Thực Trạng Phát Triển Thương Hiệu Mattana Của Tổng Công Ty May Nhà Bè – Ctcp


giới. Trong một xã hội nhất định con người có nhiều niềm tin và quan niệm khác

nhau về giá trị.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MATTANA CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CTCP

2.1 Lịch sử hình thành


2.1.1 Vài nét chính về công ty


Tên cũ: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Tên giao dịch: Nha Be Garment Joint Stock Company

Tên mới: TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CTCP

Tên giao dịch: Nha Be Garment Corporation – Joint Stock Company

Tên viết tắt: NBC

Địa chỉ: 4 Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM

Điện thoại: (848) 38720077

Fax: (848) 38725107

 Email: info@nhabe.com.vn

 Website: www.nhabe.com.vn

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


1975| 1992| 2005| 2008| 2009


Sau hơn 30 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn.


Hình 2 1 Biểu đồ phát triển doanh nghiệp qua từng giai đoạn Đến nay NBC đã 1


(Hình 2.1 Biểu đồ phát triển doanh nghiệp qua từng giai đoạn)


Đến nay NBC đã phát triển thành một tổng công ty có 33 đơn vị thành viên,

17.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng

khắp cả nước.


Năm 1975


NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước năm 1975.

Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệp may khu chế xuất. Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người.

Năm 1992


Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triển mạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu. Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè.

Năm 2005


Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè.


Cũng trong giai đoạn này Công ty triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân. Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp... có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU. Đến nay May Nhà Bè được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston.

Năm 2008


Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường trong nước. Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm năng.

Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới.

Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động với những kế hoạch quy mô. NBC đổi mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước.

Năm 2009


Việc mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng các đơn hàng có số lượng lớn từ các khách hàng Mỹ cũng được chú trọng, năm 2000 Công ty có 11 Xí nghiệp sản xuất thì đến năm 2009 đã có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm : 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 đơn vị năm 2009 đã có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm : 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 đơn vị hoạch toán độc lập, 8 công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ

hoạch toán độc lập, 8 công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ ở các tỉnh như Bình Dương, Bình Thuận, An Giang, Tiền Giang, Gia Lai, Kontum, Bình Định, Đà Lạt . . .


2.2 Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức


2.2.1 Chức năng


Tổng công ty May Nhà Bè là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam thuộc Bộ Công thương, có chức năng như: sản xuất hàng may mặc nội địa và gia công cho khách hàng nước ngoài, trực tiếp xuất nhập khẩu các loại quần áo do công ty sản xuất và liên doanh tạo ra.

2.2.2 Nhiệm vụ


Tổ chức sản xuất kinh doanh quần áo cho các loại ngành nghề đã đăng kí kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy và phục vụ thị trường nội địa.

Mở các tài khoản ngân hàng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng có

uy tín như: Vietcombank, ngân hàng Công thương TP.HCM…


Được phép huy động vốn, góp liên doanh với các đơn vị trong nước theo

luật công ty và các doanh nghiệp nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài.


Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hoạch toán độc lập trên cơ sở bảo tồn vốn của Nhà nước giao.

Đảm bảo nâng cao uy tín và giữ chỗ đứng trên thị trường, luôn chú trọng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng như quy trình công nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng hiện nay. Sản phẩm của công ty đã tham gia vào thị trường các nước như: EU, Đông Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, Canada, Châu Úc…

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao, đồng thời tổ chức lực lượng bán hàng hóa xuất nhập khẩu tăn thu ngoại tệ, đi vào ổn định. Báo cáo và nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách kinh tế và Pháp luật Nhà nước.


Cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho lao động trong công ty, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

2.3 Bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận


2.3.1 Mô hình tổ chức

Khóa luận tốt nghiệp 23


Trương Thị Hồng Thắm Lớp 06QK_Mar

(Hình 2.2 Mô hình tổ chức)


2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận


Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ soạn thảo các hợp đồng ngoại thương, tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời kết hợp với phòng kế hoạch theo dõi các đơn hàng xuất khẩu, lên kế hoạch nhập nguyên liệu, phụ tùng máy móc thiết bị trong thời gian ngắn, trung và dài hạn. Thực hiện các việc xuất nhập khẩu ủy thác. Đảm bảo việc đối ngoại với nước ngoài và trong nước.

Phòng kế hoạch thị trường: tiến hành đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu, phối hợp với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn; điều phối, theo dõi, điều chỉnh và cân đối sản xuất. Cung ứng vật tư nguyên liệu cho sản xuất, quản lý kho hàng, phối hợp với phòng kế toán và các bộ phận khác thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Phòng kế toán tài chính: theo dõi hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý toàn bộ nguồn tài chính công ty, cân đối các nguồn vốn, phân tích, tính toán hiệu quả kinh tế và xác định các chỉ tiêu giao nộp danh sách, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo về công tác tài chính.

Phòng kinh doanh xuất khẩu: phối hợp cùng phòng xuất khẩu, phòng kế hoạch tìm kiếm khách hàng ngoài nước.

Phòng kinh doanh nội địa: đây là bộ phận chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng trong nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nội địa.

Phòng kỹ thuật KCS: chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về kỹ thuật của sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mới, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, thiết kế và may mẫu để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nghiên cứu sử dụng các loại công nghệ, quản lý nâng cấp và đổi mới thiết bị công cụ, kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm.

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí