì vai trò của cộng đồng trong quá trình này rất quan trọng. Họ vừa là chủ nhân vừa là người phải gánh chịu hậu quả mà hoạt động du lịch gây ra. Khi thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân địa phương. Do đó, cần chú ý để tránh xảy ra xung đột giữa dân địa phương và người đầu tư.
- Cần xây dựng quy định, chính sách phù hợp để khuyến khích và tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động của các liên đoàn, các tổ chức kinh du lịch. Đảm bảo có sự chia sẻ quyền lợi vật chất giữa cộng đồng và đầu tư.
Tóm lại, trên đây là một số giải pháp góp phần giúp du lịch tỉnh Champasak khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng hiện có cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể thực thi có hiệu quả các giải pháp nói trên, ngoài cố gắng của ngành du lịch tỉnh Champasak cần có sự tiếp sức của Nhà nước, của các ban ngành có liên quan của tỉnh thông qua các chủ trương chính sách và sự phối hợp đồng bộ.
3.3 Kiến nghị
Việc thực hiện các giải pháp định hướng phát triển du lịch tỉnh Champasak cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh và cả với địa phương trong nước. Bởi vậy, để thực hiện các giải pháp có hiệu quả, chúng tôi có các kiến nghị với các ngành liên quan sau đây:
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ, ban ngành Trung Ương
- Cải cách các thủ tục hành chính ở sân bay tránh gây phiền hà cho du khách, đặc biệt là bộ phần hải quan nhằm gây ấn tượng tốt cho Lào để du khách có thể quay trở lại lần sau.
- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm cần tập trung đúng mức và thực hiện sớm, tránh dàn trãi không đặt hiệu quả.
- Tổng cục du lịch tăng cường quảng bá du lịch Lào, đưa ra chiến lược tiếp thị thật hiệu quả, thiết kế khẩu hiệu cho du lịch Lào thật ấn tượng sao cho du khách ngước ngoài có cái nhìn cụ thể hơn về con người và đất nước Lào.
- Sớm ban hành hệ thống các luật lệ, qui định, chính sách liên quan đến hoạt động du lịch. Điều này đảm bảo cho ngành du lịch phát triển một cách bền vững.
- Hỗ trợ đầu tư kinh tế cho tỉnh trong việc thành lập các trường nghiệp vụ về du lịch nhằm đào tạo phát triền nguồn nhân lực.
3.3.2 Kiến nghi đối với Sở du lịch tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak
- Căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt để chỉ đạo việc quản lý bảo vệ đất đai, tránh tình trạng lấn chiếm để đầu tư xây dựng các công trình không phục vụ cho du lịch ở những khu vực đã quy hoạch, gây khó khăn cho việc thực hiện phương án quy hoạch chung.
- Cần theo dõi, kiểm tra các dự án đã phê duyệt để xử lý kịp thời những điều không hợp lý và vấn đề khó khăn.
- Cần nghiên cứu ứng dụng các bài học kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển du lịch là bảo vệ môi trường sinh thái, để phát triển du lịch bền vững một các có hiệu quả.
- Đẩy mạnh tăng cường những hoạt động nghiên cứu khoa học về du lịch và khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý nhà nước.
- Xử lý nghiêm minh với các đối tượng vi phạm quy định trong pháp luật về du lịch.
Kết luận
Champasak với vị trí thuận lợi, có tài nguyên du lịch rất phong phú về nhân văn và tự nhiên là điệu kiện cho ngành du lịch tỉnh phát triển. Tuy vậy, mặc dù giàu tiềm năng du lịch nhưng việc khai thác phục vụ cho du lịch thời gian qua chưa tương xứng với lợi thế vốn có của Champasak. Từ năm 2000, ngành du lịch Champasak bắt đầu phát triển và từng bước khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế địa phương.
Với những lợi thế riêng có của mình, tỉnh Champasak có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch rất lớn, và mong muốn của người thực hiện luận văn này là muốn mau chóng biến những tiềm năng đó thành những sản phẩm du lịch thật sự, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân.
Với mong muốn trên, luận văn đã đi vào giải quyết một số vấn đề sau:
- Hệ thống hoá được các lý luận cơ bản về phát triển du lịch, xác định được những cơ sở lý luận cho việc phát triển ngành du lịch.
- Xác định được và đánh giá được tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của tỉnh Champasak, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế du lịch.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Champasak . Từ đó phát huy những mặt tích cực và hoàn thiện khắc phục những hạn chế.
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak trong giai đoạn hiện nay.
- Phát triển du lịch cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh và Trung Ương. Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ đó.
Đưa ra và giải quyết được các vấn đề trên, luận văn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Champasak, từ đó góp phần phát triển kinh tế và
nâng cao mức sống của người dân, đưa ngành du lịch của tỉnh có vị thế cao hơn trong nước, khu vực và thế giới. Và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển theo hướng phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.
2. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần thị Minh Hòa(2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2008
3. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Tổng cục Du lịch Quốc gia Lào.
5. Tập chí 6 tháng đầu năm 2008, Sở kế hoạch-đầu tư tỉnh Champasak
6. Sở kế hoạch-đầu tư tỉnh Champasak, Báo cáo họat động kinh tế-xã hội 5 năm (2006-1010) lần thứ VI và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm(2010-1015) Lần thứ VII
7. Sở du lịch tỉnh Champasak (2008), Báo cáo hoạt động ngành du lịch tỉnh Champasak năm 2007.
8. Sở du lịch tỉnh Champasak (2009), Báo cáo hoạt động ngành du lịch tỉnh Champasak năm 2008.
9. Sở du lịch tỉnh Champasak (2010), Báo cáo hoạt động ngành du lịch tỉnh Champasak năm 2009.
10.WTO-www.world-tourism.org
11.www.ecotourismlaos.com 12.www.tourismlaos.gov.la. 13.www.greendiscoverlaos.com 14.Tổng cục Du lịch Quốc gia Lào.
PHẦN PHỤ LỤC