Thực Trạng Chính Sách Đa Dạng Hoá Sản Phẩm Tại Công Ty Thông Tin Di Động Việt Nam‌‌

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VIỆT NAM‌‌


1. Giới thiệu công ty Thông tin di động Việt Nam VMS

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VMS MobiFone


Công ty thông tin di động Việt Nam (Vietnam Mobile Telecom Service company, viết tắt là VMS) là doanh nghiệp nhà nước hạng một trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Ngày 16 tháng 4 năm 1993, công ty VMS chính thức được thành lập theo quyết định số 321/QĐ - TCBC của Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện với chức năng nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, phát triển mạng lưới, quản lý và khai thác dịch vụ thông tin di động nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cũng như của Đảng và Nhà nước.

Bảng 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thông tin di động Việt Nam

Năm

Sự kiện

1993

Thành lập công ty Thông tin di động Việt Nam

1994

Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực I & II

1995

- Ký hợp đồng Hợp tác kinh doanh với Kinnevik (Thụy Điển)

- Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực III

2005

- Thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Kinnevik

- Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá VMS

2006

Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV

2008

- Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V

- Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động Việt Nam VMS - 5

(Nguồn: http://www.mobifone.com.vn/web/vn/home/mobifone_history.jsp)

Ngày 10 tháng 5 năm 1994, VMS với thương hiệu MobiFone trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động theo công nghệ GSM 900/1800 đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động trong nước. Đây là công nghệ tiên tiến được nhiều nhà khai thác viễn thông trên thế giới sử dụng bởi tính ưu việt về độ bảo mật, khả năng phát triển nhiều dịch vụ GTGT (Value Added Service - VAS) và chất lượng đàm thoại tốt.

Ngày 19 tháng 5 năm 1995, được sự cho phép của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư nay là Bộ Kế hoạch Đầu tư, công ty Thông tin di động đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với đối tác là hãng Comvik International Vietnam AB (CIV) thuộc tập đoàn viễn thông Kinnevik của Thụy điển.

Hợp đồng BCC được kí kết với CIV đã tạo điều kiện đầu tư trên 456 triệu USD cho hệ thống thông tin di động của mạng MobiFone và được thực hiện từ năm 1995 đến năm 2005. Sự hợp tác cùng Kinnevik đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về các mặt như đóng góp vốn đầu tư thiết bị mạng lưới với công nghệ tiên tiến hiện đại, tham gia đào tạo chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho MobiFone để quản lý và khai thác mạng lưới có hiệu quả, cung cấp những kinh nghiệm quốc tế quý báu về công tác kinh doanh, tiếp thị bán hàng, chăm sóc khách hàng… Đây thực sự là bước ngoạt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty VMS, là cơ sở để công ty có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới, với nguồn vốn đầu tư lớn và là điều kiện quan trọng để MobiFone khẳng định đẳng cấp nhà cung cấp dịch vụ di động chuyên nghiệp hàng đầu của mình trên thị trường di động Việt Nam. Vì vậy, hợp đồng này đã được Chính phủ Việt Nam công nhận là mô hình hợp tác thành công nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam cho tới nay.

Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty VMS luôn quan tâm tới chất lượng dịch vụ cũng như tìm mọi biện pháp để thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại và thu hút được nhiều khách hàng mới trong tương lai. Khi mới hoạt động, khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nhân, những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng điện thoại di động, có thu nhập cao và ổn định và một bộ phận khách hàng nhỏ là các cán bộ Nhà nước, do tính chất đặc thù công việc thường xuyên đi công tác nên có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Song, kể từ khi hợp đồng hợp tác với CIV được kí kết, số lượng thuê bao của MobiFone ngày càng gia tăng và đối tượng khách hàng cũng ngày được mở rộng sang các thành phần xã hội khác.

Trước triển vọng phát triển và tăng nhanh số lượng thuê bao di động của mạng MobiFone, ngày 26 tháng 6 năm 1996, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông đã quyết định thành lập công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động sử dụng công nghệ GSM thứ hai là Công ty Dịch vụ Viễn thông với thương hiệu VinaPhone. Tuy cả MobiFone và VinaPhone đều trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông nhưng đây đều là những doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh và hoạch toán độc lập.

Như vậy, kể từ năm 1996, MobiFone đã có đối thủ cạnh tranh đầu tiên trên thị trường dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800. Sự xuất hiện của công ty Dịch vụ viễn thông đã khiến cho thị trường kinh doanh của VMS ít nhiều bị chia sẻ. Tuy nhiên, do thành lập sớm hơn nên MobiFone cũng có nhiều lợi thế khi đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh, uy tín và đáng tin cậy trong lòng khách hàng, tạo được hệ thống mạng lưới kĩ thuật tiên tiến hiện đại, có độ phủ tương đối rộng cũng như nắm bắt tốt hơn nhu cầu thị trường.

1.2. Những thành tựu đạt được


Kể từ khi ra đời tới nay, tiêu chí về “chất lượng dịch vụ hàng đầu” của MobiFone không hề thay đổi và trong suốt thời gian qua, MobiFone không ngừng nỗ lực và đầu tư công sức, trí tuệ, tiền của cho mục tiêu này. Công ty đã triển khai rất nhiều dự án với mục đích tăng cường, nâng cấp mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng. Cho đến nay, sau gần 17 năm hoạt động, công ty Thông tin di động Việt Nam đã xây dựng được trụ sở chính tại Hà Nội và 5 trung tâm khu vực đặt tại 3 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực trọng điểm khác với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 456 triệu USD (số vốn CIV đã cam kết đầu tư theo hợp đồng BCC). Hiện nay, VMS đã phủ sóng toàn bộ 64/64 tỉnh thành của cả nước, trong đó có nhiều vùng sâu, vùng xa và cả biên cương hải đảo.

Hiện nay công ty đang tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng đến 98% dân số, đến cuối năm 2009 VMS đã có tới 20.000 trạm phát sóng trên cả nước, hơn 35 triệu thuê bao, cung cấp nhiều gói cước hấp dẫn bao gồm MobiGold, MobiCard, Mobi4U, MobiQ và Mobi365…

Những nỗ lực không ngừng của công ty VMS đã nhận được những kết quả xứng đáng khi MobiFone là mạng di động duy nhất được người tiêu dùng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa thích nhất” trong cuộc bình chọn “Vietnam Mobile Awards” trong năm năm liên tiếp từ 2005 đến 2009; được Cục quản lý chất lượng - Bộ Thông tin và Truyền thông công bố là “Mạng di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất” trong 3 năm liên tiếp (2007 - 2009) và là “Mạng di động chăm sóc khách hàng tốt nhất trong năm 2008 và 2009”.

Hiện nay, MobiFone cùng với VinaPhone và Viettel là 3 nhà cung cấp dịch vụ chiếm thị phần chính (tổng hơn 90%) trong tổng thị phần thông tin

di động tại thị trường Việt Nam. Ngày 2/4/2009, MobiFone là một trong 4 mạng di động được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trúng tuyển giấy phép 3G theo tiêu chuẩn IMT - 2000 trong băng tần số 1900 - 2200 MHz (gồm MobiFone, Viettel, VinaPhone, liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom). Điều này đã mở ra triển vọng phát triển mới cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam nói chung và của công ty VMS nói riêng.

1.3. Cơ cấu tổ chức


Công ty Thông tin di động Việt Nam được tổ chức trên mô hình trực tuyến vùng, là cách thức tổ chức doanh nghiệp được áp dụng phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Cơ cấu tổ chức của công ty Thông tin di động Việt Nam gồm một giám đốc, 3 phó giám đốc, các phòng chức năng, năm Trung tâm Thông tin di động, một Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng trực thuộc và một Xí nghiệp thiết kế.

Các phòng chức năng phối hợp với nhau thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Trung tâm khu vực. Mỗi phòng ban đều có trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực cụ thể.

Cơ cấu tổ chức của các Trung tâm khu vực cũng tương tự với cơ cấu tổ chức của công ty với các phòng ban tương ứng nhưng có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Vì vậy ở các trung tâm có hệ thống các đài chuyển mạch, đài trả lời khách hàng, đài vô tuyến và hệ thống tổng đài được kết nối. Mỗi Trung tâm chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trên một khu vực địa lý nhất định.

Hiện nay, trụ sở chính của Văn phòng Công ty đặt tại Số 216 đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh).

- Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh).

- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc).

- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc.

- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (trung tâm VAS) được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế).

- Xí nghiệp thiết kế được thành lập ngày 21/1/1997, trụ sở tại Hà Nội có nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động cho công ty trên phạm vi toàn quốc.

Cơ cấu tổng thể của công ty được cụ thể hoá qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty Thông tin di động Việt Nam



GIÁM ĐỐC CÔNG TY





CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC



BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN



P. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG





P. GIÁ CƯỚC VÀ TIẾP THỊ



TRUNG TÂM TÍNH CƯỚC





P. KẾ HOẠCH VÀ BÁN HÀNG



P. THANH TOÁN CƯỚC PHÍ





P. TIN HỌC



P. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG





P. KĨ THUẬT ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC



P. KẾ TOÁN THỐNG KÊ TÀI CHÍNH





P. CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG



P. XUẤT NHẬP KHẨU





P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH



P. THẨM TRA QUYẾT TOÁN





P. XÉT THẦU



TRUNG TÂM TÍNH CƯỚC













Trung tâm TTDĐ

khu vực I

Trung tâm TTDĐ

khu vực II

Trung tâm TTDĐ

Khu vực III

Trung tâm TTDĐ

khu vực IV

Trung tâm TTDĐ

khu vực IV

Trung tâm dịch vụ GTGT

Xí nghiệp thiết kế


(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Công ty Thông tin di động Việt Nam)

2. Thực trạng chính sách đa dạng hoá sản phẩm của công ty Thông tin di động Việt Nam‌

2.1. Định hướng phát triển của VMS - Mobifone với chính sách đa dạng hoá sản phẩm

Sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động ngày càng trở nên sôi động và gay gắt hơn với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, để tiếp tục giữ cũng như nâng cao tốc độ tăng trưởng hiện nay và vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu ngành về chất lượng dịch vụ, lợi nhuận thu được, VMS - MobiFone đã đề ra mục tiêu: “Không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ thông tin di động do công ty cung cấp bao gồm cả chất lượng mạng lưới, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, tạo thêm nhiều dịch vụ và tiện ích mới cho khách hàng và đảm bảo cung cấp các dịch vụ đó theo đúng cam kết”. Trong đó, công tác trọng tâm được xác định là: “Tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư để phát triển mở rộng mạng lưới, áp dụng công nghệ hiện đại để đa dạng hoá dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng”[8].

Như vậy, công ty Thông tin di động Việt Nam đã nhận định một trong những chính sách quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh là thực hiện đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ phi thoại không chỉ để cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn mà còn để thu hút các thuê bao mới trong tương lai, giữ chân các thuê bao hiện có nhờ vào sự phong phú của các dịch vụ.

Bên cạnh đó, MobiFone cũng đề ra mục tiêu trong tương lai là thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường vốn để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình phát triển, thích nghi với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước với mục đích lâu dài là trở thành một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022