Luận văn
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
Có thể bạn quan tâm!
- xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An - 2
- Giới Thiệu Chung Về Công Ty Cổ Phần Du Lịch – Dịch Vụ Hội An
- Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Trung Tâm Lữ Hành Hội An
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
4. Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Các loại hình du lịch 6
1.2 Loại hình du lịch mạo hiểm 7
1.3 Chương trình du lịch mạo hiểm 12
1.4 Quy trình thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm 15
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM
LỮ HÀNH HỘI AN 20
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An 20
Lịch sử hình thành và phát triển công ty 20
Chú thích 25
2.2 Trung tâm lữ hành Hội An 28
Chú thích 29
2.3 Phân tích môi trường kinh doanh 33
2.4 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm 43
Chương III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG
TÂM LỮ HÀNH HỘI AN 57
3.1 Những căn cứ tiền đề 57
3.2 Xác định khách hàng mục tiêu 65
3.3 Khảo sát nguồn cung 69
3.4 Thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm. 77
3.5 Định giá cho chương trình 84
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý du lịch nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các chuyến du lịch mạo hiểm. Nước ta với ba phần tư địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các dãy núi đá vôi địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển, nếu biết phát huy chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách ưa mạo hiểm, khám phá.
Mấy năm gần đây, ngành du lịch, văn hóa đã tổ chức một số cuộc khảo sát các tuyến điểm du lịch để đánh giá thực trạng và cơ hội mở tuyến du lịch mới. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ. Và hiện nay cũng còn rất ít doanh nghiệp lữ hành tham gia tổ chức các tours du lịch mạo hiểm. Mới có một vài công ty du lịch mạnh dạn “tấn công” vào lĩnh vực này với chương trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, chinh phục đỉnh Bạch Mã, đèo Pren,đỉnh Lang Bian, đỉnh Phan Xi Păng, chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... Tuy nhiên, do không có được tiếng nói chung, nên nhìn chung du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều.
Điều cần làm hiện nay để giúp du lịch mạo hiểm có được bước đột phá, đón lấy cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế là các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch sao cho phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác kinh doanh, phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch thể thao mạo hiểm.
Hội An – di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đã trở thành một trong
những điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung cũng như cả nước, lượng khách quốc tế đến
Hội An ngày càng gia tăng qua các thời kỳ. Cùng với sự phát triển vượt bậc của thành phố Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, cả về lượng và chất. Uy tín, thương hiệu của Công ty ngày càng được nâng cao với hệ hống cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, nhiều dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, thực tế ở Hội An hiện nay, việc khai thác tour của các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn, rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú là thành một tuyến du lịch. Do đó, có những chương trình vẫn còn nghèo nàn, không hấp dẫn du khách và gây sự nhàm chán cho những ai quay lại. Bên cạnh đó, cùng với số lượng đối thủ cạnh tranh không ngừng gia tăng, sự xâm nhập của nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài đã tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt ở Hội An nói riêng và khu vực Miền Trung nói chung. Xây dựng nên những sản phẩm mới, làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của công ty cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ở Hội An là một trong những vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư. Đó là những lý do mà em thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tạo ra một sản phẩm mới cho Trung tâm lữ hành Hội An, cụ thể là xây dựng nên những chương trình du lịch mạo hiểm để làm phong phú thêm sản phẩm cho Trung tâm. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm ở Hội An còn làm cho du khách có một cái nhìn mới mẻ về đô thị cổ này, không chỉ là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng mà còn là nơi có thể tham gia những hoạt động mạo hiểm thú vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch
và các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể tổ chức được các hoạt động mạo hiểm.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: nghiên cứu các tuyến, điểm du lịch; khả năng và cách thức xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm.
- Không gian: trên địa bàn thành phố Hội An và các vùng lân cận
4. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn ngoài danh mục các bảng biểu; danh mục các sơ đồ, đồ thị; danh mục các từ viết tắt; danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục thì gồm có 3 phần chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận
Nhắc lại một số kiến thức về các bước thiết kế một chương trình du lịch, đưa ra
những khái niệm về loại hình du lịch mạo hiểm.
Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An và Trung tâm lữ hành Hội An, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
Phần III: Xây dựng CTDL mạo hiểm cho Trung tâm lữ hành Hội An
Xây dựng một số chương trình du lịch mạo hiểm trong phạm vi xung quanh Hội An và đưa ra mức giá cho các chương trình đó.
Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trong thời gian thực tập tại Trung tâm lữ hành Hội An (thuộc Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An), dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thống Nhất và sự giúp đỡ của các anh chị làm việc tại Trung tâm lữ hành Hội An. Do thời gian thực tập hạn chế và kinh nghiêm thực tế chưa nhiều, luận văn sẽ còn nhiều thiết sót. Vì thế, em mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Khương Thanh Thúy
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các loại hình du lịch.
1.1.1. Khái niệm về loại hình du lịch
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được sắp xếp chung theo một mức giá bán nào đó”.
1.1.2. Phân loại các loại hình du lịch
1.1.2.1. Dựa vào động cơ chuyến đi
- Du lịch văn hoá
- Du lịch lịch sử
- Du lịch sinh thái
- Du lịch vui chơi giải trí
- Du lịch thuần tuý về nhu cầu thể chất và tinh thần
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch hành hương tôn giáo
+ Du lịch hoài niệm
- Du lịch công vụ
- Du lịch mang tính chất xã hội
1.1.2.2. Dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
- Du lịch quốc tế: Bao gồm trong đó những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau. Trong đó, chúng ta phân biệt:
+ Du lịch quốc tế chủ động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền
với khách du lịch quốc tế đến nước ta.
+ Du lịch quốc tế bị động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với
việc đưa khách du lịch nước ta ra nước ngoài.
- Du lịch trong nước: Bao gồm những chuyến du lịch mà nơi đến du lịch và nơi cư trú của khách du lịch ở trên cùng một quốc gia.
1.1.2.3. Dựa vào nơi tham quan du lịch
- Du lịch nghỉ biển
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nông thôn
- Du lịch tham quan thành phố
1.1.2.4. Dựa vào phương tiện vận chuyển
- Du lịch bằng ôtô
- Du lịch bằng tàu thuỷ
- Du lịch bằng đường hàng không
- Du lịch bằng các phương tiện vận chuyển khác (môtô, xe đạp…)
1.1.2.5. Dựa vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày
1.1.2.6. Dựa vào khả năng chi trả của du khách
- Du lịch hạng sang:
- Du lịch quần chúng
1.1.2.7. Dựa vào cách tổ chức
- Theo số lượng
+ Du lịch theo đoàn
+ Du lịch đi lẻ
- Theo tính chất tổ chức
+ Du lịch theo giá trọn gói
+ Du lịch theo từng loại dịch vụ tự chọn lựa
1.2 Loại hình du lịch mạo hiểm
1.1.3. Loại hình du lịch mạo hiểm là gì?
1.1.3.1. Khái niệm
- Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch mà với nó ta có thể tham gia vào những hoạt động vô cùng thú vị. Thay vì chỉ đi xem các phong cảnh thiên nhiên, chúng ta thật sự tham gia vào việc khám phá những điều mới lạ và lý thú. Theo cách đó, du lịch mạo hiểm làm cho kỳ nghỉ càng trở nên đáng nhớ hơn.
- Có rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm khác nhau, chính vì thế, ai cũng sẽ tìm thấy được loại du lịch mạo hiểm phù hợp với mình. Sự thật là mọi cá nhân đều có cách suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của từ “mạo hiểm”, khái niệm “du lịch mạo hiểm” trở thành một khái niệm rất rộng lớn. Hơn nữa, quan trọng là phải hiểu rằng, không phải là gây nguy hiểm cho chính mình trong chuyến du lịch đó mới gọi là du lịch mạo hiểm. Có thể một số người cho rằng cắm trại ở một nơi kỳ lạ, quái đản là mạo hiểm, nhưng số khác có thể cảm thấy chèo xuồng kayak hoặc vượt thác mới đúng ý nghĩa… Một cách hiểu khác, nếu sự mạo hiểm không phù hợp với bản thân mình thì cũng không cần phải lo lắng. khái niệm mạo hiểm khác nhau đối với mỗi người. Do vậy, chúng ta vẫn có thể thực hiện một hoạt động nào đó mà trước giờ ta chưa từng thực hiện, đó cũng có thể xem như là một loại du lịch mạo hiểm. Chẳng hạn đến thăm Tây Ban Nha hoặc đi châu Phi, thậm chí là đến Pháp…là những việc mà bạn chưa từng thực hiện trước đây. Như vậy, để xác định rõ du lịch mạo hiểm nghĩa là gì đối với bạn, bạn cần xác định được cảm giác của bản thân mình về khía cạnh của từ “mới lạ”, “thú vị” và “táo bạo”.
- Một tour du lịch mạo hiểm có bao gồm các hoạt động như: leo núi (hiking), đi bộ đường dài (trekking), đạp xe (bicycling), chèo xuồng kayak, bơi thuyền (boating), đi thuyền buồm (sailing), lặn biển (scuba diving), leo dốc núi (mountain climbing), nhảy dù (sky diving) và còn nhiều hoạt động khác nữa. Một lần nữa, du lịch mạo hiểm được định nghĩa bởi các cá nhân tham gia vào hoạt động mạo hiểm, mà giới hạn cho sự mạo hiểm lại tuỳ thuộc vào mỗi người nên mức độ liều lĩnh cho chuyến du lịch của mỗi cá nhân cũng tuỳ thuộc vào cá nhân đó. Do đó, sẽ không bao giờ ta bị buộc phải tham gia vào bất kỳ những cái gì mà mình cảm thấy là vượt quá mức an toàn hoặc làm mình khiếp sợ. Thật ra, sự hấp dẫn của một chuyến du lịch mạo hiểm có thể hiểu đơn giản đó là sự hấp dẫn của những cái mới lạ mới vừa trải qua.
- Mọi lứa tuổi khác nhau đều thích du lịch mạo hiểm và nó không chỉ dành riêng cho những người trẻ tuổi. Thực tế là, nó không phải là không phổ biến cho những người