Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 2

nhau trong tiêu thụ sản phẩm như theo từng vùng, theo từng địa phương, từng loại thị trường. Toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tổng hợp từ các địa điểm trên.

1.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng lâu đời phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, cùng tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.

Số gốc để so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định để so sánh và do đó có nhiều dạng so sánh khác nhau.

So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch, so trong phương án giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.

So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ( năm trước, quý trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp điệu thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp.

So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu… giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.

1.2.3. Phương pháp liên hoàn (phương pháp số chênh lệch)

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 2

Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hai yếu tố là khối lượng bán hàng và giá bán hàng hóa. Cho nên thông qua phương pháp thay thế liên hoàn cho phép các nhà phân tích nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định.

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý:

Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau.

Nhân tố khối lượng thay thế trướng, nhân tố trọng lượng thay thế sau

Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.

2. Các chỉ tiêu

2.1. Các yếu tố sản xuất kinh doanh

Các yếu tố sản xuất kinh doanh bao gồm: lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu. Các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp, do vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được. Nếu việc tổ chức quản lý không tốt, không đồng bộ, mất cân đối giữa các yếu tố sẽ dẫn đến kết quả sản xuất bị hạn chế ở nơi mất cân đối đó và ảnh hưởng đến hiệu quả nói chung.

2.1.1. Lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên thích ứng với cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp vừa phải và phải dành phần chủ yếu cho lao động trực tiếp. Về chất lượng, cần chú ý bậc thợ bình quân của từng loại thợ và số lượng loại thợ bậc cao và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên quản lý. Do vậy, khi phân tích cần đưa ra các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng lao động.

Về số lượng, cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng số, cơ cấu lao động của công ty thay đổi như thế nào qua các kỳ.

Để đánh giá chất lượng lao động thì cần liên hệ với quy mô sản xuất, từ đó biết được năng suất lao động và mức độ hiệu quả trong việc quản lý lao động của công ty.

2.1.2. Tài sản cố định:

Tài sản cố định ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như:

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định thuê tài chính

Nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến tài sản cố định hữu hình, tài sản chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.

Các hệ số phân tích tình hình trang bị tài sản cố định

Hệ số tăng (giảm) tài sản cố định dùng để đánh giá quy mô tài sản cố định thay đổi trong kỳ. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Nếu giá trị tài sản tăng trong kỳ là tài sản cố định mới và giảm trong kỳ là tài sản cố định cũ, lạc hậu thì tài sản cố định của doanh nghiệp được đổi mới, tiên tiến. Khi sử dụng chỉ số này cần xem xét đến chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số tăng

( giảm) tài sản cố định

Giá trị TSCĐ tăng ( giảm) trong kỳ

=

Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số hao mòn tài sản cho biết tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Hệ số này càng tiến gần đến 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã được khấu hao gần hết, trở nên lạc hậu và doanh nghiệp sắp phải thay mới. Ngược lại, hệ số này thấp chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp mới được trang bị và có khả năng là hiện đại, tiên tiến.

Hệ số hao mòn tài =Giá trị hao mòn của TSCĐ

sản cố định

Nguyên giá của TSCĐ

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Trang bị tài sản cố định là bước đầu quan trọng nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nhưng sử dụng tài sản cố định sao cho hiệu quả mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Vì thế, nhà phân tích cần phải phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định một cách toàn diện về số lượng, thời gian và công suất sử dụng.

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài cố định.

Hiệu suất sử dụng =

tài sản cố định

Doanh thu

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng nguyên giá tài sản cố định làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, đem lại doanh thu cao.

2.1.3. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và có chất lượng là điệu kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất. Đảm bảo nguyên vật liệu như thế nào thì việc tạo ra sản phẩm cũng như thế. Số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm phụ thuộc trước tiên vào số lượng, chất lượng và tính đồng bộ trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Tiến độ sản xuất, nhịp điệu sản xuất phụ thuộc vào tính kịp thời và nhịp điệu trong việc đảm bảo nguyên vật liệu. Ngoài ra việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí, giá thành sản phẩm cao hay thấp, hiệu quả kinh doanh như thế nào cũng phụ thuộc vào việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất.

2.2. Chi phí hoạt động kinh doanh

2.2.1. Tổng chi phí

Chỉ tiêu tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí cố định và chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.2.2. Các khoản mục chi phí chi tiết

Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao, chi phí dụng cụ sản

xuất… Đây là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp là những chi phí khả biến, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tỷ trọng giá vốn hàng bán cho biết trong 1 đồng doanh thu thì chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ chi phí sản xuất trực tiếp thấp và sản phẩm có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tỷ trọng giá vốn hàng bán

=

Giá vốn hàng bán

Doanh thu

Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm…

Chi phí này bao gồm các tiểu khoản:

Chi phí nhân viên

Chi phí vật liệu bao bì

Chi phí dụng cụ đồ dùng

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác


Tỷ trọng chi phí bán bàng

=

Chi phí bán hàng

Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết để tạo 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu cho việc bán hàng, đưa sản phẩm tới tay người mua. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hiệu quả các chi phí liên quan đến việc bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các tiểu khỏan mục sau:

Chi phí nhân viên quản lý

Chi phí vật liệu quản lý

Chi phí đồ dùng văn phòng

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Thuế, phí và lệ phí

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dự phòng

Chi phí bằng tiền khác


Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp

=

Chi phí quản lý

Doanh thu

Tỷ trọng này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu cho việc quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vận hành một cách đồng bộ. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập trung, gọn nhẹ và hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này lớn thì có thể bộ máy quản lý của công ty quá cồng kềnh, bị phân tán.

Chi phí tài chính là những khoản chi phí cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch tỷ giá và các chi phí bằng tiền khác. Tỷ trọng chi phí tài chính cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải trả bao nhiêu tiền lãi cho bên cung cấp vốn nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay, với chi phí sử dụng vốn thấp.


Tỷ trọng chi phí tài chính

=

Chi phí tài chính

Doanh thu

2.3. Phân tích tài sản và vốn hoạt động của doanh nghiệp

2.3.1. Tài sản

Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Việc phân tích tài sản của doanh nghiệp giúp đánh giá xem liệu việc sử dụng nguồn vốn để phân bổ vào các loại tài sản của doanh nghiệp có cân bằng hay không.

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản dài hạn.

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tài sản lưu động được sử dụng một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tổ chức kỳ kinh doanh mới thì phải mua sắm lại toàn bộ tài sản lưu động trừ một phần tư liệu lao động. Sau mỗi lần sử dụng, tài sản lưu động bị thay đổi hình dạng ban đầu. Trị giá tài sản lưu động hạch toán hết một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, vào chi phí hàng hóa, sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động nhanh hơn nhiều so với tài sản cố định.

Tài sản lưu động bao gồm: Tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, phải thu và tài sản lưu động khác.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định là những tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia nhiều lần vào kỳ hoạt động kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái hiện vật ban đầu. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dưới dạng: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Chi phí sử dụng tài sản cố định hạch toán vào chi phí kinh doanh sản phẩm dưới dạng khấu hao tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định được chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022