Hàng năm xí nghiệp đều tổ chức thi, chấm công ghi chép sổ sách để nâng lương cho những cán bộ công nhân viên thực sự giỏi chuyên môn có tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác. Công tác tổ chức của xí nghiệp đã được thay đổi đáng kể, rút gọn tinh giản bộ máy quản lý, tập trung trong cơ cấu tổ chức, tuyển thêm cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, thực hiện luân phiên, chuyển đổi cơ cấu lao động. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại nhân viên cho nắm bắt với những công việc mới, hiện xí nghiệp có tới trên 60 các bộ công nhân viên đều có năng lực, trẻ sáng tạo, yêu nghề tạo thành một nguồn lực lớn mạnh, đó là một điều kiện về nguồn lực lớn của xí nghiệp.
Xí nghiệp đã xây dựng thêm nhiều kho, mua mới nhiều trang thiết bị để chủ động dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất,hàng hóa để cung ứng cho các đối tác.
Xí nghiệp đã từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, nhiều mặt hàng mới đã được sản xuất thử như nem chay, đồ hộp… tìm các đối tác mới trên thế giới để xuất khẩu.
Quan tâm tới đội ngũ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tăng lương, thưởng, để tạo động lực cho họ phấn đấu, hết mình vì xí nghiệp. Tham gia các hoạt động xúc tiến tiêu thụ như tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm, khuyến mại… chính vì thế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tham gia các hoạt động từ thiện.
4. Một số kiến nghị
Các cơ quan có chức năng tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, đặc biệt là bộ y tế, công an, cục quản lý thị trường. tránh tình trạng hàng kém phẩm chất, hàng nhái, đưa vào lưu thông bán với giá rẻ vừa ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân vừa ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ của xí nghiệp.
Nhà nước cần có chính sách cụ thể ổn định với từng mặt hàng, xúc tiến nhanh để gia nhập tổ chức thương mại thế giới, từng bước hiện đại hóa công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp. Nhà nước cần ban hành các quy định về quản lý vốn, có thể cổ phẩn hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ để từng bước
tăng tính tự lập, tự chủ, tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Tăng cường công tác truy thu thuế, tránh tình trạng hàng hóa trốn thuế, chống buôn lậu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu…
Từng bước giúp đỡ ngành thực phẩm nói chung và xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm nói riêng để tạo những cơ hội mới có thể gặp gỡ tiếp xúc với bạn hàng trong và ngoài nước như tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, liên doanh liên kết để có thể mở rộng xí nghiệp về mọi mặt.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho xí nghiệp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh như tạo thêm vốn, tăng lương cho cán bộ công nhân viên khi tham gia vào sản xuất các sản phẩm cay, nóng… ảnh hưởng tới mắt, mũi.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Quá Trình Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh Của Xí Nghiệp
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Đẩy Mạnh Kinh Doanh Thực Phẩm Tại Xí Nghiệp Khai Thác Và Cung Ứng Thực Phẩm Tổng Hợp
- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp nằm là một xí nghiệp chịu sự quản lý của Công ty Thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh trên cả ba lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ. Trong quá trình hoạt động, vượt lên những khó khăn thử thách, tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp đã đạt được một số thành tựu nhất định, từng bước đưa hoạt động của xí nghiệp ngày càng có hiệu quả.
Mới qua một thời gian ngắn thực tập tại xí nghiệp, được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, tôi đã có được một sự hiểu biết tương đối về sự xí nghiệp. Từ khi xí nghiệp được thành lập tới nay, đã có những bước thăng trầm, nghiên cứu từ thực trạng sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp… tôi đã đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, với hy vọng góp phần khắc phục những khó khăn trước mắt và hạn chế những thiếu sót trong quá trình quản lý kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian tới.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy: Th.S. NGUYỄN THANH PHONG cùng cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
PHẦN II
NHÓM TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nhóm I: Điều lệ hoạt động của Công ty Thực phẩm Hà Nội, của xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp:
+ quyết định 490QĐ/UB ngày 26/01/1993 của UBNDTP
+ quyết định 299 QĐ/STM ngày 09/11/2001 của sở Thương Mại
+ quyết định 388 TN/TCCB ngày 12/4/1989 của sở Thương Mại
+ quy chế, tổ chức và hoạt động của Công ty Thực phẩm Hà Nội
+quy chế, tổ chức và hoạt động của xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp
- Nhóm II: Các văn bản liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các phòng ban xí nghiệp qua các năm từ năm 1999 -2004
- Nhóm III: Các văn băn liên quan đến kế toán thống kê:
+ về nhân lực của xí nghiệp
+ về báo cáo tài chính của các năm
+ bản báo cáo kinh doanh qua các năm 2000 - 2004
+ Hoá đơn xuất kho
- Nhóm IV: Các giáo trình liên quan
+ Giáo trình kinh tế thương mại
Chủ biên: GS. TS. Đặng Đình Đào
GS. TS. Hoàng Đức Thân
+ Giáo trình marketing thương mại Chủ biên: GS. TS. Nguyễn Xuân Quang
+ Giáo trình thương mại doanh nghiệp Chủ biên: GS. TS. Đặng Đình Đào
+ Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại
Chủ biên: PGS. PTS. Hoàng Minh Đường - PTS. Nguyễn Thừa Lộc
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH THỰC PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 2
1. Khái niệm và vai trò của kinh doanh thực phẩm đối với quá trình sản xuất kinh doanh 2
1.2. Vai trò của kinh doanh thực phẩm 4
1.2.1. Vai trò của kinh doanh thực phẩm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 4
1.2.2. Vai trò của kinh doanh thực phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp 5
2. Nội dung của kinh doanh thực phẩm 8
2.1. Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn) 7
2.2. Quá trình sản xuất sản phẩm 13
2.3. Tiêu thụ sản phẩm 14
2.3.1. Nghiên cứu thị trường 16
2.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 17
2.3.3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán 17
2.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm 18
2.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng 19
2.3.5.1. Quảng cáo 20
2.3.5.2. Khuyến mại 21
2.3.5.3. Hội chợ, triển lãm 22
2.3.5.4. Bán hàng trực tiếp 22
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp 24
3.1.1. Môi trường văn hóa xã hội 24
3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật 25
3.1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ 25
3.1.4. Môi trường cạnh tranh 26
3.1.5. Môi trường địa lý sinh thái 27
3.2.1. Tiềm lực tài chính 28
3.2.2. Tiềm lực con người 29
3.2.3. Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp 29
3.2.4. Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp 30
3.2.5. Trình độ tổ chức, quản lý 30
3.2.6. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp 30
3.2.7. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp 31
3.2.8. Mục tiêu, khả năng theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp 31
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm ở doanh nghiệp 31
4.1.1. Chỉ tiêu doanh thu 31
4.1.2. Chi phí kinh doanh 32
4.1.3. Tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng 33
4.2. Hiệu quả 34
4.2.1. Chỉ tiêu khái quát 34
4.2.2. Những chỉ tiêu cụ thể 34
4.2.2.1. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ 34
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CUNG ỨNG THỰC PHẨM TỔNG HỢP 38
1. Khái quát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp 38
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 38
1.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp 39
1.2.2. Đặc điểm chủ yếu về các mặt hàng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 42
1.2.2.1. Sản phẩm tương ớt 42
1.2.2.2. Sản phẩm dấm gạo 45
1.2.2.3. Sản phẩm măng dầm dấm 47
1.2.2.4. Sản phẩm nước mắm 48
1.2.2.5. Sản phẩm dịch vụ 48
1.2.3. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào cho sản xuất 49
1.2.3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu 49
1.2.3.2. Đặc điểm về thiết bị máy móc và cơ sở vật chất 49
1.2.3.3. Về vốn, tài sản, lao động 50
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp 50
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây 50
2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường 54
2.2.2. Chính sách sản phẩm 54
2.2.3.Chính sách giá 56
2.2.4. Đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu đầu vào 56
2.2.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất 57
2.2.6. Chính sách phân phối 57
2.2.7. Chính sách xúc tiến tiêu thụ 58
3. Phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của xí nghiệp 58
3.1. Về môi trường kinh doanh của xí nghiệp 58
3.4. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu 62
3.4.1. Chỉ tiêu chi phí 63
3.4.2. Chỉ tiêu lợi nhuận 66
3.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 67
3.5. Đánh giá chung về quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp 67
3.5.1. Những mặt đạt được 67
3.5.2. Những mặt tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 70
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CUNG ỨNG THỰC PHẨM TỔNG HỢP 71
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm tới 71
1.1. Mục tiêu của xí nghiệp trong thời gian tới 72
1.2. Phương hướng của xí nghiệp trong thời gian tới 73
2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp 74
2.1. Biện pháp nghiên cứu thị trường để giới thiệu, quảng bá thương hiệu và xây dựng phương án kinh doanh 74
2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 74
2.1.2. Xây dựng Thương hiệu 75
2.2. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 79
2.2.1. Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối 79
2.2.2. Tìm địa điểm thích hợp để làm điểm Kinh doanh 81
2.2.3. Đào tạo người bán hàng “Hay còn gọi là nhân viên tiêu thụ sản phẩm” 81
2.3. Áp dụng chính sách giá linh hoạt 82
2.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến 83
2.4.1. Giảm chi phí giảm giá thành sản xuất 83
2.4.2. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh 84
2.4.3. Tạo nhãn hiệu cho sản phẩm( tem của sản phẩm, bao bì, nhãn mác) 84
2.5. Các hoạt động xúc tiến bán hàng 85
2.5.1. Tăng cường công tác quảng cáo 85
2.5.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng 86
2.6. Các phương pháp khác 86
3. Điều kiện tiền đề để thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh kinh doanh tại xí nghiệp 86
3.1. Tình hình kinh tế của đất nước. 86
3.2.Về phía xí nghiệp 88
4. Một số kiến nghị 89
KẾT LUẬN 90