Rủi Ro Trong Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

b) Các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân chủ quan:

- Thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro: Đây rất có thể là một nhân tố quan trọng làm tăng hoặc giảm rủi ro trong kinh doanh. Nếu như doanh nghiệp chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác… thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả của nó cũng nặng nề hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn quan tâm, cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra ít hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và có biện pháp phòng chống tốt hơn từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra.

- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, chính sách và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp. Những sai lầm của cá nhân, tổ chức về việc lựa chọn chiến lược kinh doanh thường gây ra những hậu quả nặng nề kéo dài. Đây có thể được coi là nguyên nhân lớn nhất gây ra rủi ro cho doanh nghiệp, dẫn đến lãng phí về tiền bạc, sức người và khủng hoảng niềm tin.

- Sự yếu kém về năng lực quản trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ, năng lực quản lý của các nhà quản trị chưa tương xứng với trách nhiệm được phân công, với quy mô của tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn của các chuyên gia, chuyên viên, đội ngũ hành chính… chưa đáp ứng được yêu cầu, trình độ tay nghề của công nhân không đảm bảo cho sản xuất luôn là nguyên nhân gây ra rủi ro cho doanh nghiệp, sự thành bại của các doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào năng lực quản trị, trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động.

- Thiếu đạo đức trong kinh doanh: Tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp… của mọi thành viên tổ chức không theo chuẩn mực chung luôn đe dọa đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thiếu tinh thần trách nhiệm thường không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gây trở ngại đến công việc chung, làm mất uy tín cho doanh nghiệp. Không có đạo đức dẫn đến biển thủ, lừa đảo, chiếm dụng, vi phạm cam kết trong hoạt động kinh doanh.

1.2.1.4. Phân loại rủi ro:

Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại rủi ro. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, ngoài những rủi ro chung còn gặp phải những rủi ro riêng. Trong hoạt động kinh doanh cũng như trong đời sống kinh tế xã hội, việc phân loại rủi ro là hết sức cần thiết để hiểu và nắm bắt được rủi ro, từ đó có thể đưa ra những phương pháp quản trị rủi ro tốt nhất. Có nhiều tiêu thức để phân loại rủi ro. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:

a) Căn cứ vào tính chất của rủi ro

Theo căn cứ này, có hai loại rủi ro: rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.

- Rủi ro thuần túy: là rủi ro chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm như: mất cắp, hỏa hoạn, tai nạn giao thông,… làm phát sinh một khoản chi phí để bù đắp thiệt hại nên cần phải phòng tránh hoặc hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Rủi ro suy đoán: là rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn liền với những nguy cơ gây ra tổn thất. Loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

b) Căn cứ vào khả năng bảo hiểm

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 3

Trên góc độ của người kinh doanh bảo hiểm, rủi ro được chia thành rủi ro được bảo hiểm, rủi ro không được bảo hiểm và rủi ro phải bảo hiểm riêng.

- Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro có tính bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm.

- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro không được người bảo hiểm nhận bảo hiểm hoặc không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, hoặc các thiệt hại do nội tỳ, bản chất của hàng hóa, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ, những rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không lường trước được quy mô, mức độ và hậu quả.

- Rủi ro phải bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải thỏa thuận thêm, thỏa thuận riêng.

c) Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro

Đây là những rủi ro do các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa- xã hội, môi trường kinh tế, môi trường tác nghiệp… gây ra. Sự thiếu ổn định của các yếu tố này có thể dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp.

- Rủi ro do thiên nhiên: là rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, sét đánh, núi lửa… gây ra. Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của và làm cho các doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề.

- Rủi ro do môi trường văn hóa – xã hội: là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của các dân tộc khác cũng như việc không nắm được sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế,… từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh cũng như giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

- Rủi ro do môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu môi trường này ổn định sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Chỉ có những doanh nghiệp biết nghiên cứu kỹ, nắm vững và có chiến lược, sách lược phù hợp với môi trường chính trị - pháp luật mình đang kinh doanh thì mới có cơ hội thành công.

- Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, lạm phát,… đều ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn. Đặc biệt các hiện tượng như: tỷ giá hối đoái thay đổi, giá cả hàng hóa biến động… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Rủi ro do môi trường hoạt động của doanh nghiệp: Rủi ro có thể phát sinh ở cả môi trường hoạt động bên trong như tổ chức bộ máy, văn hóa doanh

nghiệp, tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, tâm lý của người lãnh đạo…hay bên ngoài doanh nghiệp như quan hệ với khách hàng (cả nhà cung cấp đầu vào lẫn người tiêu thụ đầu ra), đối thủ cạnh tranh…

1.2.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.2.1. Đặc điểm riêng của rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Ngoài những đặc điểm chung đã nêu ở trên, rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế còn có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

- Tần suất rủi ro: Trong quá trình kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro ở tất cả các lĩnh vực khác nhau thuộc môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, tức là bao gồm rất nhiều nhân tố ảnh hưởng thuộc nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động làm gia tăng rủi ro. Qua đó cho thấy rằng rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra với tần suất lớn hơn.

- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường được thực hiện giữa các đối tác có khoảng cách địa lý xa, với những thương vụ có giá trị lớn nên khi xảy ra rủi ro thường rất nghiêm trọng, khó có thể nhanh chóng hạn chế tổn thất và gây thiệt hại lớn về tài sản cho các cá nhân và tổ chức. Mặt khác trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp thường gặp phải những hiểm họa, nguy cơ nghiêm trọng như: hiểm họa tự nhiên, sự cầm giữ của chính quyền, chiếm đoạt của các thế lực chính trị, khủng hoảng kinh tế, sụt giá, cạnh tranh kinh tế… cũng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của rủi ro.

- Tính đa dạng, phức tạp của rủi ro: hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động rất phức tạp liên quan đến các yếu tố như: chủ thể kinh doanh, ngôn ngữ, luật áp dụng, tạp quán thương mại quốc tế, sự di chuyển hàng hóa và chứng từ, tiền tệ và thanh toán quốc tế… nên rủi ro xảy ra trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp. Thực tế cho thấy hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những rủi ro mang tính

bất ngờ cao, thậm chí chưa hề gặp bao giờ trong kinh doanh đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.

1.2.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp có thể gặp phải rất nhiều rủi ro, những rủi ro này có thể chia thành hai nhóm cơ bản sau:

a) Rủi ro phát sinh do sự thay đổi môi trường kinh doanh Nhóm rủi ro này bao gồm một số rủi ro sau:

- Rủi ro chính trị, pháp luật:

Đây là rủi ro được các nhà xuất nhập khẩu rất quan tâm và là rủi ro khó lường trước được mà những tổn thất lại rất nghiêm trọng. Những rủi ro này phát sinh do sự thay đổi về môi trường chính trị và pháp luật như: bị phong tỏa hay cấm vận về kinh tế, chiến tranh hay đình công mà không thể ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với các quốc gia đó, hoặc đã ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện được, hoặc đã giao hàng nhưng không nhận được thanh toán,… hoặc sự thay đổi về môi trường chính trị, pháp luật có thể tạo ra những khó khăn cho các quốc gia khác, từ đó tạo ra các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt đối với các quốc gia giữ vị trí quan trọng trong việc xuất khẩu hay nhập khẩu một ngành hàng nào đó trên thị trường thế giới thì khi môi trường chính trị pháp luật ở quốc gia đó thay đổi theo hướng bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu thì có thể làm giá cả về ngành hàng này trên thị trường thế giới thay đổi dẫn đến các tác động gián tiếp gây ra những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Rủi ro do tỷ giá hối đoái thay đổi:

Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay thanh toán do sự biến động tỷ giá hối đoái gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng.

Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi tiến hành thanh toán và giao hàng là một khoảng thời gian

khá dài. Trong khoảng thời gian đó tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền tính giá hay đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với các đồng tiền khác có thể bị thay đổi. Sự thay đổi này sẽ tạo ra rủi ro cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

- Rủi ro do giá cả thị trường thay đổi:

Rủi ro này rất dễ xảy ra đối với các mặt hàng nhạy cảm như hàng nông lâm sản, hàng thủy hải sản chưa qua chế biến, hàng nguyên liệu… Từ khi giao dịch ký kết hợp đồng cho đến khi giao hàng, giá cả hàng hóa đó trên thị trường thế giới có thể thay đổi gây nên những tổn thất trực tiếp cho hợp đồng đã ký kết. Hoặc do giá cả hàng hóa thay đổi làm cho đối tác có ý định trì hoãn hoặc không muốn thực hiện hợp đồng, gây khó khăn cho doanh nghiệp làm doanh nghiệp phải tăng chi phí dẫn đến giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi:

Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của một Nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, do sự thay đổi của chính sách ngoại thương, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là những rủi ro do các quy định về hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và một số các quy định hành chính khác.

Đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh, nhất là các nhà xuất nhập khẩu lo ngại nhất. Một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn các kế hoạch của các doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

b) Rủi ro phát sinh từ quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng

hóa quốc tế

Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:

- Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Rủi ro này có thể phát sinh do kỹ thuật chào hàng, do quá trình đàm phán không thỏa thuận rõ tên hàng, lựa chọn điều kiện về phẩm chất, số lượng, điều kiện kiểm tra số lượng, chất lượng, lựa chọn đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá, phương thức thanh toán, lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng, bảo hành, khiếu nại, trọng tài… không tối ưu hoặc khó thực hiện. Trong khi soạn thảo hợp đồng lại sử dụng những từ ngữ không rõ ràng dẫn đến sự hiểu nhầm, không dẫn chiếu đến các tập quán hoặc văn bản pháp luật có liên quan, thiếu các điều khoản cần thiết của một hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

- Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Đây là nhóm rủi ro nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra, gây nên những tổn thất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nhóm rủi ro này bao gồm những rủi ro trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như trong quá trình thực hiện các hợp đồng này.‌

1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm dự phòng - với chi phí thấp nhất – các nguồn lực tài chính, cần và đủ tùy theo từng tình huống cụ thể. Đó cũng chính là kiểm soát và loại trừ nếu có thể các rủi ro bằng cách giảm thiểu hay chuyển giao chúng, tối ưu hóa cách thức sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp [2]. Như vậy rủi ro chính là dự phòng và sắp xếp ổn thỏa các hậu quả của rủi ro về

phương diện con người, tài chính, thương mại sao cho chúng trở nên ít gây tổn thương nhất cho doanh nghiệp.

1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Rủi ro luôn tồn tại song hành và có mối quan hệ tương tác với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng như hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Tăng quy mô xuất nhập khẩu đồng thời sẽ làm gia tăng quy mô và xác suất rủi ro. Ngược lại, rủi ro là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp hạn chế sự tăng trưởng của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Do vậy hạn chế rủi ro có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đều nhằm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được an toàn trong kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp chỉ có cách là phải nghiên cứu những rủi ro mà mình có thể phải đối mặt và đưa ra phương hướng giải quyết một cách chủ động nhất. Vì vậy, có thể nói quản trị rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm mang lại an toàn cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro có thể xảy ra. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong một môi trường bất định mà không có những biện pháp quản trị rủi ro tốt thì doanh nghiệp rất dễ thất bại. Quản trị rủi ro có vai trò to lớn với doanh nghiệp, được thể hiện như sau:

- Quản trị rủi ro là chức năng được hình thành một cách khách quan, xuất phát từ lợi ích mang lại cho doanh nghiệp.

- Quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, dự báo và triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi, ít bất trắc.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí