LLP có tác động tiêu cực đến NII. Như vậy, thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an toàn vốn và số lượng chi nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại. Đồng thời, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ có tác động tiêu cực đến thu nhập phi lãi hiện tại.
Cụ thể hơn, trước tiên, kết quả nghiên cứu cho thấy biến trễ của thu nhập phi lãi có tác động cùng chiều đến thu nhập phi lãi ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là thu nhập phi lãi của ngân hàng có tác động với nhau và tác động tương quan cùng chiều giữa các thời kỳ. Như vậy, thu nhập phi lãi kỳ này sẽ phụ thuộc vào kết quả của thu nhập phi lãi kỳ trước vì hoạt động kinh doanh ngân hàng là quá trình diễn ra liên tục.
Hệ số hồi quy của biến ETA là 1.0968 mang dấu dương ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến thu nhập phi lãi, cụ thể là khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 1% thì thu nhập phi lãi tăng 1.0968%. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu và được lý giải là những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao sẽ mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động NHPTT dẫn đến sự gia tăng nguồn thu nhập phi lãi. Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ quy mô và kết quả của các nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999), Shahimi và cộng sự. (2006), Hahm (2008), Sáng & Hoa (2013).
Hệ số hồi quy của biến LLP là -31.5597 mang dấu âm ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến thu nhập phi lãi, cụ thể khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1% thì thu nhập phi lãi giảm 31.5597%. Kết quả này khác với kỳ vọng ban đầu và có thể lý giải là do các NHTMNY ở Việt Nam quá tập trung vào hoạt động NHPTT là cấp tín dụng, cộng với đặc điểm của giai đoạn từ 2011, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ vào cuối 2007, đầu 2008 dẫn đến các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao. Việc xử lý các khoản nợ xấu, đặc biệt tập trung trong giai đoạn 2011 – 2015 theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 1 đã đòi hỏi các ngân hàng phải tập trung nguồn lực từ tài chính đến con người nên không thể tập trung phát triển các hoạt động NHPTT khiến cho thu nhập phi lãi bị suy giảm. Kết quả này tuy ngược với kết quả của các nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999), Hahm (2008) và Firth và cộng sự. (2016) nhưng lại giống với kết quả nghiên cứu của Hidayat và cộng sự. (2012).
Cuối cùng, một trong những kết quả được kỳ vọng ở bảng 4.7 là yếu tố BRANCH. Với hệ số hồi quy 0.0599 ở mức ý nghĩa 5% đã cho thấy tác động cùng chiều của BRANCH đến thu nhập phi lãi, cụ thể là nếu số lượng chi nhánh và điểm giao dịch tăng 1% thì thu
nhập phi lãi của ngân hàng sẽ tăng 0.0599%. Kết quả này đúng với kỳ vọng ban đầu, nó cho thấy sự nghi ngờ của tác giả về tác động của số lượng chi nhánh và điểm giao dịch đến hoạt động NHPTT là đúng. Trong bối cảnh và điều kiện của Việt Nam, chỉ một số ngân hàng (những NHTM có vốn nhà nước chiếm đa số) có hệ thống số lượng chi nhánh và điểm giao dịch phủ rộng khắp các tỉnh thành, các NHTM còn lại số lượng chi nhánh và điểm giao dịch đều còn khiêm tốn. Vì vậy, khi gia tăng số lượng chi nhánh và điểm giao dịch, các NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, mang lại nguồn thu nhập phi lãi cao hơn. Kết quả này phù hợp với lý thuyết lợi ích kinh tế theo quy mô mặc dù yếu tố này chưa được xem xét trong các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999), DeYoung & Rice (2004b), Hahm (2008), Sáng & Hoa (2013) và Firth và cộng sự. (2016).
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả đã ước lượng mô hình tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và mô hình các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT của 13 NHTMNY tại Việt Nam. Hiệu quả hoạt động của NHTMNY Việt Nam được đánh giá thông qua hiệu quả kỹ thuật (TE) thu được từ phân tích DEA. Hoạt động NHPTT được đánh giá thông qua tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối trên tổng thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán trên tổng thu nhập và tỷ lệ từ thu nhập khác trên tổng thu nhập. Để ước lượng các mô hình này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và GMM hệ thống (SGMM).
Kết quả ước lượng mô hình tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng cho thấy, trong giai đoạn 2011 – 2019, thu nhập phi lãi, hiệu quả ngân hàng năm trước, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đều có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng, trong khi lạm phát và quy mô có tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thu Nhập Từ Hoạt Động Dịch Vụ Của Các Nhtmny Từ 2011-2019
- Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Tác Động Của Tỷ Lệ Thu Nhập Từ Dịch Vụ Trên Tổng Thu Nhập (Ser) Đến Hiệu Quả Ngân Hàng
- Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Tác Động Của Tỷ Lệ Thu Nhập Từ Mua Bán Chứng Khoán Trên Tổng Thu Nhập (Sec) Đến Hiệu Quả Ngân Hàng
- Phát Triển Hệ Thống Kênh Phân Phối Đa Dạng
- Kiến Nghị Về Việc Hỗ Trợ Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Niêm Yết Ở Việt Nam Từ Chính Phủ Và Ngân Hàng
- Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT cho thấy thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an toàn vốn và số lượng chi nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại trong khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ có tác động tiêu cực đến thu nhập phi lãi hiện tại.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 sẽ đưa ra các hàm ý chính sách đối với các NHTMNY tại Việt Nam.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận nghiên cứu
Nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chung này, nghiên cứu phát triển thành 2 mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) đánh giá tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các NHTMNY Việt Nam, (2) đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam.
Với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất là đánh giá tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các NHTMNY Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo lược lý thuyết trung gian tài chính, lý thuyết đa dạng hoá danh mục đầu tư hiện đại, lý thuyết lợi ích kinh tế theo quy mô. Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan về tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Mô hình được tác giả đưa ra dựa trên việc phân tích và kế thừa mô hình của Akhigbe & Stevenson (2010).
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng phương pháp Bao dữ liệu (DEA) để đo lường hiệu quả các ngân hàng sau đó tiến hành hồi quy kết quả thu được với biến phụ thuộc là hoạt động NHPTT (đo lường bằng thu nhập phi lãi) cùng với một tập hợp các biến kiểm soát đại diện cho các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng để đánh giá đầy đủ tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp SGMM hai bước để có ước lượng tốt nhất. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm để kết luận về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY Việt Nam.
Kết quả ước lượng cho thấy hoạt động NHPTT ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả ngân hàng của các NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019. Điều này phù hợp với lý thuyết về danh mục đầu tư hiện đại cũng như kết quả nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010). Khi ngân hàng phát triển các hoạt động NHPTT sẽ mang đến nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng sẽ mang lại nguồn thu nhập phi lãi làm tăng lợi nhuận và do đó tăng hiệu quả cho ngân hàng. Để xem xét kỹ hơn về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng, tác giả tiếp tục sử dụng các thành phần của thu nhập phi truyền thống bao gồm tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối trên tổng thu nhập (FOREX), tỷ lệ thu
nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập (SER), tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán trên tổng thu nhập (SEC) và tỷ lệ thu nhập khác (OTHER) trên tổng thu nhập. Kết quả cho thấy cả 4 thành phần kể trên của thu nhập phi lãi cũng đều có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng, trong đó với cùng mức ý nghĩa là 5% thì khi thu nhập khác mang lại thu nhập phi lãi cao hơn hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tương tự, cùng với mức ý nghĩa 10%, thì thu nhập từ mua bán chứng khoán mang lại thu nhập phi lãi cao hơn thu nhập từ dịch vụ.
Đối với các biến thuộc yếu tố nội tại của ngân hàng thì hiệu quả ngân hàng năm trước và tỷ lệ cho vay khách hàng đều có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng, trong khi lạm phát và quy mô có tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng. Đối với các biến môi trường bên ngoài thì biến lạm phát có tác động tiêu cực với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa các biến về lợi nhuận trên tài sản, tỷ lệ an toàn vốn và tốc độ tăng trưởng kinh tế với hiệu quả ngân hàng.
Với mục tiêu thứ hai là đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo lược cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999) và các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp ước lượng SGMM để có kết quả tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến thuộc yếu tố nội tại của ngân hàng như thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an toàn vốn và số lượng chi nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại. Trong đó, nổi bật là yếu tố số lượng chi nhánh và điểm giao dịch vì đây là yếu tố chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước tìm hiểu về các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT. Ngược lại, Dự phòng rủi ro tín dụng lại có tác động tiêu cực đến hoạt động NHPTT. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa các biến về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ tiền gửi với hoạt động NHPTT.
5.2. Hàm ý chính sách
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã nêu ra trong phần trên, các hàm ý chính sách được tác giả đề xuất hướng vào các nhóm giải pháp là:
5.2.1. Nội dung của các nhóm giải pháp
5.2.1.1. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động ngân hàng phi truyền thống bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ để gia tăng hiệu quả ngân hàng
Các ngân hàng cần thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chú trọng vào từng nhóm hoạt động NHPTT bao gồm các hoạt động dịch vụ (phi tín dụng), mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và cả các hoạt động khác mà ngân hàng được phép thực
hiện theo pháp luật. Chẳng hạn như, với nhóm dịch vụ (phi tín dụng) cần gia tăng cả số lượng và chất lượng của dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, uỷ thác và đại lý, tư vấn, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, chiết khấu, bảo quản tài sản, cho thuê tủ két và các dịch vụ khác (môi giới tiền tệ...). Thực tế, đây là hoạt động NHPTT đã được các ngân hàng quan tâm phát triển và đang mang lại nguồn thu tốt nhất so với các hoạt động còn lại. Tuy nhiên, đa phần các ngân hàng chỉ mới tập trung vào dịch vụ thanh toán và từ 2015 có đẩy mạnh dịch vụ hợp tác và đại lý bảo hiểm với việc trở thành đại lý của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, vẫn còn nhiều cơ hội đa dạng hoá ở các dịch vụ còn lại.
Các vấn đề trọng tâm đối với việc đa dạng hoá các dịch vụ phi tín dụng là: về mặt số lượng, đa dạng không đồng nghĩa với việc gia tăng không kiểm soát, tạo ra càng nhiều dịch vụ càng tốt mà quan trọng là cần có đủ các dịch vụ phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bởi lẽ, đưa ra quá nhiều dịch vụ sẽ rất tốn kém về chi phí và không thể mang về lợi nhuận vì không được khách hàng đón nhận. Về mặt chất lượng, tất cả các dịch vụ ngoài việc có thể đáp ứng đúng nhu cầu tài chính cho khách hàng thì còn cần phải đồng nhất ở một mức độ phục vụ trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ. Lấy ví dụ, một khách hàng cho dù rút tiền mặt tại quầy hay tại máy ATM thì đều cảm thấy hài lòng vì sự phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp, tận tình của nhân viên ngân hàng hoặc với sự vận hành ổn định của máy ATM. Điều này có thể đạt được nhờ vào các giải pháp sau:
Một là, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phổ biến của việc sử dụng internet cũng như điện thoại di động, thiết bị thông minh ở Việt Nam thì việc phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng này sẽ giúp ngân hàng có khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ đến cho nhiều khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn. Vấn đề cần quan tâm là chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ cung ứng theo các cách thức hiện đại này phụ thuộc vào hệ thống máy chủ cũng như chất lượng đường truyền Internet. Thêm vào đó, vấn đề bảo mật, an toàn khi thực hiện các giao dịch thông qua Internet không phải chỉ khách hàng rất quan tâm mà cũng là vấn đề hết sức quan trọng với phía ngân hàng. Tốc độ xử lý, tính chính xác, an toàn, dễ sử dụng, dễ hiểu và sự thông suốt của các giao dịch sẽ là những lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng cũng như khuyến khích khách hàng sử dụng và hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong cuộc sống hàng ngày.
Hai là, phát triển các sản phẩm tài chính vi mô linh hoạt, đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu đại bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn - đối tượng khách hàng chưa được hoặc ít được ngân hàng phục vụ. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện nên việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chưa được hoặc ít được ngân hàng phục vụ là một chiến lược phù hợp chủ trương, chính sách của Nhà nước. Vì thế ngân hàng sẽ có sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng.
Ba là, phát triển các sản phẩm dịch vụ tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng để phục vụ khách hàng. Nhu cầu về tài chính của các khách hàng không chỉ gói gọn trong những dịch vụ ngân hàng đơn lẻ, truyền thống như vay vốn hay gửi tiền mà nhu cầu khách hàng sẽ thay đổi, gia tăng theo thời gian, thu nhập, giai đoạn sống trong vòng đời (độc thân, kết hôn, có con), cụ thể là sử dụng dịch vụ thanh toán, tư vấn tài chính, quản lý tài chính, đầu tư, kinh doanh, quản lý tài sản... Do đó, ngân hàng có thể tạo ra và phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa, kịp thời, linh hoạt các nhu cầu phát sinh của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ví dụ như khi khách hàng muốn vay mua nhà hoặc đầu tư thì khách hàng sẽ có nhu cầu tìm kiếm và định giá bất động sản hay như khi khách hàng khởi sự hoạt động kinh doanh sẽ cần sử dụng dịch vụ quản lý tiền mặt, các dịch vụ thanh toán, tín dụng, tư vấn ... Thêm vào đó, với trình độ phát triển ngày càng cao của xã hội, đời sống kinh tế và tinh thần của khách hàng ngày một nâng cao thì nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng nhiều. Vì vậy, ngân hàng cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, nắm bắt kịp thời những xu hướng thay đổi của khách hàng để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu, tạo sự hài lòng cho khách hàng thì mới có thể thu hút và giữ chân khách hàng, mang lại nguồn thu nhập phi lãi ngày càng ổn định, gia tăng hiệu quả ngân hàng.
Bốn là, phát triển các sản phẩm dịch vụ liên kết, thực hiện hình thức bán chéo sản phẩm. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để bán chéo sản phẩm tốt hơn. Với những thoả thuận liên kết, các bên liên kết sẽ dành cho nhau quyền ưu tiên trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của nhau trên tinh thần đảm bảo lợi ích các bên, cùng phát triển. Điều này giúp gia tăng tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời làm mạng lưới phân phối sản phẩm cũng như số lượng khách hàng ngày càng mở rộng. Hiện nay, đối tượng liên kết phổ biến của ngân hàng là các công ty bảo hiểm bằng sản phẩm liên kết ngân hàng - bảo hiểm
(bancassurance). Bên cạnh đó, ngân hàng cũng mở rộng liên kết với công ty kinh doanh bất động sản bằng sản phẩm cho vay hỗ trợ mua nhà, liên kết với công ty bưu chính viễn thông bằng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hay chuyển tiền tận nhà, đặc biệt là chuyển tiền kiều hối, liên kết với các siêu thị, trung tâm thương mại, công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn bằng sản phẩm thẻ, liên kết với các trường học, trung tâm giáo dục bằng các dịch vụ thu học phí…
5.2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng truyền thống
Hoạt động ngân hàng truyền thống cần được tiếp tục nâng cao chất lượng chính là hoạt động cho vay nói riêng và các hoạt động cấp tín dụng nói chung của ngân hàng vì kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng tỷ lệ cho vay khách hàng cũng làm tăng hiệu quả ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm dự phòng rủi ro tín dụng và điều này sẽ tác động tích cực đến các hoạt động NHPTT. Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay và cấp tín dụng, các ngân hàng cần tăng cường năng lực giám sát việc thực hiện quy trình cho vay, cấp tín dụng cũng như thực hiện đánh giá, điều chỉnh các quy trình hiện có theo hướng ngày càng tốt hơn, phù hợp với thực tiễn. Việc cải thiện chất lượng cho vay, giảm được nợ xấu, giảm rủi ro tín dụng không chỉ giúp hiệu quả kinh doanh tốt lên mà còn khiến cho khách hàng thêm phần tin tưởng vào năng lực kinh doanh của ngân hàng, xoá tan những nỗi lo tiềm ẩn về sự phá sản, giải thể của ngân hàng, tạo cho khách hàng sự yên tâm trong giao dịch, mạnh dạn sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp, các hoạt động NHPTT. Không thể phủ nhận việc ngân hàng có được một lượng khách hàng lớn là nhờ vào lịch sử hoạt động với các hoạt động nhận tiền gửi và cấp tín dụng chiếm. Với bản chất phức tạp của dịch vụ tài chính, khách hàng thường có tâm lý gắn kết với ngân hàng đã từng có giao dịch để tránh phải bắt đầu lại rất nhiều thủ tục khi chuyển qua một ngân hàng mới. Đây chính là lợi thế giúp các ngân hàng giữ chân được khách hàng để có thể bán chéo, cung cấp thêm các dịch vụ mới. Và nếu làm tốt, chính các khách hàng này sẽ là nguồn quảng bá, tuyên truyền cho sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với nhiều khách hàng mới.
Về phía ngân hàng, khi giảm được tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ giúp ngân hàng tự tin hơn, có thêm nguồn lực để tập trung phát triển các hoạt động NHPTT, tăng nguồn thu nhập phi lãi và ngược lại khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng phải tập trung nguồn lực cho hoạt động tín dụng nên không thể phát triển được hoạt động NHPTT. Và thực tế kết quả nghiên cứu tại các NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 đã cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với hoạt động