CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MATTANA CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CTCP
3.1 Mục tiêu của công ty
Khác với những năm trước đây, các doanh nghiệp dệt may chỉ tập trung gia công hàng cho các hãng nước ngoài, giờ đây khi bước vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại ngay trên thị trường trong nước thì hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư nghiên cứu, xây dựng thương hiệu và cách làm cụ thể.
Không ngoài mục tiêu đó, NBC mong muốn thương hiệu Mattana của công ty ngày càng phát triển. Đồng nghĩa với việc công ty phải tạo ra được vị thế riêng biệt của thương hiệu Mattana trong một môi trường cạnh tranh để đảm bảo rằng mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu Mattana với các thương hiệu cạnh tranh khác.
3.2 Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu Mattana
3.2.1 Các giải pháp phát huy ưu điểm
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu Mattana của Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP - 1
- Một số giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu Mattana của Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP - 2
- Thực Trạng Phát Triển Thương Hiệu Mattana Của Tổng Công Ty May Nhà Bè – Ctcp
- Thực Trạng Phát Triển Thương Hiệu Mattana Của Tổng Công Ty May
- Mô Tả Bộ Máy Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu
- Một số giải pháp hỗ trợ phát triển thương hiệu Mattana của Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
3.2.1.1 Hoàn thiện chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn
Tự mình cạnh với mình để mỗi lúc mỗi vượt trội chính mình là để tránh việc người khác cạnh tranh và vượt lên mình. Vì vậy mà công ty cần chú trọng ngày càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn nữa, một yếu tố sống còn để sản phẩm để lại ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng.
- Không ngừng cập nhập thông tin về xu hướng thời trang trên thị trường theo
từng thời điểm thích hợp như: theo mùa, theo tông màu chủ đạo hàng năm…
- Thiết kế thêm nhiều mẫu mã mới lạ, phù hợp dáng vóc của đối tượng khách hàng để họ không cảm thấy đơn điệu khi ngày nào cũng mặc những bộ công sở đi làm.
- Luôn tìm tòi ra những mẫu vải mới lạ, hợp thời trang, nhưng chất lượng đồng thời cũng phải an toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mặc. Chất liệu cần thông thoáng nhẹ nhàng giúp người mặc có cảm giác dễ chịu khi mặc suốt cả ngày.
- Thêm một đặc điểm nữa là chất liệu có đặc tính dễ ủi, ít bị nhăn nhúm khi ngồi
tựa lưng vào ghế hay khi bận bên trong áo vest…
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống cửa hàng trưng bày
Hệ thống phân phối của Mattana theo kiểu:
Tổng công ty may
Nhà bè
Cửa hàng trưng
bày Mattana
Người tiêu dùng
(Hình 3.1 Hệ thống phân phối của sản phẩm)
Hiện nay, nhiều đại lý phân phối các thương hiệu thời trang Việt Nam đưa hàng Trung Quốc, hàng kém chất lượng vào mượn thương hiệu để bán làm ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín sản phẩm. Trước tình trạng đó, NBC cần chú trọng việc kiểm soát hàng hóa khi mở rộng hệ thống phân phối bằng cách cương quyết đóng cửa các hệ thống nếu như không bán 100% sản phẩm chính hãng. Đối với các đại lý, nếu là mô-tip Mattana chỉ có sản phẩm Mattana. Có như vậy thì mới có thể khẳng định, Nhà Bè không chỉ chú trọng đến việc làm ra thương hiệu mà còn cả chăm chút để định vị thương hiệu ngày càng bền vững!
Thêm nữa cần đặc biệt vẻ đẹp mỹ quan bên ngoài của cửa hàng như:
- Thường xuyên chăm chút cửa hàng, tránh tình tráng xuống cấp làm mất vẻ đẹp
thẩm mỹ trong mắt người tiêu dùng.
- Chú ý những nhân tố xung quanh như hàng quán bán rong bên lề hay mượn nhờ một góc cửa hàng làm mất đi một phần lịch sự của cửa hàng hoặc những sản phẩm trưng bày bên trong.
3.2.1.3 Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng:
Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của doanh nghiệp để phát triển doanh
nghiệp của mình. Muốn được như vậy thì:
- Ngoài thời gian dành cho việc điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới thì công ty cũng cần quan tâm đến số khách hàng quen thuộc. Riêng đối với những khách hàng mới cửa hàng luôn đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm sản phẩm của mình do vậy có thể tăng số lượng giao dịch trung bình của mình ở cùng một điểm bán hàng. Điển hình như:
Tăng cường cập nhật những mẫu mã sản phẩm mới kèm theo ghi chú bao nhiêu size, từ size nào đến size nào lên trang web của thương hiệu www.mattana.comđể khách hàng có thể tự chọn tại nhà, sau đó đăng ký đặt hàng qua mạng, cửa hàng sẽ giao hàng tận nơi, khách hàng thanh toán bằng tài khoản.. như thế sẽ phục vụ được những khách hàng mục tiêu vốn là những người bận rộn, không có thời gian cho việc mua sắm hay có việc đột xuất nào đó…
Làm thẻ tích lũy điểm dựa trên lượng thanh toán mỗi lần khách hàng mua tại cửa hàng, đạt đến một số điểm theo quy định trong vòng một năm sẽ được tặng thẻ giảm giá
Với mỗi điểm tích lũy tương đương 100.000VND = 1 điểm
Tích lũy được 100 điểm trong vòng một năm sẽ được tặng thẻ vàng giảm 20% cho tất cả những lần mua tiếp theo.
Tích lũy được 70 điểm trong vòng một năm sẽ được tặng thẻ bạc giảm
10% cho tất cả những lần mua tiếp theo.
Khách hàng cũng có thể tiếp tục tích lũy để đổi từ thẻ bạc sang thẻ vàng.
Khách hàng có thể đổi lại sản phẩm còn nguyên vẹn tại bất kỳ cửa hàng nào của cùng hệ thống thương hiệu Mattana trong phạm vi của thành phố, tỉnh đã mua (vì có những khách hàng mua tặng cho bạn bè, người thân).
Có bán những phiếu quà tặng để tiện cho việc biếu tặng khi không biết được kích cỡ, sở thích của người muốn tặng, người được tặng sẽ mang phiếu quà tặng đến bất cứ cửa hàng của Mattana để lựa chọn sản phẩm mình yêu thích…
- Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen: như đã nói ở trên, thì việc chăm sóc lượng khách hàng quen thuộc được công ty khá chú trọng.
Do vậy tổng công ty nên thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen, bên cạnh đó cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ nhằm thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty.
Bằng những thông tin có được khi khuyến khích khách hàng làm thẻ tích lũy điểm thì các nhân viên quản lý của cửa hàng sẽ có được những thông tin cá nhân, vào những dịp lễ đặc biệt, sinh nhật… sẽ gửi thiệp và quà chúc mừng, một món quà nhỏ nhưng làm nên sự bất ngờ và niềm vui cùng sự ấn tượng khách hàng, dễ dàng tạo được sự gợi nhớ của khách hàng khi có nhu cầu mua sắm sẽ nhớ ngay đến Mattana
Đây cũng là một trong những bước để tổng công ty phát triển vững mạnh, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Bên cạnh đó cũng cần chú trọng một mảng không kém quan trọng làm nên bộ mặt
của cửa hàng cũng như thương hiệu, đó là:
- Nhân viên phải vui vẻ, niềm nở khi tiếp xúc với khách hàng. Việc tưởng chừng nhỏ nhặt đó nhưng sự rất cần thiết để tạo ấn tượng ban đầu đối với khách hàng. Nhân viên cũng phải được huấn luyện tốt các kỹ năng về tư vấn, kiến thức thẩm
mỹ trong việc lựa chọn trang phục hợp dáng người, kết hợp hài hòa giữa các trang
phục để khách hàng luôn có tâm trạng hài lòng nhất khi ra về.
- Có sự hài hòa cân đối giữa nhân viên nam và nữ để thuận tiện trong công việc tư vấn với nhiều đối tượng khách hàng.
3.2.1.4 Quan tâm đến nội bộ nhân viên, những người truyền lửa cho thương hiệu chấp cánh:
Muốn sản phẩm càng ngày càng đẹp hơn, khéo hơn ở từng chi tiêt đường kim mũi chỉ thì công ty không thể không chú trọng, quan tâm đến bộ phận cán bộ công nhân viên, những người làm nên sản phẩm. Vì vậy mà công ty phải thể hiện trách nhiệm của mình đó là:
Trách nhiệm đối với người lao động (Về chế độ BHXH, BHYT, An toàn, vệ sinh lao động, các phúc lợi xã hội cho người lao động,…)
- Không ngừng cải thiện và chăm lo chu đáo đời sống người lao động qua từng năm, thu nhập năm sau cao hơn năm trước, an ninh đơn vị được giữ vững, an toàn lao động được đảm bảo không có trường hợp tai nạn lao động chết người nào xảy ra, môi trường làm việc phải thông thoáng với hệ thống cây xanh, thảm cỏ chiếm khỏang 30% trên tổng diện tích của Tổng công ty
- 100% CB-CNV của Tổng công ty được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo từng tháng, quý. Chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm … được đặc biệt quan tâm và chăm lo chu đáo tới từng CB-CNB . Bên cạnh đó Ban nữ công và công đoàn Tổng công ty phải thường xuyên quan tâm, hỏi han và chăm lo chu đáo đúng mức cho các gia đình thuộc diện khó khăn, tổ chức các buổi cắm trại, hoạt động vui chơi ngoài trời cho các cháu thiếu nhi con của CB-CNV nhân dịp hè và có các phần thưởng xứng đáng đối với các cháu có thành tích học tập cao trong năm học.
Tổ chức các phong trào thi đua trong tổng công ty để động viên kịp thời cán bộ công nhân viên hăng hái lao động sản xuất, công tác. Thông qua các phong trào thi
đua, tìm ra những cá nhân tập thể là gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến xứng đáng để mọi người học tập noi theo.
3.2.2 Các giải pháp khác phục nhược điểm
3.2.2.1 Xây dựng bộ phận truyền thông và phát triển thương hiệu
Xây dựng thương hiệu đã khó, nhưng giữ cho thương hiệu đó tồn tại và phát triển lại càng khó hơn.
Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp phải luôn có bộ phận theo dõi, điều chỉnh sao cho phù hợp nhu cầu người tiêu dùng, giống như “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” mọi lúc mọi nơi.
Để thương hiệu hiện hữu được trong tâm trí người tiêu dùng cũng như là thương hiệu buộc miệng nhắc đến khi cần dùng đến thì chính trong nội bộ doanh nghiệp phải xây dựng được tinh thần ấy trong lòng mỗi nhân viên. Công việc xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là công việc của cá nhân một người nào, một bộ phận nào mà là của tập thể cán bộ công nhân viên. Nhưng để được như vậy thì buộc lòng phải có một bộ phận gọi là làm “mồi lửa” làm bừng cháy cái tinh thần ấy.
Vì vậy nên xây dựng phòng Marketing trong đó có một bộ phận phụ trách mảng
này gọi là “Bộ phận truyền thông phát triển thương hiệu”
Giám đốc Marketing
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Bộ phận phụ trách nhãn hiệu Novelty
Bộ phận phụ trách nhãn hiệu Mattana
Bộ phận phụ trách nhãn hiệu De celso
Bộ phận truyền thông và phát triển thương hiệu
(Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng Marketing)
Trong đó “ Bộ phận truyền thông và phát triển thương hiệu” chuyên có nhiệm vụ :
- Đưa ra kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm trên những phương tiện truyền thông
nào, chi phí là bao nhiêu, nội dung chương trình ra sao, vào thời điểm nào…
- Soạn thảo những hình thức khuyến mãi, số lượng là bao nhiêu, nhân dịp gì trong năm..
- Tham gia những hội chợ trưng bày sản phẩm, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến tay người tiêu dùng, làm đẹp hình ảnh công ty…
- Đê xuất những khoản chi phí để ủng hộ những hoạt động xã hội, tham gia tích cực làm việc tình nghĩa, chia sẻ phần trăm trích từ lợi nhuận với cộng đồng
- Có chiến lược hỗ trợ các bộ phận phụ trách từng nhãn hiệu điều chỉnh những
hạn chế cũng như phát huy ưu điểm của từng thương hiệu đó.
- Chịu trách nhiệm việc phát biểu trước báo chí cũng như những tin tức, bài vở cung cấp cho giới truyền thông. Soạn thảo những bài PR, tin tức mới nhất về sản phẩm liên tục cập nhật lên trang Web www.mattana.com để thuận tiện cho khách hàng nắm được tình hình.
- Đưa lên Giám đốc Marketing những chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu
cũng như chiến lược phát triển thương hiệu trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.
- Đề ra các biện pháp bảo vệ thương hiệu đối với các tài sản trí tuệ để bảo vệ tính cạnh tranh của doanh nghiệp: tài sản trí tuệ bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,…
- Các biện pháp bảo vệ thương hiệu khác như: Chống hàng nhái, hàng giả; Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, rào cản tâm lý; Các chương trình khách hàng thường xuyên và các biện pháp khác, …
- Định kỳ hàng năm công ty có tổ chức hội nghị khách hàng 1 lần, phát hành phiếu thăm dò ý kiến khách hàng nhằm mục đích không ngừng cải tiến sản phẩm,
bên cạnh đó củng cố bộ phận chăm sóc khách hàng để việc phục vụ khách hàng ngày một chu đáo và chuyên nghiệp hơn.
3.2.2.2 Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Liên kết nhà thiết kế nổi tiếng nước ngoài, là thời trang kinh đô ánh sáng, nên không thể cùng lúc nhiều đối tượng khách hàng, có cả giới sinh viên…
Làm giảm hình ảnh thời trang cao cấp, không có sự tin tưởng nơi những khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng, doanh nhân làm giảm đẳng cấp của họ khi có nhiều dòng sản phẩm từ trung bình đến cao cấp…
Vì vậy càng xác định lại đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu:
- Khách hàng mục tiêu của Mattana được xác định là doanh nhân, nhân viên
- Với độ tuổi từ 25-40 tuổi.
- Đặc điểm chính của lớp khách hàng mục tiêu này là những người trẻ, nhiệt tình, mong muốn được cống hiến cho xã hội, có công việc ổn định, có mong muốn trở thành người thành đạt, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, tốt đẹp với niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, có cuộc sống năng động, hiện đại, thích giao lưu, gặp gỡ, tụ tập bạn bè …
Họ nghĩ gì về trang phục: “Trang phục giúp tôi tự tin, năng động hơn!”, “ Trang phục phải chỉn chu đồng thời phải hợp thời trang, thể hiện được cá tính cũng như vị trí xã hội đồng thời thể hiện được sự tôn trọng người xung quanh”…
3.2.2.3 Đại sứ thương hiệu phải đúng đối tượng khách hàng hướng đến.
Việc Mattana chọn cho mình một đại sứ thương hiệu là một sự đầu tư mới mẻ trong làng thời trang hiện nay. Nhưng cũng phải thận trọng lựa chọn đối tượng sao cho phù hợp.