+ Ngành thông tin di động Việt Nam phấn đấu tới năm 2020 sẽ trở thành nơi hội tụ công nghệ tiên tiến ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới, không chỉ cung cấp những dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng mà còn cung cấp một môi trường công nghệ di động mới, đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, tiện nghi hơn.
2. Dự báo xu thế phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian tới
2.1. Dự báo về quy mô và tốc độ phát triển của thị trường
Trong những năm qua, thị trường thông tin di động Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng lên tới trên 90% mỗi năm và theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ này sẽ giảm bớt trong thời gian tới, nhưng vẫn giữ ở mức rất cao là 75%/năm trong khoảng 5 năm tới. Hiện nay tại Việt Nam, thuê bao di động chiếm tới 85% tổng thuê bao điện thoại với tỷ lệ thâm nhập (số lượng thuê bao di động/100 dân) năm 2008 khoảng 79,6% và tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng khoảng 6%/năm[28]. Song, dù số lượng thuê bao di động được nghi nhận là rất nhiều nhưng phần lớn trong số đó là những thuê bao ảo. Do đó thực tế còn khoảng 20 - 30 triệu người Việt Nam sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động trong tương lai, đây là các khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động cần tập trung thu hút.
Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng, mức sống được nâng cao trong khi giá thành của các thiết bị di động ngày càng giảm là những nguyên nhân khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của người dân cũng tăng theo. Nếu như trước đây chỉ có những người có thu nhập trung bình trở lên mới có nhu cầu sử dụng dịch vụ di động thì hiện nay, ngay cả người có thu nhập thấp cũng có nhu cầu. Ngày nay, khách hàng của các mạng di động không chỉ còn là những doanh nhân, cán bộ, những người đã
đi làm hay sinh viên mà còn mở rộng sang các thành phần khác như người lớn tuổi, học sinh và thậm chí cả nông dân khi mà mức độ phủ sóng của các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng được mở rộng tới các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… Bên cạnh đó, việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới sẽ đem lại cho các nhà cung cấp dịch vụ di động một phân khúc khách hàng mới là những người nước ngoài tới sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Với những phân tích nói trên, có thể thấy ngành viễn thông di động Việt Nam trong những năm sắp tới sẽ được tiếp tục mở rộng và phát triển và dự báo tới năm 2013, toàn thị trường sẽ có hơn 220 triệu thuê bao di động, đạt mức thâm nhập gần 240%[25].
Biểu đồ 6: Dự báo tốc độ tăng trưởng thuê bao di động tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Dv Gtgt Của Các Mạng Di Động Tại Việt Nam Tính Đến Tháng 12/2009
- Đánh Giá Kết Quả Chính Sách Đa Dạng Hoá Hoá Sản Phẩm Tại Công Ty Thông Tin Di Động Việt Nam
- Số Lượng Dịch Vụ Tuy Nhiều Nhưng Chưa Đáp Ứng Được Đầy Đủ Nhu Cầu Của Người Sử Dụng
- Đầu Tư Nghiên Cứu, Triển Khai Cung Cấp Những Dịch Vụ Mới
- Chú Trọng Công Tác Quảng Cáo Và Chăm Sóc Khách Hàng
- Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty thông tin di động Việt Nam VMS - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(f: dự báo)
(Nguồn: Vietnam Telecommunications report Q4 2009, BMI Ltd.)
Tuy nhiên, cũng như nhiều thị trường thông tin di động mới nổi khác, đa số các thuê bao di động của các doanh nghiệp Việt Nam đều là thuê bao trả trước (khoảng 90%) và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong khoảng 5 năm tới. Đây là những thuê bao rất dễ bị tác động, họ sẵn sàng rời mạng đang sử dụng nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động cần có biện pháp cụ thể để giữ chân nhóm khách hàng này.
2.2. Dự báo về thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động
Hiện nay, tỷ lệ thâm nhập di động tại Việt Nam lên tới 97,4% chứng tỏ thị trường đang dần tiến tới mức bão hoà, việc thu hút thêm các thuê bao mới bằng hình thức giảm giá cước, khuyến mại ồ ạt sẽ không còn là chiến lược được các nhà cung cấp dịch vụ di động áp dụng thường xuyên như hiện nay. Thay vào đó, các nhà mạng sẽ chú trọng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc nâng cấp chất lượng, đa dạng các dịch vụ của chính mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thu hút các thuê bao thực mới và giữ chân thuê bao hiện có. Xu hướng mới trong kinh doanh dịch vụ di động hiện nay tại Việt Nam là chuyển từ phương thức bán hàng ở quy mô lớn sang bán hàng theo các nhóm, đối tượng khách hàng cụ thể. Nếu như với phương thức cũ, các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và bán các loại hình dịch vụ có sẵn thì với phương thức mới này, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường, tìm cách đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng dịch vụ.
Thực tế, thu nhập của người dân Việt Nam đang ngày được cải thiện nên nhu cầu của con người cũng vì thế mà được nâng cao. Ngày nay, những người sử dụng dịch vụ di động không còn quá quan tâm tới vấn đề giá cả mà điều thực sự lôi kéo họ là lợi ích mà các dịch vụ có thế đem lại. Vì vậy, cách tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng là có được sự thoả mãn của họ. Khách hàng chỉ trung thành với doanh nghiệp khi họ có mức độ thoả mãn cao.
2.3. Xu hướng sử dụng dịch vụ băng thông rộng 3G
Trên phạm vi toàn cầu, 3G là một bước đột phá của ngành di động bởi khả năng cung cấp băng thông rộng hơn, giúp các nhà khai thác có thể cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ mới bao gồm cả thoại và các ứng dụng dữ liệu với chất lượng cao và dung lượng lớn[1].
3G cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, 3G chính là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ thông tin di động. Nhiều chuyên gia đã nhận định, với công nghệ 3G, chiếc điện thoại sẽ trở thành một văn phòng di động hay một công cụ thanh toán trực tuyến tiện ích cho tất cả mọi người.
Đặc điểm nổi bật nhất của công nghệ 3G là khả năng truy cập Internet với tốc độ tải dữ liệu cực nhanh, cho phép chức năng đa truy cập để phát triển nhiều dịch vụ đa phương tiện như thương mại điện tử, dịch vụ giải trí online và hàng loạt các dịch vụ giá trị gia tăng khác như dịch vụ tải âm nhạc, hình ảnh, video và xem truyền hình số chất lượng cao, các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), E-mail, video streaming, high - ends games… Hiệu quả kinh tế mà 3G đem lại cho người tiêu dùng là rất lớn bởi với khả năng truy cập Internet tốc độ cao, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Không những thế, công nghệ 3G được ứng dụng sẽ nâng cao chất lượng đàm thoại, mở rộng dung lượng mạng lưới, cho phép các nhà khai thác tiết kiệm chi phí truyền dẫn, gia tăng số lượng thuê bao mà không gây ra hiện tượng tắc mạng, nghẽn mạng như hiện nay.
Ở Việt Nam, nhiều năm trước đây các nhà quản lý viễn thông nói chung cũng như các doanh nghiệp khai thác dịch vụ nói riêng đã dự đoán
3G chính là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ thông tin di động, cho nên quá trình đầu tư, phát triển mạng lưới đã được định hướng tiếp cận với 3G. Tháng 10/2009, công nghệ 3G chính thức được ứng dụng tại Việt Nam, mở ra một bước phát triển mới mới trong sử dụng dịch vụ thông tin di động của người tiêu dùng, tạo nên xu hướng sử dụng dịch vụ 3G trong khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi. Hãng nghiên cứu thị trường Pyramid Research đã ước tính tốc độ tăng trưởng hàng năm của lượng thuê bao 3G ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 38% từ nay đến năm 2014. Tuy mới xuất hiện tại Việt Nam song 3G đã thu thút được sự chú ý đặc biệt từ phía người tiêu dùng khi các nhà cung cấp dịch vụ mạng liên tục đưa ra các chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ 3G. Vì vậy Pyramid Research cũng dự đoán số lượng thuê bao 3G tại Việt Nam
khi bước sang năm 2014 sẽ lên tới trên 50 triệu, chiếm tỷ lệ gần một nửa dân số (42%)[26].
3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm tại công ty Thông tin di động Việt Nam
3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Trên thị trường thông tin di động trong nước, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trở nên vô cùng mạnh mẽ do sự ra đời của các mạng mới trong những năm gần đây, đặc biệt là sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và ảnh hưởng không nhỏ của các dịch vụ thay thế. Tuy nhiên, trên thị trường việc cạnh tranh giữa các mạng hiện nay chủ yếu dựa vào chiến lược giảm giá cước và khuyến mãi liên tục, thu hút một lượng khách hàng mới đáng kể tạo nên làn sóng các thuê bao chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
Trong môi trường cạnh tranh như vậy, để phát triển bền vững VMS - Mobifone cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông tin di động
Việt Nam bằng việc cải thiện chất lượng, dung lượng mạng lưới và phát triển các dịch vụ theo hướng đa dạng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3.1.1. Hoạch định và lựa chọn hình thức đa dạng hoá thích hợp
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định đa dạng hoá sản phẩm không phải là vấn đề ngắn hạn mà là một chiến lược lâu dài, có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi dịch vụ được đưa ra thị trường đều đỏi hỏi rất nhiều công sức, chi phí nghiên cứu đầu tư ban đầu, chi phí triển khai, giới thiệu, quảng bá… Vì vậy, việc theo đuổi chính sách đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá chiều ngang là thích hợp hơn cả đối với một doanh nghiệp kinh doanh và cung cấp dịch vụ thông tin di động di động thuần tuý như VMS. Thực hiện đa dạng hoá đồng tâm và đa dạng hoá chiều ngang không chỉ phù hợp với chuyên môn, điều kiện về nhân lực, nguồn vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng mà còn đảm bảo tính an toàn kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công ty cũng nên đề ra các phương hướng đa dạng hoá cụ thể theo các quan điểm sau:
- Làm mới các dịch vụ hiện có bằng cách hoàn thiện, nâng cấp, bổ sung các tính năng mới hoặc loại bỏ những tính năng không hiệu quả hay không còn phù hợp trong các dịch vụ đó.
- Triển khai các dịch vụ mà thị trường, người tiêu dùng đang có nhu cầu cao và doanh nghiệp có khả năng cung cấp ngay.
- Do thị trường thông tin di động tại Việt Nam hiện nay đang tiến tới mức bão hoà nên công ty cần nghiên cứu và đưa ra thị trường những dịch vụ đột phá, mang tính định hướng, khó có thể bắt chước và khác biệt với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, để thu hút những thuê bao mới và giữ chân thuê bao hiện có.
3.1.2. Tìm kiếm phân khúc thị trường mới
Để chính sách đa dạng hoá sản phẩm hoạt động hiệu quả, công ty không nên chỉ tập trung vào khu vực thị trường sẵn có mà cần triển khai nghiên cứu, tìm kiếm những phân khúc thị trường mới, thậm chí chỉ là những phân khúc thị trường hẹp, nơi mà các đối thủ cạnh tranh chưa đặt chân tới hay chưa chú trọng đúng mức bởi tại đây, dịch vụ mới sẽ dễ dàng được đón nhận hơn.
Với mục đích tìm kiếm phân khúc thị trường mới, doanh nghiệp cần tiến hành các khảo sát về nhân khẩu học nhằm tìm hiểu về độ tuổi, thu nhập, trình độ của người dân cũng như thói quen sử dụng, sở thích, kỳ vọng vào các dịch vụ di động của họ. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những thông tin cần thiết để phân loại khách hàng, tìm ra những phân đoạn thị trường tiềm năng, những phân đoạn thị trường chưa được đáp ứng và đưa ra những gói dịch vụ phù hợp, thoả mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng này.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi trung bình khoảng 25,9 thấp hơn so với mức trung bình của thế giới là 27,6[2]. Hiện nay, nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động chủ yếu có độ tuổi từ 18 - 40. Những người có độ tuổi ngoài 40 tuy không phải là nhóm khách hàng chính nhưng lại là đối tượng chi trả
nhiều cho các dịch vụ này bởi ngoài chi trả cho bản thân, họ còn trả cho con, cháu. Như vậy, đây vừa là khách hàng trực tiếp, vừa là khách hàng gián tiếp nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động cần tập trung thu hút.
Ngoài ra, những người có độ tuổi từ 12 - 17 cũng tạo nên một phân khúc thị trường quan trọng bởi họ sẽ là những khách hàng tiềm năng trong vòng 5 năm tới. Nếu có thể thu hút và giữ chân nhóm khách hàng này, chắc
chắn trong tương lai, doanh nghiệp sẽ có thêm một số lượng người sử dụng dịch vụ rất lớn.
Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường theo độ tuổi, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tìm kiếm các phân khúc thị trường mới theo các chỉ tiêu về giới tính, trình độ, nghề nghiệp, sở thích, thói quen, khu vực địa lý… và tập trung chú ý tới các đối tượng khách hàng sau:
- Khối nhân viên các doanh nghiệp: Đây là đối tượng có nhu cầu liên lạc thường xuyên, có thu nhập tương đối cao nên sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động.
- Khối khách hàng là học sinh, sinh viên: Đây là đối tượng luôn thích sự phong phú, đổi mới, thích sử dụng những dịch vụ có tính công nghệ cao nên chắc chắn sẽ là nhóm khách hàng thích hợp để triển khai chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là đa dạng hoá các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Khối công nhân, người dân lao động nông thôn: Tuy không phải là những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều nhưng lại là phân khúc hiện nay chưa được các doanh nghiệp chú trọng khai thác nên đây sẽ là thị trường tốt để cung cấp những dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ cơ bản.
Song, khi tìm kiếm và xác định những phân khúc thị trường mới, doanh nghiệp cần đảm bảo đây là những phân khúc đủ lớn để có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng phải là thị trường chưa có đối thủ cạnh tranh nào tiếp cận hay tiếp cận chưa tốt, nơi mà doanh nghiệp không gặp phải bất kì sự cạnh tranh nào hay cạnh tranh chưa đáng kể.
3.1.3. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Để chính sách đa dạng hoá sản phẩm đạt được hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp cần biết chắc chắn những sản phẩm dịch vụ mình đưa ra là phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như có đủ khả năng cạnh tranh với sản