Qua số liệu của năm 2004 cho thấy những chi phí lớn mà xí nghiệp phải sử dụng đó là chi cho việc chi trả lương, đây là một khoản chi phí lớn nhất. Điều này thể hiện sự quan tâm tới đội ngũ nhân viên trong xí nghiệp, giúp cho việc nâng cao đời sống cho nhân viên từ đó thúc đẩy sự tận tình trong công việc của người nhân viên. Số liệu còn cho thấy sự cắt giảm chi phí của những chi phí không cần thiết dẫn tới lãng phí đồng vốn như hội nghị tiếp khách chỉ có 1.681.000đ trong khi đó tổng chi phí là 1.942.711.351đ chiếm phần rất nhỏ ( 0,08% tổng chi phí ). Nhưng chi cho sử dụng điện trong một năm của xí nghiệp còn quá lớn, điều này dẫn tới sự thất thoát nguồn vốn lớn. Để đánh giá được chính xác sự cắt giảm chi phí ta so sánh mức chi phí qua các năm gần đây:
Biểu 2.7: Doanh thu và chi phí của xí nghiệp qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
2002 | 2003 | 2004 | |
Tổng DT | 5,98 | 7,36 | 8,14 |
Tổng chi phí | 1,52 | 1,79 | 1,94 |
Tỷ suất CP (%) | 25,4 | 24,3 | 23,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Chủ Yếu Về Các Mặt Hàng Sản Xuất Kinh Doanh Của Xí Nghiệp
- Đặc Điểm Về Các Yếu Tố Đầu Vào Cho Sản Xuất
- Hoàn Thiện Cơ Sở Hạ Tầng, Thiết Bị Sản Xuất
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Đẩy Mạnh Kinh Doanh Thực Phẩm Tại Xí Nghiệp Khai Thác Và Cung Ứng Thực Phẩm Tổng Hợp
- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 11
- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trích từ báo cáo kêt quả kinh doanh của phòng kế toán)
Dựa vào những số liệu biểu trên ta thấy rằng xí nghiệp đã có những biện pháp hợp lý để giảm dần chi phí. Tỷ suất chi phí năm 2002 là 25.4%, giảm xuống 24.3% năm 2003 và sang năm 2004 chỉ còn 23.8%. Nhìn vào biểu trên có thể thấy rằng nguyên nhân của tỷ suất chi phí giảm là do doanh thu tăng mạnh trong khi tốc độ tăng của chi phí rất chậm. Tỷ suất chi phí giảm góp phần cho lợi nhuận của xí nghiệp cao hơn và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng dần mặt hàng kinh doanh cả về số
lượng và chất lượng, từng bước thâm nhập các thị trường dân cư có mức sống thấp hơn.
3.4.2. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh( P = DT - CP ). Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất, cốt lõi nhất để đánh giá doanh nghiệp đó sản xuất kinh doanh có lãi, hay lỗ, nó có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ nào đó.Tăng lợi nhuận, tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của xí nghiệp. Do tăng tổng doanh thu và giảm chi phí nên lợi nhuận của xí nghiệp tăng lên được thể hiện ở biểu 2.7 ngoài ra nó còn thể hiện ở:
Biểu 2.8: Lợi nhuận của xí nghiệp qua các năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Diễn giải | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | So sánh % | |||
02/01 | 03/02 | 04/03 | ||||||
1 | Doanh thu | 5260,1 | 5983,4 | 7301,2 | 8142,3 | 113,8 | 122 | 111,5 |
2 | Khoản giảm trừ | 2,8 | 3,1 | 4,3 | 4,9 | 110,7 | 138,7 | 113,9 |
3 | Giá vốn hàng bán | 3967,2 | 4185,9 | 5031,1 | 5831,4 | 105,5 | 120,2 | 115,9 |
4 | Lợi nhuận gộp | 1290,1 | 1794,4 | 2265,8 | 2305,9 | 139,1 | 126,3 | 101,8 |
5 | CP bán hàng | 896,9 | 1266,9 | 1507,5 | 1422,7 | 112,3 | 128,4 | 109,9 |
6 | CP quản lý XN | 247.8 | 348,5 | 573,2 | 520,1 | 113,2 | 129,9 | 114,8 |
7 | LN từ hđsxkd | 115 | 179 | 185 | 203 | 104,7 | 103,4 | 108,1 |
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm)
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu được từ hoạt động bán hàng của xí nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong trong tổng số lợi nhuận.
Khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra trên thị trường tăng hàng năm từ 5260,1 triệu đồng năm 2001 lên đến 8142,3 triệu đồng năm 2004. Doanh thu của xí nghiệp tăng hơn 500 triệu qua mỗi năm, dù chi phí của xí nghiệp có tăng nhưng mức tăng của chi phí là rất nhỏ so với tốc độ tăng của doanh thu vì thế xí nghiệp vẫn đảm bảo được lợi nhuận cuối năm vẫn tăng hơn năm trước theo biểu trên thì năm 2001 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là115 triệu đồng, năm 2002 là 179 triệu đồng ( tăng 4,7% ); con số thống kê năm 2004 là 203 triệu đồng tăng 3,4% so với năm 2003 và tăng 8,1% so với năm 2001 điều đó chứng tỏ xí nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
3.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì bất cứ khâu nào trong kinh doanh cũng liên quan đến vấn đề sử dụng vốn.Trong doanh nghiệp, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng, vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh đều được thu hồi và tăng so với vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó có lãi. Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu như: tốc độ chu chuyển, thời gian vòng chu chuyển, sức sinh lời, tình hình năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị… Nhìn chung xí nghiệp sử dụng đồng vốn là có hiệu quả điều đó đã được khẳng định qua mức thu lợi nhuận của xí nghiệp, và khả năng thu hồi vốn nhanh.
3.5. Đánh giá chung về quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp
3.5.1. Những mặt đạt được
Để theo kịp sự chuyển mình của nền kinh tế thế giới nói chung và nước nhà nói riêng, nhất là vào thời kỳ toàn cầu hoá, giai đoạn nước ta chuẩn bị ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên gay gắt, xí nghiệp chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Ngay từ những năm thành lập xí nghiệp đã vấp phải nhiều vấn đề: hàng hoá sản xuất ra khó
bán, doanh thu thấp. Nhưng từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì xí nghiệp luôn bám sát nhu cầu thị trường với phương châm sản xuất kinh doanh cái mà khách hàng cần chứ không sản xuất kinh doanh cái mình sẵn có, mạnh dạn đưa ra những biện pháp , kế hoạch kinh doanh mới nhằm thích ứng thị trường. Chính vì thế tổng doanh thu của xí nghiệp qua các năm tăng trưởng rõ rệt, mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh, tổng lợi nhuận, mức doanh lợi trên vốn kinh doanh, năng suất lao động bình quân của một lao động…đều tăng.
Xí nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để thiết lập quan hệ tốt với các đối tác, doanh nghiệp khác góp phần giải quyết khó khăn trong sản xuất, tạo thị trường đầu ra cho sản xuất để tiêu thụ hàng hóa kịp thời, tạo thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu đầu vào liên tục, không bị tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất dẫn tới sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Không có tình trạng mà hàng không bán được hay thiếu nguyên liệu, hỏng máy móc trang thiết bị dẫn tới công nhân phải nghỉ làm. Vì thế xí nghiệp luôn ổn định được số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và dự trữ cung cấp hàng hoá đúng thời gian, địa điểm, đúng số lượng, chất lượng, quy cách… cho khách hàng . Nên xí nghiệp đã tạo được uy tín lớn trên thị trường và sản phẩm của xí nghiệp có một tiếng vang lớn và nâng cao hiệu quả kinh doanh,
Tình hình sử dụng vốn của xí nghiệp là tương đối tốt, vốn kinh doanh được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời.Tốc độ chu chuyển vốn của xí nghiệp là khá nhanh; điều đó cho thấy mức tiêu thụ hàng hóa của xí nghiệp là khá tốt. Xí nghiệp đã áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:
- Đẩy mạnh doanh số bán hàng hoá và dịch vụ, trên cơ sở nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá bằng việc mở rộng thị trường đầu vào, đầu ra, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mạng lưới bán hàng, tăng yếu tố dịch vụ cả trước, trong và sau khi bán hàng…
- Giảm đến mức tối thiểu chí phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở quản lý và tiết kiệm: chi phí vận chuyển và các chi phí khác, bảo quản và hao hụt hàng hoá, nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị, tận dụng những cửa hàng kho chưa sử dụng để cho thuê…
- Tăng cường công tác quản lý tài chính trên các mặt: xí nghiệp có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và toàn bộ nguồn vốn theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn kinh doanh để giảm mức thiệt hại về vốn.
Hàng năm xí nghiệp đều tổ chức thi, chấm công ghi chép sổ sách để nâng lương cho những cán bộ công nhân viên thực sự giỏi chuyên môn có tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác. Công tác tổ chức của xí nghiệp đã được thay đổi đáng kể, rút gọn tinh giản bộ máy quản lý, tập trung trong cơ cấu tổ chức, tuyển thêm cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, thực hiện luân phiên, chuyển đổi cơ cấu lao động. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại nhân viên cho nắm bắt với những công việc mới, hiện xí nghiệp có tới trên 60 các bộ công nhân viên đều có năng lực, trẻ sáng tạo, yêu nghề tạo thành một nguồn lực lớn mạnh.
Xí nghiệp đã xây dựng thêm nhiều kho, mua mới nhiều trang thiết bị để chủ động dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất,hàng hóa để cung ứng cho các đối tác.
Xí nghiệp đã từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, nhiều mặt hàng mới đã được sản xuất thử như nem chay, đồ hộp… tìm các đối tác mới trên thế giới để xuất khẩu.
Quan tâm tới đội ngũ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tăng lương, thưởng, để tạo động lực cho họ phấn đấu, hết mình vì xí nghiệp. Tham gia các hoạt động xúc tiến tiêu thụ như tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm, khuyến mại… chính vì thế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tham gia các hoạt động từ thiện.
3.5.2. Những mặt tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
Bên cạnh những thành tựu đạt được, xí nghiệp còn phải đối mặt với những tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết:
Công tác Marketing ở xí nghiệp chưa được coi trọng và xem xét nghiêm túc, chưa có khoản kinh phí riêng dành cho hoạt động này. Vẫn còn tư tưởng chờ đợi khách hàng đến mới tổ chức giới thiệu hàng, chủ yếu bán hàng dựa vào các đầu mối sẵn có, công tác nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu hoạch định các kế hoạch, chiến lược kinh doanh; công tác tiếp thị quảng cáo, xúc tiến thương mại chưa có hiệu quả rõ rệt.
Mạng lưới các kênh phân phối của xí nghiệp còn mang tính chắp vá, chưa xây dựng được các kênh riêng biệt, bề rộng trong từng kênh chưa có số liệu thống kê chính xác. Phương tiện vận tải chưa có vẫn phải đi thuê ngoài, xí nghiệp mới chỉ có 3 nhân viên chuyên làm trong công tác vận chuyển với phương tiện là xe mô tô, mà hoàn toàn chưa có xe cơ giới lớn để vận chuyển với khối lượng lớn tiết kiệm chi phí. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chu trình phân phối. Điều đó đòi hỏi xí nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý lưu thông hàng hóa, cho phép thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Chính sách giá của xí nghiệp còn chịu ảnh hưởng của thị trường bên ngoài, kém linh hoạt so với các đối thủ cạnh tranh, gây khó khăn cho việc điều hành, quyết định. Thường mức giá sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ra cao hơn đối thủ cạnh tranh, nên mức tiêu thụ chưa thật cao. Xí nghiệp phải đề ra được mức giá phù hợp sau khi đã tiến hành các bước nghiên cứu giá đồng thời phối hợp được với các thiết kế sản phẩm, phân phối và xúc tiến thương mại.
Hiện nay, xí nghiệp gặp phải các đối thủ cạnh tranh lớn là Công ty Thực phẩm miền Bắc, Công ty Thực phẩm Tây Nam Bộ, Công ty TNHH trung thành, Công ty Thực phẩm miền Trung… Các doanh nghiệp này cũng kinh doanh mặt
hàng thực phẩm, có nhiều mặt hàng cùng loại. Mà xí nghiệp chưa xây dựng được các giải pháp tốt nhất để nâng cao và thắng thế trong cạnh tranh.
Vốn, cơ chế quản lý và sử dụng vốn cần phải xem xét lại gấp, xí nghiệp chưa có chiến lược phát triển và huy động các nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Xí nghiệp không tìm kiếm các nguồn vay để bổ trợ cho quá trình đổi mới, vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, kinh doanh còn thiếu nhiều, nhất là phương tiện vận tải, các thiết bị băng truyền, kho tàng bảo quản hàng hóa.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CUNG ỨNG THỰC PHẨM TỔNG HỢP
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm tới
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của dân cư, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của nhân dân ngày càng cao, mức độ khó tính của người tiêu dùng ngày càng cao, điều đó là vấn đề mà toàn ngành sản xuất thực phẩm phải giải quyết. Để đáp ứng được thì ngành cần phải nhận biết:
- Nhu cầu thực phẩm công nghệ biến đổi, những mặt hàng có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ tăng trưởng mạnh.
- Trong thời gian gần đây, việc ngộ độc thức ăn là một vấn đề nổi cộm. Vì vậy, an toàn thực phẩm được người tiêu dùng ngày càng chú ý và nó còn là vấn đề sống còn đối với danh tiếng của toàn ngành thực phẩm.
- Không những các mặt hàng có chất lượng cao sẽ tăng nhanh trong thời gian tới mà còn đòi hỏi những sản phẩm với bao bì, mẫu mã trang trí đẹp, bảo đảm chất lượng.
- Xu hướng phát triển của nền nông nghiệp và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nông nghiệp nông thôn, tỷ trọng lương thực và thực phẩm qua chế biến
sẽ tăng lên trong tổng giá trị lương thực, thực phẩm đưa ra thị trường sẽ tăng rất nhanh. Từ đó ngành thực phẩm có thể có được mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Sản phẩm của xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp rất đa dạng, những sản phẩm như tương ớt, mắm, măng… hiện ở thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại do các công ty khác sản xu ất, trước hết xí nghiệp phải nắm bắt được những vấn đề trên.
1.1. Mục tiêu của xí nghiệp trong thời gian tới
Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của bộ thương mại, của chính phủ được giao trực tiếp sản xuất và bán một số hàng thực phẩm. Xí nghiệp gặp phải nhiều khó khăn như nguồn vốn bị hạn chế, dẫn tới quy mô kinh doanh bị hạn chế, chế độ lương thưởng, khuyến khích lao động cũng thấp đi… Chính vì vậy xí nghiệp cần xây dựng được một kế hoạch kinh doanh và giải pháp thúc đẩy kinh doanh tốt từ đầu vào, đầu ra, sản xuất là một điều kiện cần và đủ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thắng lợi trong cạnh tranh.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của ngành Thương mại Hà Nội và định hướng phát triển, mục tiêu chiến lược của xí nghiệp là phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Dịch vụ bảo quản và các dịch vụ Thương mại khác đáp ứng nhu cầu khách trong nước và quốc tế, từng bước đưa xí nghiệp phát triển đa lĩnh vực, vừa sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, vừa nghiên cứu ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Để đạt được mục tiêu phát triển của xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp đặt ra thì cần phải tập chung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tập chung phát triển hệ thống tiêu thụ thị trường nội địa, trên địa bàn Thành phố và các Tỉnh Thành phố.