Vai Trò Của Biện Pháp Tịch Thu Vật, Tiền Trực Tiếp Liên Quan Đến Tội Phạm

áp dụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án) và đối với người phạm tội nói chung (cả bị can, bị cáo, người phạm tội và người bị kết án).

Thứ tư, mục đích của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là hỗ trợ cho hình phạt.

Thứ năm, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự và phải do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự đặc biệt do LTTHS quy định.

Thứ sáu, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm chỉ mang tính chất cá nhân.

Ngoài sáu đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm còn có những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm tác động tới cả tài sản của những người tham gia tố tụng khác cũng như tài sản của cơ quan, tổ chức, thậm chí cả tài sản của nhà nước chứ không chỉ riêng tài sản của người phạm tội.

Thứ hai, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được tòa án áp dụng bên cạnh hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị, răn đe, giáo dục người phạm tội và những cá nhân khác trong xã hội mà còn để xử lý vật chứng, xử lý tài sản, tiền bạc có liên quan đến tội phạm mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ, đã kê biên.

1.1.2.3. Vai trò của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là bộ phận cấu thành của hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự trong LHS Việt Nam. Biện pháp tư pháp này là biện pháp hỗ trợ cho hình phạt. Tuy nhiên, điều đó không làm cho nó mất đi vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách hình sự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Vai trò của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong việc thực hiện chính sách hình sự được thể hiện trước hết ở phương diện xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật. Song song với việc quy định tội phạm thì việc quy định một hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự đa dạng để hình sự hóa đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội là một việc quan trọng để thực hiện chính sách hình sự. Đa dạng hóa các biện pháp cưỡng chế hình sự là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Với nhiều loại biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhau được quy định với nhiều cấp độ về khả năng tác động khác nhau thì việc xử lý hình sự sẽ càng chính xác, do đó, mục đích của các biện pháp cưỡng chế hình sự đạt được càng cao, có nghĩa là khả năng phân hóa TNHS càng được bảo đảm tốt. Từ đây, có thể nhận thức được sự có mặt của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS bên cạnh hình phạt và các biện pháp tư pháp khác làm cho hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự cân đối hơn, tương xứng hơn, hoàn thiện hơn, giúp cho việc thực hiện chính sách hình sự năng động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm sẽ củng cố, hỗ trợ và

tăng cường cho kết quả của việc áp dụng hình phạt. Hiệu quả tối đa của việc áp dụng hình phạt trong nhiều trường hợp chỉ có thể đạt được khi có sự hỗ trợ của biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

Mỗi một biện pháp cưỡng chế hình sự đều có khả năng đưa lại những hạn chế về quyền và lợi ích nhất định của đối tượng bị áp dụng. Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có khả năng hạn chế những quyền và lợi ích về mặt kinh tế của người bị áp dụng nên được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng “nhằm ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [41. tr. 269]. Việc quy định biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự là một giải pháp pháp lý đúng đắn, phối hợp với hình phạt và biện pháp tư pháp khác trong việc thực hiện các mục đích của TNHS.

Ngoài ra, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm khi được áp dụng còn góp phần thực hiện chức năng bảo vệ, chức năng phòng ngừa và chức năng giáo dục của LHS, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả những khả năng vốn có của biện pháp này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với người phạm tội giúp giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của chức năng này không

nhằm vào người phạm tội mà nhằm vào cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe, phòng ngừa. Mọi người nhìn vào hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu để có những xử sự đúng đắn, tôn trọng pháp luật, nếu không họ cũng có thể bị xử phạt như những người phạm tội, đồng thời nhắc nhở mọi người trong cộng đồng xã hội chớ có phạm tội, nếu đã có ý định phạm tội thì phải dừng lại, nếu không dừng lại sẽ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định. Thông qua việc tác động tới đối tượng bị áp dụng bằng cách tước bỏ những điều kiện xã hội, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm còn có tác dụng răn đe đối với các thành viên khác trong xã hội, góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng và chống tội phạm thì đòi hỏi Nhà nước và xã hội phải áp dụng đồng bộ, có hệ thống và toàn diện các biện pháp khác nhau với mức độ cưỡng chế phù hợp và uyển chuyển thì mới có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phạm tội ra khỏi cuộc sống xã hội [43, tr. 20]. Mặc dù biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm có nội dung trừng trị không cao như hình phạt, nhưng nó thể hiện sự lên án mạnh mẽ của Nhà nước, đồng thời, chủ động loại trừ điều kiện tái phạm của người phạm tội, làm tăng hiệu quả của hình phạt. Do đó, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hình phạt với các biện pháp tư pháp nói chung, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nói riêng là rất quan trọng, góp phần nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cả hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự trong LHS Việt Nam.‌

1.2. PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN

TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM VỚI HÌNH PHẠT TIỀN, HÌNH PHẠT TỊCH THU TÀI SẢN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.2.1. Phân biệt biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm với hình phạt tiền

1.2.1.1. Giống nhau

Giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và hình phạt tiền có những điểm giống nhau như sau:

- Một là, đều là biện pháp cưỡng chế về hình sự do LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân (con người cụ thể, có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm).

- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của đối tượng bị áp dụng.

- Ba là, đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với đối tượng bị áp dụng, đó là bị tước quyền sở hữu đối với tài sản.

- Bốn là, đều có thể được áp dụng độc lập trong trường hợp nhất định.

- Năm là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

- Sáu là, đều mang tính chất cá nhân, không áp dụng đối với pháp nhân.

- Bảy là, đều nhằm mục đích trừng trị đồng thời giáo dục, cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm.

1.2.1.2. Khác nhau

Bảng 1.1: So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và hình phạt tiền

Tiêu chí So sánh

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan

đến tội phạm

Hình phạt tiền

1. Mức độ

Ít nghiêm khắc hơn hình

phạt

Nghiêm khắc hơn biện

pháp

Tiêu chí So sánh

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan

đến tội phạm

Hình phạt tiền

1. Mức độ nghiêm khắc

Ít nghiêm khắc hơn hình phạt tiền.

Nghiêm khắc hơn biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến

tội phạm.

2. Chủ thể áp dụng

Cả cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều có thẩm quyền áp dụng căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ

thể tương ứng.

Chỉ do Tòa án xét xử vụ án hình sự cụ thể tương ứng mới có thẩm quyền áp dụng.

3. Phạm vi áp dụng

- Áp dụng đối với tất cả những người tham gia tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự

quy định.

- Chỉ áp dụng đối với người bị kết án nói riêng, trên cơ sở bản án kết tội đã có hiệu lực

pháp luật.

4. Điều

Áp dụng trong mọi

Chỉ áp dụng đối với tội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự Việt Nam - 4

trường hợp khi có vật,

phạm ít nghiêm trọng

dụng

tiền bạc trực tiếp liên

xâm phạm trật tự quản


quan đến tội phạm.

lý kinh tế, trật tự công



cộng, trật tự quản lý



hành chính nếu áp dụng



là hình phạt chính; chỉ



áp dụng đối với tội



phạm về tham nhũng,



ma túy nếu áp dụng là



hình phạt bổ sung; và



những tội phạm khác do



BLHS quy định tại chế



tài của điều luật về tội



phạm đó.

5. Đối

- Công cụ, phương tiện

Một khoản tiền nhất

tượng áp

dùng vào việc phạm tội;

định của người bị kết

dụng

- Vật hoặc tiền do phạm

án.


tội mà phạm tội hoặc do



mua bán, đổi chác



những thứ ấy mà có;



- Vật thuộc loại Nhà



nước cấm lưu hành.



→ Các tài sản này có

→ Khoản tiền này là


thể là thuộc sở hữu của

của người bị kết án.


người phạm tội hoặc



thuộc sở hữu của người


kiện áp

khác hoặc tài sản của

Nhà nước.


6. Hậu quả pháp

- Đối tượng bị áp dụng không bị coi là có án

tích.

- Người phạm tội phải chịu án tích.


1.2.2. Phân biệt biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm với hình phạt tịch thu tài sản

1.2.2.1. Giống nhau

Giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và hình phạt tịch thu tài sản có những điểm giống nhau như sau:

- Một là, đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân (con người cụ thể, có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm).

- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của đối tượng bị áp dụng.

- Ba là, đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với đối tượng bị áp dụng, đó là bị tước quyền sở hữu đối với tài sản.

- Bốn là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

- Năm là, đều nhằm mục đích ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới, răn đe người khác không phạm tội và giáo dục toàn xã hội tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí