Nhận Thức Về Chi Phí Và Tầm Quan Trọng Của Quản Lý Chi Phí Trong Hoạt Động Kinh Doanh

khoán giờ đây đã trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của những người kinh doanh mà còn là mối quan tâm của cả những bà nội trợ. Có công ty nào mà không muốn cổ phiếu, trái phiếu của mình luôn có giá trị cao, ổn định. Và muốn vậy các công ty cổ phần phải không ngừng gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, không ngừng tăng hiệu quả quản lý chi phí. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam là hết sức cần thiết để từ đó có những giải pháp, hướng đi thích hợp hơn nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chi phí trong các công ty cổ phần Việt Nam.

2.2.1. Nhận thức về chi phí và tầm quan trọng của quản lý chi phí trong hoạt động kinh doanh

Trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh cùng với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc ra quyết định của mỗi nhà quản trị càng phải thận trọng và trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để có được những quyết định đúng đắn thì việc thu thập được những thông tin chính xác kịp thời đóng vai trò thật sự quan trọng. Trong công tác quản lý thì những thông tin về chi phí từ bộ phận quản lý chi phí của doanh nghiệp là những thông tin trọng tâm phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị.

a. Công tác nhận diện chi phí

Để có những thông tin chi phí làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích, lập báo cáo sử dụng cho mục đích quản trị như trên thì yêu cầu đầu tiên là doanh nghiệp phải phân biệt rõ ràng và nhận diện đúng các cách phân loại chi phí.

Hay nói cách khác nhận diện, phân tích các hoạt động phát sinh ra chi phí là mấu chốt để quản lý chi phí.

a.1. Nhận diện chi phí theo chức năng và yếu tố chi phí

Nhìn chung, cách phân loại hiện nay ở các doanh nghiệp cổ phần chủ yếu theo hai cách: phân loại chi phí theo chức năng và phân loại chi phí theo yếu tố dựa trên quy định chung của Nhà nước, các doanh nghiệp hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục chi phí này rất đầy đủ và chính xác. Các công ty cổ phần đều nhận diện chi phí theo cách phân loại này. Song hiểu chi phí và chỉ đơn thuần phân loại chi phí theo cách này mới chỉ đáp ứng tốt yêu cầu pháp lý.

a.2. Nhận diện chi phí theo cách phân loại khác

Các cách nhận diện chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc quản lý chi phí và phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp chưa được coi trọng và thực hiện ở doanh nghiệp như: phân loại chi phí theo cách ứng xử, phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được… Việc nhìn nhận chi phí dưới góc độ khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng tốt hơn với những biến động của chi phí và thích ứng với thị trường. Nếu không thực sự hiểu về chi phí theo nhiều chiều khác nhau rất có thể doanh nghiệp sẽ không lường hết được những chi phí có khả năng phát sinh và kiểm soát chúng trong quá trình hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 54 trang tài liệu này.

Mặc dù các phương pháp phân loại chi phí như trên không mới mẻ nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều chưa quan tâm đúng mức. Chỉ có 5% trong số các doanh nghiệp nói rằng ngoài cách nhận diện chi phí theo chức năng và yếu tố thì họ cũng có cân nhắc đến các chi phí cơ hội khi thực hiện các quyết định đầu tư. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm, đầu tư vào hệ thống kế toán nội bộ ở doanh nghiệp chưa cao, chưa thấy được hết tầm quan trọng của việc ứng dụng các thông tin của

các cách phân loại chi phí trong việc thiết lập các báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định ở doanh nghiệp.5

Hoạt động quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam - 4

b. Nhận thức tầm quan trọng của quản lý chi phí

Qua kết quả điều tra 20 công ty cổ phần có quy mô nhỏ ( kết quả điều tra của cá nhân em ) thì có tới 80% các công ty này vẫn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí. Chính vì vậy mà các quyết định của người quản lý đưa ra chưa thật hiệu quả.

b.1. Quản lý chi phí giúp các doanh nghiệp xác định chính xác giá thành sản

phẩm và cắt giảm chi phí.

Nhiều doanh nghiệp đánh đồng việc quản lý chi phí với chức năng kết toán chi phí của bộ phận kế toán. Khoảng 55% số công ty được hỏi trả lời quản lý chi phí chỉ có tác dụng duy nhất là xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ. Kết quả là không quản lý được các khoản mục chi phí một cách chặt chẽ, chỉ biết được tổng mức chi phí phát sinh sau mỗi kỳ tăng lên hay giảm xuống và những nguyên nhân cho sự

5 Tapchiketoan.com

phát sinh thì không rõ ràng. Do vậy có rất nhiều khoản chi phí bất hợp lý phát sinh mà doanh nghiệp không hề biết. Và vì thế mà việc xác định giá thành cũng không thực sự chính xác. Khoảng 32% số doanh nghiệp được hỏi thì cho rằng quản lý chi phí không chỉ giúp xác định chính xác giá thành mà còn giúp cắt giảm chi phí. ( Theo kết quả điều tra cá nhân). Điều này chứng tỏ đội ngũ kế toán ở các công ty cổ phần nhỏ và vừa chưa được đào tạo thật sự chuyên sâu.

Nếu không sớm nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý chi phí thì chắc chắn việc kinh doanh của một công ty rất dễ thua lỗ, nếu không thì công ty đó sẽ chỉ dậm chân tại chỗ trong khi những công ty khác đang chạy về phía trước.

b.2. Quản lý chi phí giúp doanh nghiệp đánh giá tốt hơn thành tích của các

bộ phần phòng ban, nâng cao năng lực cạnh tranh

Chỉ khoảng 13% số công ty cổ phần có quy mô nhỏ và vừa được hỏi cho rằng quản lý chi phí có vai trò thật sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp( theo kết quả điều tra cá nhân ). Ngoài việc xác định giá thành chính xác, tránh sự lãng phí trong doanh nghiệp, quản lý chi phí còn là một công cụ đắc lực để đánh giá hiệu quả, hiệu năng của các bộ phận phòng ban, giúp doanh nghiệp chủ động về vốn cho các quyết định đầu tư trong tương lai.

Có thể nói loại hình công ty cổ phần rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, và với việc Nhà nước đang ngày càng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này phát triển, vì thế số lượng công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng, nhưng chất lượng hoạt động chưa thật tốt. Ở nhiều công ty cổ phần có quy mô nhỏ thì ngay cả Giám đốc cho đến các nhân viên cũng chưa được đào tạo sâu về quản lý chi phí, hiểu về quản lý chi phí còn đơn giản. Do vậy không nhận thức hết được tầm quan trọng của quản lý chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.2. Cách thức quản lý chi phí

Do chưa nhận thức rõ ràng về quản lý chi phí cũng như chưa quan tâm đúng mức đến các cách nhận diện chi phí khác, nên ở nhiều công ty cổ phần có quy mô vừa và nhỏ chủ yếu quản lý chi phí theo từng khoản mục chi phí như cách phân loại chi phí của Bộ tài chính ( Theo kết quả điều tra cá nhân thì 100% số công ty cổ phẩn được hỏi đều quản lý chi phí theo các yếu tố chi phí). Việc quản lý chi phí

theo từng phòng ban hay bộ phận thường không được sử dụng, vì vậy việc đánh giá thành tích, hiệu quả hoạt động cũng như phân định trách nhiệm cho từng phòng ban, bộ phận đối với những chi phí phát sinh là rất hạn chế. Ngoài ra, do chỉ chú trọng đến theo dõi chi phí phát sinh theo chức năng và yếu tố, nên khi có nhiều phương án kinh doanh để lựa chọn, doanh nghieepjkhoong tính đến chi phí cơ hội của các phương án một cách kỹ càng điều này có thể dẫn đến sự lựa chọn không chính xác.

Trong doanh nghiệp việc theo dõi kiểm soát chi phí được thực hiện ở bộ phận kế toán tài chính. Các con số về chi phí đưa ra đã được phân tích nhưng việc tìm ra nguyên nhân chính cho sự phát sinh chi phí đó lại gặp rất nhiều khó khăn bởi hệ thống quản lý chi phí chưa được thiết lập một cách đồng bộ, công tác kế toán nội bộ chưa được quan tâm. Vì vậy các biện pháp để quản lý chi phí gần như không được sử dụng. Cụ thể:

a. Việc tuân thủ định mức và dự toán chi phí

Việc xây dựng và sử dụng hệ thống định mức cũng như dự toán chi phí đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường quản lý chi phí. Song công tác xây dựng, quản lý và sử dụng định mức chi phí, dự toán chi phí hiện nay ( theo đánh giá của ThS. Nguyễn Thị Lãnh trên trang web : www.tapchiketoan.com ) các doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Hệ thống định mức và dự toán chưa đầy đủ và đồng bộ. Thực tế ít có doanh nghiệp đã xây dụng được hệ thống định mức, dự toán chi phí tiêu chuẩn hoàn thiện, nhất là về lượng và đơn giá tiêu chuẩn. Đối với các yếu tố chi phí sản xuất chung thì đa số các doanh nghiệp chưa xây dựng.

Một số doanh nghiệp đã lập dự toán cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình nhưng chưa thật tốt và không đem lại nhiều hiệu quả. Các dự toán ngân sách muốn chính xác thì ngay từ bước đầu tiên nó phải được xây dựng dựa trên các mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Song các mục tiêu của những doanh nghiệp này mới chỉ chung chung, chưa cụ thể. Kết quả là dự toán đem lại hiệu quả không cao.

Một số doanh nghiệp khách thì đã lập dự toán song các bộ phận chức năng khác lại không theo dõi thực hiện và không giao cho phòng kế toán ghi chép, hệ

thống hóa thông tin theo các chỉ tiêu dự toán đã lập trong kế hoạch. Vì vậy việc đánh giá tình hình thực tế cũng như hiệu quả của hoạt động đã được lập dự toán gặp rất nhiều khó khăn.

Việc xây dựng quản lý và sử dụng định mức, dự toán thực tế ở các doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện kiêm nhiệm bởi các nhân việ từ các phòng ban, mà những người này không gắn liền trách nhiệm cá nhân trong việc dự toán ngân sách doanh nghiệp nên các báo cáo dự toán ngân sách không có độ chính xác cao và thường không khả thi. Đặc biệt là chưa có sự tham gia hiệu quả của bộ phận kế toán.

Để có những căn cứ và cơ sở cho việc lập dự toán và làm tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động, quản lý chi phí trong quá trình thực hiện so với kế hoạch thì việc xây dựng và vận dụng các định mức chi phí là một trong những nền tảng để vận dụng các phương pháp quản lý chi phí hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu về thông tin và sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh trong việc ra quyết định của nhà quản trị.

Có thể nói, xây dựng định mức chi phí và lập dự toán ngân sách là một trong những công cụ hữu hiệu để lập kế hoạch chi phí hợp lý, một bước của quy trình quản lý chi phí, nhưng lại không được các công ty cổ phần nhỏ và vừa quan tâm thích đáng. Điều này càng chứng tỏ nhận thức về quản lý chi phí của nhiều nhà quản lý còn khá hạn chế, cách thức quản lý chi phí còn đơn giản.

b. Việc thực hiện quản lý chi phí qua các trung tâm quản lý chi phí

Phải chăng các công ty có quy mô nhỏ và vừa, các hoạt động còn ít và không quá phức tạp nên chưa cần thiết lập các trung tâm quản lý chi phí? Chính vì vậy khi có sự tăng đọt biến ở một khản mục chi phí nào đó, doanh nghiệp tìm mọi cách cắt giảm nhưng khó có thể tìm ra nguyên nhân phát sinh cũng như tìm ra bộ phần phòng ban nào phải chịu trách nhiệm cho sự phát sinh chi phí đó. Khi không phát hiện ra nguyên nhân thật sự cho sự phát sinh chi phí thì việc cát giảm nó thật vô ích và không thể đem lại hiệu quả lâu dài. Thậm chí có thể khiến cho doanh nghiệp mất lợi nhuận vì cắt giảm chi phí không gắn với mục tiêu tăng trưởng, và vì đoi khi sự gia tăng chi phí lại là có ảnh hưởng tích cực khi đó là những chi phí tốt.

Cũng có khá nhiều công ty không xây dựng các trung tâm quản lý chi phí, nhưng quản lý chi phó tương đối tốt vì ý thức tiết kiệm chi phí của mỗi nhân viên trong công ty rất cao. Tuy nhiêu khi quy mo doanh nghiệp mở rộng, các hoạt động phức tạp và đa dạng hơn nếu chỉ quản lý chung các khoản mục chi phí như hiện nay thì việc đánh giá hoạt động ở từng bộ phận , phòng ban hầu như không thực hiện được và vì vậy thật khó có thể quản lý chi phí tốt được.

Việc xây dựng trung tâm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn rất nhiều trong công tác tập hợp và kiểm soát các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp. Thế nhưng vấn đề này cũng chưa được nhiều sự quan tâm từ phí các công ty cổ phần nhỏ và vừa.

c. Việc áp dụng các phương pháp quản lý chi phí hiện đại ( phương pháp

ABC, phương pháp chi phí mục tiêu)

Các công ty cổ phần Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, các phương pháp kế toán chi phí hiện đại như ABC, phương pháp chi phí mục tiêu đều chưa được áp dụng thậm chí nhiều nhân viên còn chưa được trang bị kiến thức này vì các lý do sau:

Loại hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mới ở Việt Nam và mới chỉ thực sự bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây để phù hợp với xu thế hội nhập thế giới nên quy mô công ty chủ yếu ở mức nhỏ và vừa ( khoảng 80% tổng số công ty cổ phần có quy mô nhỏ và vừa ), và số lượng công ty làm ăn thật sự có hiệu quả cao đã niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm số lượng nhỏ trong tổng số công ty đang hoạt động. Do vật hầy như các công ty này chủ yếu quản lý chi phí theo yếu tố, bởi theo phương pháp này họ tận dụng sẵn việc phân loại chi phí theo yêu cầu của Bộ tài chính, và rất đơn giản.

Phương pháp ABC và phương pháp chi phí mục tiêu là hai phương pháp hiện đại được áp dụng rất nhiều ở các nước tu bản phát triển, và hiện nay ngay cả Trung Quốc cũng đang ứng dụng phương pháp này. Tuy nhiên các phương pháp này khá phức tạp vì đòi hỏi có những điều kiện cần thiết như tự động hóa tương đối cao, tốn nhiều công sức, … nhưng ở Việt Nam điều kiện về công nghệ là khá hạn chế, đặc biệt với các công ty nhỏ và vừa thì càng trở nên khó khăn.

Nguồn nhân lực thì chưa được đào tạo chuyên sâu về những phương pháp này nên nếu áp dụng thì khả năng thành công là rất khó.

95% số công ty được khảo sát đánh giá rằng các biện pháp quản lý chi phí mà họ đang áp dụng ( chủ yếu là quản lý chi phí theo yếu tố) là phù hợp với quy mô của công ty vì không quá phức tạp và dễ áp dụng. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải thừa nhận rằng phương pháp này chưa thật hiệu quả, vì những thông tin có được từ phương pháp này chỉ mới cung cấp những thông tin chung chung bằng những con số, hay nói cách khác phương pháp này mới chỉ đáp ứng yêu cầu pháp lý mà thôi.

Vậy tại sao các doanh nghiệp không nghĩ tới việc chuyển sang áp dụng một phương pháp mới hiệu quả hơn? Nhiều công ty thì cho rằng, hiện nay quy mô của công ty còn nhỏ, các chi phí phát sinh không nhiều vì vậy việc quản lý theo phương pháp hiện tại vẫn đem lại hiệu quả tương đối. Có những công ty khác nhận thấy những phương pháp mới như ABC, phương pháp chi phí mục tiêu đem lại rất nhiều giá trị cho công ty khi áp dụng. Tuy nhiên điều khiến các doanh nghiệp băn khoăn và lo lắng nhất là họ chưa được trang bị thật sự kỹ càng về các phương pháp này. Hơn nữa phương pháp này đòi hỏi cơ cấu lại tổ chức, đầu tư vào phần mềm và phần cứng, thiết bị thu thập dữ liệu và đòi hỏi có nguồn nhân lực có kỹ năng và được đào tạo chuyên sâu. Đặc biệt là khi bản thân các nhân viên kế toán trong doanh nghiệp chưa thật sự hiểu thấu đáo về các phương pháp này trong khi phương pháp lại khá phức tạp. Mặc dù phương pháp ABC, phương pháp chi phí mục tiêu đã được sử dụng thành công trong rất nhiều công ty lớn, nhưng nó lại không đảm bảo việc hoàn vốn trong một thời gian ngắn do những đầu tư ban đầu để thu thập được dữ liệu đầy đủ và chính xác cho việc xác định các tiêu thức phân bổ cho từng hoạt động, sản phẩm là khá lớn. Có lẽ vì những lý do đó mà các công ty cổ phần nhỏ và vừa ở Việt Nam cho rằng việc áp dụng các phương pháp quản lý chi phí mới là quá mạo hiểm.

Như vậy có thể thấy việc xây dựng các biện pháp phù hợp với các doanh nghiệp để quản lý chi phí một cách hiệu quả ở các công ty cổ phần nhỏ và vừa ở Việt Nam chưa được quan tâm. Phương pháp quản lsy ở các công ty này còn đơn giản và mới chỉ đảm bảo một nội dung trong quản lý chi phí, đó là hạch toán chi phí

phát sinh đầy đủ. Còn việc phân tích đánh giá chi phí để hiểu bản chất của sự biến động chi phí còn rất hạn chế.

2.2.3. Thực trạng về thu thập thông tin chi phí

Việc sử dụng các biện pháp quản lý như đã đề cập giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về chi phí dễ dàng hơn và kiểm soát chi phí tốt hơn trong quá trình thực hiện kế hoạch chi phí. Tuy nhiên để có những thông tin chi phí chính xác, nhanh chóng kịp thời trong cơ chế thị trường, cùng với việc sử dụng các biện pháp quản lý chi phí như đã nêu vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải thiết lập được một hệ thống thông tin nhanh chóng, kịp thời, hoàn thiện và có tính thống nhất cao giữa các bộ phận cần cung cấp thông tin. Từ đó mới có thể xử lý và ra các quyết định thích hợp. Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp cũng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Theo như điều tra cá nhân, 100% các công ty đều đã trang bị phần mềm để quản lý dữ liệu tuy nhiên mới chỉ sử dụng phần mềm kế toán, nên việc lấy số liệu chỉ dừng ở việc tận dụng nguồn thông tin từ kế toán tài chính, trong khi chưa có sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau. Và cũng vì chưa xây dựng được hệ thống quản lý chi phí với các biện pháp quản lý thích hợp đồng bộ, nên việc thu thập thông tin về chi phí cụ thể từ các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp khó thực hiện.

2.2.4. Thực trạng xử lý thông tin

a. Xử lý chung các thông tin chi phí

Các vấn đề như:

- Theo dõi, xử lý, và ứng dụng các thông tin của kế toán quản trị chi phí trong việc ra quyết định.

- Nghiên cứu chọn lọc các thông tin chi phí nói riêng và các thông tin thích hợp khác nói chung và ứng dụng nó trong quá trình ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.

- Vấn đề hạch toán chi phí trực tiếp theo tưng bộ phận để lập báo cáo chi phí theo từng bộ phận nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trên.

Tất cả đều chưa được doanh nghiệp quan tâm một cách đầy đủ về nội dung, phương pháp xác định và xử lý thông tin.

Các thông tin về chi phí do bộ phận kế toán cung cấp cũng đã được xử lý, nhưng chưa được xử lý sâu. Tức là doanh nghiệp mới chỉ phân tích sự biến động chi phí qua các kỳ, sự tăng giảm nói chung của mỗi khoản mục chi phí và của tổng chi phí. Khi phân tích đánh giá sự biến động của chi phí, các doanh nghiệp cũng đã tính đến những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như giá cả của các yếu tố đầu vào, song với những nguyên nhân phát sinh chi phí từ bên trong doanh nghiệp như sự lãng phí thì doanh nghiệp không phát hiện được. Điều này do chính cách thức quản lý hiện tji của doanh nghiệp gây nên.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thực hiện so sánh chi phí thực tế với dự toán để phân tích song một phần do chính các dự toán đôi khi lập ra đã không có độ chính xác cao, phần khác do hệ thống thông tin doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa hoàn thiện nên việc điều chỉnh giữa thực tế và dự toán cũng chưa thật hiệu quả.

b. Xử lý thông tin chi phí để xác định giá thành

Đó là những vấn đề về xử lý thông tin chi phí nói chung. Cụ thể với việc sử lý thông tin trong việc xác định giá thành sản phẩm cũng còn nhiều bất cập. Sau khi tập hợp chi phí trực tiếp cấu thành sản phẩm, doanh nghiệp chỉ lựa chọn một tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung duy nhất cho tất cả các đối tượng, ( theo kết quả điều tra trên tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 59 tháng 4 – 2007 ). Việc chỉ lựa chọn một tiêu thức duy nhất để phân bổ chi phí sản xuất chung, đặc biệt ở các doanh nghiệp sản xuất, sẽ làm cho giá thành không được chính xác. Vì chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục chi phí phát sinh, chịu tác động ảnh hưởng của nhiều hoạt động khác nhau và trong chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Do vậy chỉ lấy một tiêu thức đại diện để phân bổ chi phí sản xuất chung sẽ không phản ánh chính xác chi phí sản xuất chung trong từng sản phẩm, dịch vụ hoặc từng đơn đặt hàng, và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Một trong những điểm đáng lưu ý nữa đó là, phương pháp tính giá chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống, chưa phù hợp với yêu cầu thông tin của các chỉ tiêu giá thành trong nền kinh tế hiện đại. Với hai phương pháp hiện đại: phương pháp

ABC và phương pháp chi phí mục tiêu thì hầu hết các doanh nghiệp lại chưa thực sự hiểu quy trình áp dụng.

Từ những tồn tại trên trong hệ thống quản lý chi phí của các công ty cổ phần Việt Nam có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:

- Từ phía nhà nước:

- Tồn tại về khung pháp lý ban hành: Các văn bản pháp quy, các chế độ kế toán và các thông tin hướng dẫn do Bộ Tài chính ban hành nói chung còn manh mún và tản mạn, chưa đảm bảo tính đồng bộ, tính rõ ràng và nhất quán cao.

Mỗi doanh nghiệp có một cách thức quản lý chi phí khác nhau. Tuy phải nhận thức rằng hệ thống quản lý chi phí với việc thiết lập các biện pháp quản lý chi phí như trên là nội dung quan trọng nhất, trọng tâm nhất của kế toán quản trị. Song mặc dù kế toán quản trị đã có quy định trong luật kế toán ban hành tháng 6/2003 ( điều 10) là một bộ phận quan trọng và cần thiết trong hệ thống kế toán Việt Nam, nhưng về phía Bộ Tài chính cho đến nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào hướng dẫn cụ thể về triển khai kế toán quản trị tại các doanh nghiệp. Có thể nói Nhà nước, Bộ Tài chính chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức đến hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần nói riêng, chưa đưa ra được các mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp lựa chọn và vận dụng, để từ đó các doanh nghiệp không ngừng cải thiện hệ thống quản lý chi phí của mình. Và do đó điều này hạn chế rất nhiều đến nhận thức đến vai trò quản lý chi phí, cũng như hiệu quả quản lý nói chung của doanh nghiệp.

- Tồn tại về công tác chỉ đạo thực hiện của nhà nước và bộ tài chính: xây dựng kế toán quản trị mà trọng tâm là để tăng cường hiệu quả hoạt động cho hệ thống quản lý chi phí, tuy nhiên nội dung này vẫn còn thả nổi, chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía Nhà nước, Bộ tài chính. Do vậy thực tế hiện nay nhiều công ty cổ phần còn rất lúng túng và mơ hồ về kế toán quản trị cũng như nội dung quan trọng của nó: quản lý chi phí.

Có lẽ những nguyên nhân trên là một phần lý do dẫn đến hệ thống quản lý chi phí ở các công ty cổ phần Việt Nam hiện nay chưa hoạt động hiệu quả, và chưa được quan tâm đúng mức.

- Từ phía doanh nghiệp:

Trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và trau dồi kỹ năng quản lý để vận dụng một cách phù hợp nhất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Song hầu như các công ty cổ phần chưa thật sự chủ động trong vấn đề này. Hầu hết công tác quản lý chi phí mới chỉ tập trung vào thu nhận xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính mà chưa quan tâm đến công tác quản lý chi phí với mục đích cung cấp thông tin cho yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì vậy chưa xác định được mô hình và nội dung của kế toán quản trị - nền tảng cơ sở cho việc thiết lập các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả, nhất quán.

Nhìn chung các công ty cổ phần đang đóng góp ngày càng nhiều giá trị cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên với đại đa số các công ty cổ phần nhỏ và vừa thì hệ thống quản lý chi phí với các biện pháp quản lý chi phí chưa thực sự được quan tâm và áp dụng thích hợp. Hay nói cách khác hệ thống quản lý chi phí chưa được xây dựng một cách hoàn thiện. Hầu hết hệ thống quản lý chi phí mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp các con số phản ánh chi phí mà chưa phân tích đánh giá được những con số đó do hệ thống này được thực hiện kiêm nhiệm bởi chính các nhân viên kế toán tài chính. Việc thu thập thông tin chi phí thì gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc xây dựng hệ thống quản lý chi phí hoạt động hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp là rất cần thiết. Cũng cần phải khẳng định lại rằng các biện pháp quản lý chi phí trên chính là một trong những nội dung của hệ thống kế toán quản trị. Mà trong đó kế toán quản trị chi phí chính là nội dung quan trọng nhất của kế toán quản trị. Tuy nhiên khái niệm kế toán quản trị thật sự mới ở Việt Nam, và vì vậy nhiều công ty chưa nhận thức hết được việc xây dựng kê toán quản trị mà trọng tâm là để quản lý chi phí có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của công ty mình. Cũng vì những thuật ngữ này còn mới nên nhiều công ty cũng chưa phân việt chính xác được kê toán quản trị và kê toán tài chính, kết quả là hệ thống kế toán nội bộ với mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản trị không hiệu quả. Từ phía Nhà

nước cũng chưa có văn bản cũng chưa đưa ra những hướng dẫn cụ thể nào về kế toán quản trị trên cơ sở đó các công ty cổ phần vận dụng và thực hiện. Và vì những lý do như vậy dẫn đến việc quản lý chi phí ở nhiều công ty cổ phẩn chưa thực sự tốt.

Tóm lại, chương này đã trình bày tổng quan về công ty cổ phần Việt Nam: những khái niệm cơ bản về công ty cổ phần trong nền kinh tế. Từ đó nhận định công ty cổ phần là loại hình công ty rất phù hợp trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Việc tăng cường hiệu quả quản lý chi phí là hết sức cần thiết không chỉ với công ty cổ phần mà nói chung với tất cả doanh nghiệp Việt Nam khi muốn cạnh tranh trên thị trường. Và vì vậy chương này cũng đã đánh giá thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý chi phí hiệu quả hơn sẽ được trình bày ở chương ba ngay sau đây

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM


Như đã trình bày ở chương II, đặc điểm nổi bật của công ty cổ phần Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là các công ty cổ phần có quy mô vừa và nhỏ, tổng quy mô vẫn chủ yếu là 1 – 5 tỷ VND. Vì vậy theo nhận định của nhiều chuyên giâ kinh tế khai thác hệ thống kế toán quản trị chi phí để đạt được yêu cầu quản lý hiệu quả hơn là bước đà cho sự tồn tại của một công ty khi cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Đặc biệt khi thị trường Việt Nam đã có nhiều đổi khác: cạnh tranh hơn, bình đẳng hơn, không còn sự hỗ trợ từ Nhà nước để phù hợp với xu thế chung của thế giới thì việc quản lý chi phí hiệu quả càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Ông Nguyễn Thế Lộc, giảng viên của trường Business Edge cho biết, hiện nay, giải pháp thông thường mà các doanh nghiệp áp dụng là cắt giảm các khoản chi phí, duyệt gắt gao từng khoản chi phí và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cuối cùng, hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt được như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là Giám đốc “ keo kiệt”. Đặc biệt vấn đề doanh nghiệp, nhất là những công ty có quy mô nhỏ, thường hay gặp phải hiện nay là sự nhầm lẫn giữa việc kiểm soát và quản lý chi phí với cắt giảm chi phí và sự lúng túng trong xây dựng ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Điều này dẫn đến một hệ quả không hay là, doanh nghiệp thường phải loay hoay tốn nhiều thời gian giải quyết phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Từ đó khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Vì vậy dưới đây là một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chi phí cho các công ty cổ phần Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các công ty có quy mô nhỏ.

3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

Công ty cổ phần đã có vị thế xác định và rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, và nó sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đó là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế, xu hướng đó phù hợp với sự phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế.

Để đáp ứng và theo kịp sự phát triển tất yếu của các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển.

Như phần thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam đã trình bày, bộ Tài Chính với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế quản trị chung cho các doanh nghiệp trong đó có cả các công ty cổ phần. Bởi trái tim của kế toán quản trị chính là quản trị chi phí. Xây dựng được một mô hình kinh tế quản trị thích hợp cùng với thiết lập các biện pháp quản lý chi phí đồng bộ cho mỗi doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hệ thống quản lý chi phí.

Dưới đây em đề xuất một mô hình kinh tế quản trị cho các công ty cổ phần Việt Nam.

3.1.1. Xây dựng mô hình kinh tế quản trị tại Việt Nam

a.Mô hình kế toán quản trị trên thế giới

Nếu như ở một số quốc gia như Canada, Mỹ… kế toán quản trị đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định, thì ở Việt Nam, thuật ngữ “ kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong luật kế toán ban hành vào ngày 17/06/2003, theo đó kế toán quản trị được hiểu là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Kế toán quản trị chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp, không công bố ra ngoài.

Trên thế giới hiện nay có hai mô hình kế toán quản trị.

Thứ nhất, với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý dựa trên nền tảng chuyên môn hóa sâu theo từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạt động quản lý thì nội dung kế toán quản trị được xác định theo hướng cung cấp

thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hóa để phục vụ hoạch định tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của từng nhà quản lý ở từng cấp bậc quản trị. Nội dung của mô hình này bao gồm

- Phân loại kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng phạm vi chuyên môn hóa, cấp bậc quản trị.

- Xác định, kiểm soát, đánh giá giá thành sản phẩm chủ yếu là giá thành sản phẩm của từng quá trình sản xuất.

- Dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo từng bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị.

- Thu thập phân tích thông tin để thiết lập thông tin thích hợp xác định giá bán phương án kinh doanh ngắn hạn, phương án kinh doanh dài hạn theo từng bộ phận cấp bậc quản trị.

- Phân tích, dự báo một số chỉ số tài chính ở từng bộ phận, doanh nghiệp.

Thứ hai, với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý dựa trên nền tảng từng “ quá trình hoạt động”, nội dung kinh tế quản trị được xác định theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính từng “ quá trình hoạt động” để phục vụ hoạch định, tổ chức phối hợp, thực hiện, đánh giá hiệu quả của từng “ đội công tác quá trình”.

Nội dung mô hình kế toán quản trị này thường gồm

- Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng “ quá trình hoạt động”. Quá trình hoạt động ở đây có thể hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, thiết kế tiến trình sản xuất, sản phẩm, Marketing, phân phối, dịch vụ sau phân phối cho kế hoạch hoặc bao gồm một nhóm công đoạn, bộ phận gắn kết nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Dự toán ngân sách hoạt động từng “ quá trình hoạt động” và đánh giá hiệu quả của từng “ đội công tác quản trị”. Đội công tác quản trị được tổ chức bao gồm nhiều người có chuyên môn khác nhau cùng thực hiện một quá trình kinh doanh.

- Thu thập, phân tích thông tin để thiết lập thông tin thích hợp phục vụ lựa chọn từng “ quá trình hoạt động” và phối hợp thực hiện quá trình hoạt động của “ đội công tác quá trình”.

Xem tất cả 54 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí