như máy vi tính, linh kiện và sản phẩm điện tử, đặc biệt là máy móc, phụ tùng và thiết bị, dụng cụ là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất.
Bảng 2.4: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thời kỳ 2000-2007
(Đơn vị: triệu USD)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Xăng dầu các loại | 4221.2 | 4555.0 | 5226.0 | 5278.8 | 6053.0 | 6591.1 | 6617.9 | 7710.4 |
Chất dẻo nguyên liệu | 530.6 | 551.0 | 613.5 | 829.0 | 1251.5 | 1516.9 | 1865.8 | 2506.9 |
Vải các loại | 761.3 | 880.2 | 1523.1 | 1805.4 | 2066.6 | 2474.2 | 2985.0 | 3957 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày | 1510.7 | 1708.7 | 1829.8 | 2192.3 | 2444 | 2495.2 | 2495.4 | 2152.2 |
Sắt thép các loại | 2032.1 | 2831.2 | 3720.0 | 3534.5 | 4093.3 | 4468.1 | 4687.9 | 5111.9 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện | 892.8 | 710.1 | 701.2 | 1014.1 | 1349.5 | 1638.6 | 2047.9 | 2958.4 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | 4711.0 | 4865.1 | 5757.6 | 7921.5 | 8736.6 | 9252.3 | 9876.9 | 11123.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 2
- Rủi Ro Trong Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Tổng Quan Về Hoạt Động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Giá Gạo Thế Giới Giai Đoạn 1990-2006
- Rủi Ro Phát Sinh Từ Quá Trình Thực Hiện Các Nghiệp Vụ Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp Tổng cục thống kê)
Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam chính là: EU, ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc. Kim ngạch nhập khẩu từ những nước này được thể hiện trong bảng 2.5.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng trong thực tế, bên cạnh những thành tựu đã đạt được như trên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế còn bộc lộ những điểm hạn chế như: sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng thô hoặc sơ chế, bên cạnh đó những sản phẩm này lại chưa có uy tín trên thị trường thế giới nên có giá rẻ hơn những sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác; nhập khẩu thì chưa thay đổi một cách cơ bản tình trạng lạc hậu ở một số ngành, sự hiểu biết về thị trường nước ngoài còn hạn chế, sự phối hợp giữa
các định chế quản lý chưa được tốt, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, thiếu cán bộ quản lý có trình độ và nhiều kinh nghiệm.
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu tại một số thị trường chính thời kỳ 2000-2007
(Đơn vị: triệu USD)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
EU | 1317.4 | 1506.3 | 1840.6 | 2477.7 | 2681.8 | 2581.2 | 3842.5 | 5139.1 |
ASEAN | 4449.0 | 4172.3 | 4769.2 | 5949.3 | 7768.5 | 9326.3 | 11534.5 | 15889.2 |
Mỹ | 363.4 | 410.8 | 458.3 | 1143.3 | 1133.9 | 862.9 | 982.0 | 1699.7 |
Nhật Bản | 2300.9 | 2183.1 | 2504.7 | 2982.1 | 3552.6 | 4074.1 | 4701.0 | 6177.7 |
Úc | 293.5 | 266.4 | 286.3 | 278.0 | 458.8 | 498.5 | 1099.5 | 1059.4 |
Trung Quốc | 1401.1 | 1606.2 | 2158.8 | 3138.6 | 4595.1 | 5899.7 | 7390.9 | 12502 |
(Nguồn: Tổng hợp Tổng cục thống kê)
2.2. Tình hình rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
2.2.1. Nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam
Ngoài những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh doanh thì môi trường kinh doanh quốc tế còn chứa đựng nhiều hiểm họa, nguy cơ không lường trước được có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mối hiểm họa, nguy cơ rủi ro từ môi trường kinh doanh quốc tế chịu sự tác động của một số nhân tố sau đây:
2.2.1.1. Gia tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế từ môi trường tự nhiên
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên toàn cầu, nơi chứa đựng rất nhiều hiểm họa, làm gia tăng nguy cơ rủi ro. Những bất trắc của tự nhiên có thể làm thất thu, mất mùa trong nông nghiệp, trong khai thác thủy hải sản, làm cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến sự hạn chế về nguồn hàng xuất khẩu, làm gia tăng chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó, những thảm họa từ thiên nhiên như mưa bão, lốc xoáy, động đất, núi lửa… khiến cho quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các
quốc gia, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, gặp nhiều khó khăn và thiệt hại như: chậm trễ trong giao nhận hàng hóa, hàng hóa bị giảm hay mất giá trị sử dụng, người nhập khẩu bị lỡ cơ hội kinh doanh. Như vậy, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa trên thế giới trong đó không loại trừ Việt Nam.
Hiện nay, những thảm họa trên thế giới có xu hướng đang ngày càng gia tăng về cả số lượng vụ việc lẫn mức độ thiệt hại. Chính vì vậy đã làm cho rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng gia tăng.
2.2.1.2. Gia tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế từ môi trường chính trị quốc tế
Có thể nói những rủi ro do bạo động, chiến tranh gây ra là những rủi ro nghiêm trọng nhất bởi hậu quả của nó không chỉ đơn thuần là những tài sản mà còn liên quan trực tiếp đến sinh mạng của nhiều người. Ngày nay nguyên nhân của những cuộc bạo động và chiến tranh trên thế giới chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn giữa các sắc tộc và quyền lợi của một nhóm người.
Đầu những năm 1990, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp thị trường, mất bạn hàng truyền thống không mấy khó tính. Chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ kéo dài trong nhiều năm cũng đã ảnh hưởng nặng nề và gây tổn thất lớn cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam.
Thực tế, kinh tế luôn là chiêu bài của nhiều quốc gia phát triển gây sức ép phục vụ cho mưu đồ chính trị. Sự biến động chính trị, xung đột quân sự, cấm vận kinh tế không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của cả một quốc gia. Vì vậy, chính trị có tác động mạnh mẽ đến kinh tế, mọi sự biến động về chính trị đều là nguy cơ rủi ro cho những quan hệ kinh tế thế giới hiện nay.
2.2.1.3. Gia tăng nguy cơ rủi ro từ các cuộc khủng hoảng kinh tế
Nền kinh tế thế giới đã từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ. Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên xảy ra vào năm 1825, sau đó xuất hiện vào các năm 1836, 1847… mà đỉnh cao vào các năm 1929 – 1933. Đặc trưng của các cuộc khủng hoảng kinh tế là biến đổi theo các chu kỳ mặc dù có thời gian dài ngắn khác nhau. Khủng hoảng kinh tế chỉ là một trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, nó được coi là một sự kiện tất yếu, có tính quy luật, một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tức là nền kinh tế thế giới, khu vực hoặc quốc gia lâm vào tình trạng bất ổn: thất nghiệp gia tăng, lạm phát, giá cả tăng đột biến, tiền tệ mất giá nghiêm trọng, kinh tế suy thoái.
Sau nhiều năm phát triển với tốc độ cao nhất thế giới, khu vực Đông Nam Á được nhiều người biết đến với con mắt khâm phục. “Bất ngờ vào ngày 2/7/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Tiếp đó, ngày 11/7/1997, Philippin tuyên bố thả nổi đồng Pesô. Ngày 11/8/1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Ngày 14/8/1997, Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah. Ngày 23/12/1997, đồng Won (Hàn Quốc) xuống mức thấp nhất: 1926 won/1USD. Ngày 16/6/1998, đồng Yên (Nhật) giảm xuống mức kỷ lục trong nhiều năm: 150 yên/1USD”[10]. Đó chính là các mốc quan trọng đánh dấu cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước trong khu vực kéo dài trong nhiều năm. Hậu quả của cuộc khủng hoảnh tài chính tiền tệ này là hết sức nặng nề. Thái Lan và Indonesia là hai nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này. Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan năm 1998 giảm 16,1% so với năm 1996 (trước năm khủng hoảng), của Indonesia năm 1998 giảm 21,2% so với năm 1996. Tốc độ phục hồi kinh tế của hai nước này cũng khá chậm chạp do dư âm của cuộc khủng hoảng kéo dài.
Việt Nam là một trong bốn nước Asean (Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam) ít nhạy cảm hơn với cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở khu vực. Tuy là một thành viên của Asean nhưng Việt Nam chưa thực sự đạt tới mức nhất thể chung về kinh tế, thể hiện ở một số điểm sau: “Thứ nhất, thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển, kém hòa nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế; thứ hai, cơ cấu luồng vốn chảy vào Việt Nam có độ an toàn cao hơn do chủ yếu là FDI và ODA”[3]. Mặt khác, nền kinh tế thị trường chưa thực sự phát triển ở Việt Nam, đồng nội tệ còn yếu, tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư còn thấp, giới đầu cơ chưa có điều kiện thuận lợi để hoạt động, vai trò kiểm soát của chính phủ mạnh. Đó là những lý do cơ bản mà nền kinh tế Việt Nam phần nào né tránh được khủng hoảng tài chính – tiền tệ mặc dù Việt Nam nằm trong khu vực khủng hoảng.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đồng tiền Việt Nam dần dần được nâng cao tính tự do chuyển đổi, nền kinh tế thị trường đang trong quá trình phát triển nên một khi có khủng hoảng kinh tế trên thế giới thì Việt Nam sẽ phải chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước đây.
2.2.1.4. Nguy cơ rủi ro từ chính sách quản lý kinh tế và cơ chế điều hành hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam
Phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều hành của nhà nước thông qua hệ thống chính sách, công cụ pháp luật. Để xây dựng được một hệ thống chính sách vĩ mô, thiết lập một cơ chế điều hành kinh tế hoàn hảo cần phải có thời gian dài không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện, thử nghiệm, áp dụng, hiệu chỉnh… Tuy vậy, hoạt động kinh doanh thường ngày không thể chờ đợi một hệ thống chính sách và cơ chế điều hành hoàn hảo được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy, hướng dẫn thi hành mới thực hiện. Nền kinh tế buộc phải chấp nhận một thực tế là chính sách kinh tế có thể chưa đáp ứng, chưa phù hợp với
thực tiễn kinh doanh, cho nên các chính sách vừa được ban hành vừa sửa chữa gây nhiều trở ngại lớn đến hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu luôn phải đối mặt với nguy cơ: sự bất định trong chính sách, sự phức tạp của cơ chế điều hành, chính sách không phù hợp, không theo kịp sự biến động và yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện nay.
2.2.1.5. Nguy cơ rủi ro từ hoạt động tài chính
Không trực tiếp gây ra rủi ro, nhưng tài chính quốc tế và tài chính vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan và khu vực cũng là một minh chứng khắc nghiệt cho rủi ro tài chính gây ra cho nền kinh tế thế giới và khu vực trong đó có Việt Nam.
Tài chính Việt Nam trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế quốc dân đang hội nhập với thế giới và khu vực, không tránh khỏi sự tác động của tài chính quốc tế. Sự tác động này sẽ thực sự mạnh mẽ khi tính chuyển đổi của VND đang ngày càng được nâng cao. Theo quyết định số 98/2007QĐ- TT, đến năm 2010, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam với các mục tiêu cụ thể: tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để VND tham gia thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này làm gia tăng nguy cơ rủi ro từ hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.1.6. Nguy cơ rủi ro do hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn của các nhà quản trị kinh doanh
Năng lực, trình độ chuyên môn của các nhà quản trị có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ được giao thì doanh nghiệp có cơ hội tốt để đạt được thành công. Ngược lại, nếu nhà quản trị thiếu năng lực, trình độ chuyên môn thì đó là nguồn rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế thì phẩm chất của người lãnh đạo càng được đề cao bởi tính chất phức tạp, chứa nhiều rủi ro của thị trường quốc tế.
Năng lực, trình độ chuyên môn của các nhà quản trị cấp cao và quản trị doanh nghiệp được hình thành từ ba yếu tố: thứ nhất là những kiến thức được đào tạo, học tập, rèn luyện trong nhà trường; thứ hai là những kiến thức, kinh nghiệm có được trong quá trình bám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh; thứ ba là những kỹ năng do năng khiếu bẩm sinh. Nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn rất thiếu cả ba nhân tố này.
2.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam
Trong quá trình tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân… vào mọi lúc, mọi nơi. Trong phạm vi của khóa luận chỉ nghiên cứu những rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong những năm gần đây. Những rủi ro này có thể được chia thành các nhóm như sau:
2.2.2.1. Rủi ro phát sinh do sự thay đổi môi trường kinh doanh
a) Rủi ro chính trị , pháp luật
Một khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì các quốc gia đều chịu những tác động của môi trường chính trị, pháp luật thế giới. Đối với Việt Nam những tác động của môi trường chính trị, pháp luật thế giới đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thấy rõ trong những năm 1990. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đầu những năm 1990 gây nên sự thiếu hụt về vốn đầu tư, về thị trường tiêu thụ lại cộng thêm sự bao vây, cấm vận của Mỹ và những sai lầm trong cuộc cải cách thời kỳ trước khiến nền kinh tế nước ta trong những năm này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu
vực Đông Nam Á (1997-1998) đã làm cho một số ngành hàng xuất khẩu của nước ta, đặc biệt là nông sản, bị tổn thất lớn do hàng loạt đồng tiền của các nước trong khu vực bị mất giá. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 1997 chỉ đạt 3,32% so với năm 1996, thấp hơn rất nhiều so với mức 33,2% của năm 1996 so với năm 1995. Năm 1998, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản còn thấp hơn, chỉ đạt 1,9% so với năm 1997 [10]. Nguyên nhân là hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Châu Á, nhất là thị trường Đông Nam Á nên khi đồng nội tệ của các quốc gia này giảm giá so với VND đã hạn chế nhập khẩu, kích thích xuất khẩu tại các thị trường này. Do đó, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN bị giảm do giá hàng nhập khẩu vào các nước đó trở nên đắt hơn. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu sang thị trường các nước ngoài khu vực, các mặt hàng nông sản của Việt Nam phải chịu thua thiệt so với các nước ASEAN, vốn tương đồng về cơ cấu nay lại rẻ hơn so với hàng Việt Nam. Mặt khác, tình hình chính trị tại Trung Đông diễn ra hết sức phức tạp; các cuộc chiến tranh tôn giáo, sắc tộc và khủng bố vẫn thường xuyên xảy ra… Tất cả đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam.
Ví dụ 1: Cuộc chiến tranh Irap đã gây ra nhiều thiệt hại cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Công ty Xuất nhập khẩu (thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam) khi thực hiện xuất hàng sang nước này đã mất trên 30 tỷ đồng và hoàn toàn không có lợi nhuận. Đồng thời, cuộc chiến tranh cũng làm cho giá xăng dầu thế giới diễn biến rất phức tạp, thị trường trong nước trở nên căng thẳng. Ở một số địa phương đã xảy ra những cơn sốt ngắn ngày, gây tác động tiêu cực đến thị trường nội địa, buộc Nhà nước phải điều chỉnh bằng các biện pháp: giảm thuế nhập khẩu, tăng dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp, điều chỉnh giá bán,… Bối cảnh này ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh xăng dầu. Trước hiện tượng nhiều doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu