Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Đẩy Mạnh Kinh Doanh Thực Phẩm Tại Xí Nghiệp Khai Thác Và Cung Ứng Thực Phẩm Tổng Hợp‌

- Thực hiện chiến lược đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ cho sản xuất, đầu tư xây dựng.

- Khôi phục và đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm truyền thống đã được người tiêu dùng quan tâm, tín nhiệm. Và các mặt hàng đã có Thương hiệu trên thị trường.

- Triển khai việc áp dụng lĩnh vực Công nghệ thông tin trong hệ thống điều hành, quản lý kinh doanh và quảng cáo thương hiệu, cũng như nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội nói chung và của xí nghiệp nói riêng.

- Thúc đẩy và phát triển mạnh việc nghiên cứu thị trường, quảng bá rộng rãi về Thương hiệu Công ty Thực phẩm Hà Nội cũng như xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp, quảng bá các mặt hàng, nhãn hiệu của từng sản phẩm của xí nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường cũng như của người tiêu dùng.

1.2. Phương hướng của xí nghiệp trong thời gian tới

- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh doanh với tốc độ nhanh, mở rộng thị trường bán buôn và xuất khẩu, thực hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường khu vực ở khâu bán buôn và những mặt hàng thiết yếu đối với nhân dân.‌

- Chủ động khai thác nguồn hàng ổn định với chất lượng cao và giá cả hợp lý, bảo đảm phát triển kinh doanh bền vững, thiết lập quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chủ động đầu tư hoặc liên doanh với các doanh nghiệp khác, xây dựng một số dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất một số sản phẩm mà xí nghiệp có thế mạnh và nhu cầu thị trường đòi hỏi.

- Áp dụng đồng bộ các chính sách và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông, tăng lợi nhuận, tăng nghĩa vụ ngân sách và tăng thu nhập của người lao động.

- Tăng cường và làm thật tốt công tác tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đồng thời giữ uy tín của xí nghiệp trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, phát triển thị phần…

- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ qua các kênh phân phối và phối hợp đồng bộ với các chính sách xúc tiến tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp‌

2.1. Biện pháp nghiên cứu thị trường để giới thiệu, quảng bá thương hiệu và xây dựng phương án kinh doanh‌

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 10

2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp là một thành viên của Công ty Thực phẩm Hà Nội, một công ty được thành lập từ khá sớm trong ngành thực phẩm. Trải qua nhiều sự chuyển đổi của cơ chế thị trường và cơ cấu tổ chức Quản lý của Bộ máy Nhà Nước xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp vẫn từng bước hoàn thiện và đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh để xí nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.‌

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khắc nghiệt, có rất nhiều các đơn vị, công ty, doanh nghiệp cũng đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm thuộc lĩnh vực Thực phẩm như xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp - công ty Thực phẩm Hà Nội.

Chính vì vậy mà xí nghiệp cần phải xem xét đánh giá lại về kế hoạch, tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp làm sao cho phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay, hạn chế một cách tối đa những điểm yếu của xí nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh.

Mục tiêu trong những năm tới của xí nghiệp là mở rộng thị trường nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành phố trong cả nước, nắm vai trò chủ đạo trên thị trường với những mặt hàng truyền thống. Nghiên cứu là phải mở ra được các thị trường mới cho sản phẩm của xí nghiệp, trước hết là phải nắm bắt được thị trường tiêu thụ ở các quận còn lại của Hà

Nội như Hoàng Mai, Cầu Giấy, huyện Đông Anh, Từ Liêm để đặt được các đại lý bán buôn và bán lẻ cho xí nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, xí nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau:

- Tăng cường bộ phận nghiên cứu nhu cầu ở thị trường của từng tỉnh, tuyển thêm bộ phận marketing trong phòng kinh doanh, tạo lập một quỹ riêng hỗ trợ cho công tác mở rộng thị trường. Các nhân viên làm nhiệm vụ này phải nắm bắt được các nội dung như: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong và ngoài sự kiểm soát của xí nghiệp cũng như những cơ hội; thu thập thông tin khái quát về thị trường chủ yếu qua các tài liệu thống kê về doanh số bán, số lượng người mua bán, mức độ thoả mãn dung lượng thị trường; về kết cấu địa lý, phân bố dân cư; xu thế vận động của ngành thực phẩm. Từ đó có thể định hướng chọn sản phẩm phù hợp với từng đoạn thị trường, chọn ra thị trường có triển vọng nhất có thể phát huy tối đa thế mạnh của xí nghiệp để trình lên ban lãnh đạo xây dựng được chiến lược kinh doanh cho thời gian tới.

- Tìm hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp đang kinh doanh trên từng tỉnh, đâu là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất giá bán là bao nhiêu, các doanh nghiệp trong ngành và khả năng phát triển kinh doanh của họ. Từ đó có thể so sánh thế lực cạnh tranh của xí nghiệp so với đối thủ.

- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ ở từng tỉnh trên cơ sở liên doanh và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp ở địa phương, tổ chức mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ dưới nhiều hình thức.

- Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại để giới thiệu các loại hàng hoá của xí nghiệp .

- Tìm những đối tác cung ứng nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá ổn định để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.

2.1.2. Xây dựng Thương hiệu

Để xây dựng được Thương hiệu của mình xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp cần thực hiện các biện pháp nhằm khuyếch trương Thương hiệu và các nhãn hiệu sản phẩm để thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh doanh. Có rất nhiều cách để quảng bá Thương hiệu của xí nghiệp như:‌

Mở trang Web, giới thiệu sản phẩm trên Internet, tham gia Hội trợ trong nước và nước ngoài, quảng cáo Thương hiệu, Nhãn hiệu hàng hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng như ( báo chí, đài phát thanh, truyền hình…) Thực hiện chương trình xúc tiến Thương mại, tổ chức Hội thảo….

Để xí nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay và được sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng thì xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp cần phải đầu tư và thúc đẩy mạnh về vấn đề nghiên cứu thị trường, đầu tư vào việc quảng bá Thương hiệu và những sản phẩm của xí nghiệp - Công ty Thực phẩm Hà Nội để Công ty Thực phẩm Hà Nội nói chung và xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp nói riêng được người tiêu dùng sản phẩm trong thị trường Thành phố Hà Nội, các Tỉnh thành trong cả nước, và thị trường quốc tế biết đến tên tuổi của những sản phẩm của Công ty - xí nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Nhãn hiệu là một yếu tố để nhận biết được sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán hàng, và để phân biệt được với sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể: xí nghiệp tiến hành việc làm mới các biển hiệu để treo tại trụ sở chính của Xí nghiệp, các cửa hàng, các trung tâm Thương mại…Và xây dựng phương án chuỗi các cửa hàng “ Hanoi foodstuff”.

Xí nghiệp tự tạo Thương hiệu, nhãn hiệu cho mình có rất nhiều cái lợi thế: Có thể làm cho người tiêu dùng xử lý dễ đơn đặt hàng và có thể kịp thời phát hiện sai sót, để nhận biết đâu là sản phẩm có chất lượng, uy tín trên thị trường. Nhãn hiệu hoặc Thương hiệu có thể được pháp luật bảo hộ, giảm bớt rủi ro cạnh tranh bởi hàng nhái nhãn hiệu. Có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, giúp khách dễ nhận biết và lựa chọn sản phẩm, gây cho khách hàng tâm lý thích nhãn mác. Điều này có lợi cho xí nghiệp khi chia nhỏ thị trường. Ngoài ra nhãn hiệu nổi tiếng còn có lợi cho hình tượng của xí nghiệp.

+ Để làm được một biển hiệu tốt, bắt mắt người tiêu dùng và để cho Thương hiệu của xí nghiệp Khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và từ biển hiệu này đưa vào tâm lý khách hàng, sở thích của khách hàng và sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của xí nghiệp một cách ấn tượng nhất trong lòng khách hàng. Và để làm được điều đó ta cần phải chú ý tới những điểm sau :

1. Đòi hỏi các sản phẩm của xí nghiệp phải có chất lượng.


2. Nhằm vào động cơ mua hàng khác nhau, hoặc những khác nhau về kiểu dáng, mẫu mã của các sản phẩm để xác định được nhãn hiệu thích hợp , có sức hấp dẫn, để có lợi cho việc hình thành màu sắc riêng có cá tính trong lòng người tiêu dùng, để kích thích nhiều người tiêu dùng chấp nhận, quan tâm và mua hàng.

3. Đề chữ trên Biển hiệu là một trong những yếu tố cơ bản của biển hiệu: Vì nó giới thiệu tên, địa chỉ của xí nghiệp. Chính vì thế đề tên và chữ trên biển hiệu là điều không thể thiếu để người tiêu dùng nhận biết về xí nghiệp. Nó còn là sự thể hiện về đơn vị chủ quản của biển hiệu.

Những chữ được ghi trên biển trong con mắt người tiêu dùng nó là Đại biểu cho uy tín, Đại biểu cho một Công ty chính thức, có được sự công nhận, làm cho mọi người có cảm giác tin tưởng.

4. Mầu sắc và thiết kế tạo hình phải quan tâm đến tính nghệ thuật, nó mang đến tâm lý cho người quan tâm. Ta thường thấy người tiêu dùng khi chưa thật hiểu rõ về một mặt hàng nào đó thì họ sẽ chọn sản phẩm mà đã có Thương hiệu và tên tuổi trên thị trường. Hoặc họ xẽ chọn một sản phẩm mà có mầu sắc thật ấn tượng, hấp dẫn và bắt mắt họ.

5. Vai trò của biển hiệu không chỉ để phân biệt với các Công ty khác, nó còn định vị Thương hiệu trên thị trường cho xí nghiệp. Khiến nó tạo ra sức mạnh tiếp thị. Nhãn hiệu là một mục đích để nhận biết được sản phẩm hoặc

dịch vụ của người bán hàng, và để phân biệt được với sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Biển hiệu phải tạo cho mọi người mỹ cảm nghệ thuật, làm cho con người vui vẻ thưởng thức, ta đạt được mục đích là làm cho người ta “phải nhớ”.

6. Cách bố trí Lôgô, chữ, sự pha mầu trên biển hiệu làm sao cho đúng quy cách hợp lý và bắt mắt và để cho khách hàng dễ nhìn nhận ra được biển hiệu này là của Công ty nào.

7. Các biển hiệu treo tại các điểm khác nhau: Như các xí nghiệp, các của hàng kinh doanh… của công ty Thực phẩm Hà Nội đều phải giống nhau, cùng chất liệu để không bị lẫn lộn với các đơn vị khác, và không bị sai mầu sắc (phải đúng tông mầu quy định).

Kích thước của biển hiệu phải được tính theo chiều dài, chiều rộng rộng nơi treo biển để sao cho phù hợp với mỹ quan nơi đó.

8. Về Lôgô: Công ty thực phẩm - xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp đã có Lôgô của riêng mình mà hiện nay đã, đang và sẽ sử dụng Lôgô này trong việc tuyên truyền, quảng bá Thương hiệu, và được sử dụng để đưa vào quảng bá trên các sản phẩm của xí nghiệp sản xuất và kinh doanh.

9. HACCPchính là biểu trưng của quy trình công nghệ sản xuất tốt, ngăn ngừa mối hiểm nguy trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn Thực phẩm, quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về lĩnh vực Thực phẩm chính vì vậy ta cần đưa Lôgô “ HACCP” vào trong lĩnh vực quảng cáo của mình để nó biểu trưng cho vấn đề an toàn Thực phẩm của các sản phẩm mà xí nghiệp kinh doanh trên thị trường. Bởi vì nó tạo cho khách hàng tâm lý an toàn, sau khi mua hàng người

mua yêu cầu trong quá trình sử dụng sản phẩm, sản phẩm đó không mang lại sự mất an toàn hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân và gia đình họ.

10. Nhằm vào động cơ mua hàng khác nhau, hoặc những khác nhau về: Kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm để xác định được nhãn hiệu thích hợp và giầu sức hấp dẫn, có lợi cho việc hình thành mầu sắc riêng có cá tính trong lòng ngưòi tiêu dùng chấp nhận và mua hàng.

11. Xây dựng phương án các chuỗi cửa hàng “Hanoi foodstuff” là bán hàng trực tiếp tới tận tay khách hàng. Chính vì vậy ngoài việc kinh doanh ra ta cũng có thể coi đây là một hình thức quảng cáo tốt nhất và tiếp cận trực tiếp nhất tới tận tay người tiêu dùng.

2.2. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

2.2.1. Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối‌

Để hoàn thiện một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, thì đầu tiên xí nghiệp phải xây dựng cho mình kênh phân phối trong tiêu thụ hàng hoá là rất quan trọng. Song xí nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối thích hợp với từng thị trường nhất định.‌

Thiết kế hệ thống kênh phân phối là quá trình kết hợp các quyết định về địa điểm theo yếu tố địa lý và khách hàng để quyết định xây dựng phương án kênh phân phối của xí nghiệp.

Để thiết kế được hệ thống kênh phân phối phải làm tốt các nội dung cơ bản sau:

* Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh bao gồm:

- Giới hạn địa lý của thị trường.

- Các nhóm khách hàng trọng điểm.

- Lực lượng bán hàng của xí nghiệp.

- Các lực lượng trung gian trên thị trường.

- Các mục tiêu của xí nghiệp.

* Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối:

Mục tiêu của hệ thống kênh phân phối có thể được xác định theo các định hướng cơ bản sau:

- Mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng về thời gian, địa điểm và dịch vụ bên cạnh sản phẩm hiện vật.

- Doanh số bán tổng quát cho từng nhóm sản phẩm.

- Tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường, kiểm soát hay phát triển thị trường.

- Giảm chi phí bán hàng hay chi phí vận chuyển.

* Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối.

Từ việc nghiên cứu ưu nhược điểm của các dạng kênh, các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu và khả năng thiết lập kênh, mục tiêu và tiêu chuẩn kênh phân phối, xí nghiệp sẽ lựa chọn các dạng kênh trong kinh doanh.

* Lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh phân phối.

Các phần tử chủ chốt trong kênh phân phối của xí nghiệp bao gồm:

- Lực lượng bán hàng của xí nghiệp bao gồm các cửa hàng, đại lý, nhân viên thuộc xí nghiệp.

- Người mua trung gian bao gồm: Các nhà buôn lớn, các nhà buôn nhỏ, các đại lý mua đứt bán đoạn, các đại lý ký gửi…

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí