Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Quảng Ninh

* Các hệ sinh thái: Các hệ sinh thái đặc sắc của khu vực hiện nay cũng bị nhiều tác động và bị nhiều đe dọa nghiêm trọng. Các rạn san hô tập trung quanh các đảo ngoài vịnh Hạ Long hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức và do ô nhiễm môi trường. Hàng năm, lượng san hô khai thác trong khu vực để làm quà lưu niệm và để nung vôi phục vụ cho xây dựng lên tới hàng trăm tấn.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ven biển Quảng Ninh cũng đang bị suy thoái bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc phá rừng, cải tạo bãi biển để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản và xây dựng các công trình hạ tầng và bởi tác động của chất thải gây ô nhiễm, mặc dù mức độ hiện nay còn chưa lớn. Tính đến nay hàng ngàn hecta diện tích rừng ngập mặn ở Quảng Ninh đã bị phá hủy, hiện chỉ còn khoảng 100 hecta rừng ngập mặn. Sự suy giảm nhanh chóng của diện tích rừng ngập mặn cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng của các hệ sinh thái ven biển và khả năng phòng chống thiên tai của khu vực này.

Dự báo trong 10-15 năm tới, lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt sẽ tăng 15 lần, lượng bụi than và công nghiệp tăng 3-4 lần, nếu ngay từ bây giờ ta không có sự quan tâm thích đáng thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ là nguy cơ lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh.

Tóm lại, có thể thấy, với điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội rất phong phú và thuận lợi, Quảng Ninh thực sự có thế mạnh đòn bẩy để phát triển du lịch và thực tế khách quan đã chứng minh rất rõ. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh là phải biết khai thác một cách bền vững và tận dụng một cách hiệu quả nhất các điều kiện và tài nguyên đó.

1.3.2. Môi trường pháp lý

Trong giai đoạn này, du lịch Việt Nam có bước chuyển mình quan trọng, tạo điều kiện cho kinh doanh du lịch phát triển mạnh. Sau một loạt các nghị quyết, nghị định, quyết định của Chính phủ thì ngành du lịch đã có một vị trí quan trọng trong chính phủ. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ : «Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế và điệu kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt

trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước». Năm 1992, Tổng cục du lịch Việt Nam được thành lập theo nghị định 05/NĐ-CP ngày 26/10/1992. Ngày 27/12/1992, Chính phủ có nghị định số 20/NĐ-CP và ngày 07/08/1995 Chính phủ có nghị định 53/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục du lịch Việt Nam.

Từ đây, du lịch Việt Nam chuyển sang trang mới. Đó là công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, quy hoạch tổng thể về du lịch được triển khai thực hiện. Hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho ngành kinh doanh du lịch phát triển.

Tiếp đó, kể từ khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 17/11/2006, ngành du lịch nước ta lại có những bước chuyển mới và trở thành một trong những ngành dịch vụ hội nhập sâu và sớm nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế nước ta. Khi là thành viên của tổ chức WTO, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng gặp phải nhiều khó khăn ban đầu nhưng cũng có nhiều cơ hội cho nền kinh tế cũng như ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.

Với mục tiêu phấn đấu sau năm 2010, du lịch Việt Nam được xếp và nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Tại Điều 5 Luật Du Lịch được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau:

1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.

5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

Riêng tỉnh Quảng Ninh, để tạo đà cho ngành du lịch phát triển nhanh, bền vững, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2001-2010.

Bên cạnh đó, Ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đã tích cực tham gia đề xuất xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch; chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 410/QĐ-UB và Quyết định số 4117/QĐ-UB của UBND Tỉnh về Quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng tốp 5 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tầu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; đề xuất tham gia xây dựng chính sách góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Đến năm 2008, Ngành du lịch Quảng Ninh đã tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, Lữ hành, Quảng bá xúc tiến du lịch, chi nhánh văn phòng đại diện… Kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2005

– 2015; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo định kỳ ngành du lịch.

UBND tỉnh đã phối hợp với thị xã Móng Cái tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch, Nghị Định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Nghị định149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ cho trên 60 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã.

Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan dự thảo quy chế quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, thay thế quyết định 4114/2005/QĐ-UBND và quyết định 410/2006/QĐ-UBND trình UBND Tỉnh phê duyệt, ban hành.

Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa Quảng Ninh với một số tỉnh, thành phố trong nước ( Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh) và các nước trong khu vực (Quảng Tây Trung Quốc và các tỉnh đại diện cho các nước tham gia diễn đàn du lịch Đông á ).

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Ninh

Từ năm 1955 đến năm 1965, đất nước có một thời gian hòa bình, các công nhân viên chức, bộ đội, các trường học… cũng thường tổ chức các cuộc nghỉ hè, an dưỡng tại Vịnh Hạ Long với hoạt động chủ yếu là tắm biển. Và do vậy, một số ngành đã xây dựng một vài nhà nghỉ, nhà an dưỡng cho công nhân ven bờ biển Bãi Cháy. Tuy nhiên, hoạt động tham quan Vịnh Hạ Long lại rất hạn chế do những khó khăn về kinh tế lúc bấy giờ. Hoạt động du lịch của Quảng Ninh thời gian này đã bắt đầu có tính mùa vụ với việc không có khách du lịch vào mùa đông.

Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, bãi biển Bãi Cháy lại tiếp tục đón khách đến nghỉ mát. Thời kỳ này, lượng du khách còn rất ít, hầu như là người Việt Nam, là công nhân viên chức nhà nước đi nghỉ theo chế độ bao cấp, học sinh đi trại hè. Lúc đó giao thông đi lại giữa Quảng Ninh và các tỉnh khác rất khó khăn. Mặc dù đây là thời gian khó khăn của cả nước nói chung, và của du lịch Quảng Ninh nói riêng song vịnh Hạ Long vẫn luôn là góc trời mơ mộng huyền thoại của những người dân Việt Nam đam mê du lịch và văn hóa của đất nước.

Khi đất nước bắt đầu vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, vào những năm 1980, du lịch bắt đầu được chú ý đến. Các du khách nước ngoài đầu tiên đã tìm đường đến Việt Nam trong đó có Quảng Ninh. Lúc này, đã có nhiều người tìm cách thuê thuyền để đi thăm vịnh và leo lên các hang động trên hòn đảo đá. Dịch vụ cho thuê thuyền bắt đầu thu hút được sự đầu tư của một số cư dân địa phương. Họ sửa các tàu đánh cá thành các tàu chở khách, nhiều khi dùng cả thuyền nan, thuyền buồm để chở khách. Vào cuối những năm 1980, sau khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa, khách nước ngoài ồ ạt đến thăm Việt Nam không những để tham quan, nghỉ dưỡng mà còn để du khách khám phá, tìm hiểu các di tích lịch sử, các đền chùa cũng như văn hóa của đất nước. Vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ ảo của hàng nghìn đảo đá ở Hạ Long đã làm mê hồn các du khách đến từ khắp năm châu bốn bể. Vì

vậy, vịnh Hạ Long được nhắc đến ngày càng nhiều trên sách, báo, truyền hình quốc tế. Và từ những năm 1990 trở đi, du lịch Hạ Long bước sang một trang mới.

Cũng trong năm 1980, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại Quảng Ninh từng bước phát triển mạnh mẽ. Trước hết là hệ thống các phương tiện vận chuyển ngày càng đông, đủ loại kích cỡ và được giao thông trên những tuyến đường được nâng cấp tốt hơn nhiều so với thời gian trước. Bên cạnh đó, men theo chân dải núi nằm dọc theo bờ biển Bãi Cháy, các khách sạn, nhà nghỉ lớn nhỏ đua nhau mọc như nấm, song vẫn chưa đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn quốc tế cao như ngày nay. Người ta đua nhau mua đất để xây khách sạn, mở nhà hàng. Những người có nghề đi biển thì bằng mọi cách sửa chữa, đóng tàu mới và nhanh chóng đưa vào phục vụ khách. Mặt biển Hạ Long bắt đầu nhộn nhịp với các tàu du lịch đủ loại. Dọc theo mấy cây số kè đá ven biển, các tàu du lịch đỗ san sát để đón khách thăm vịnh. Đa số các tàu này là do tư nhân đầu tư vốn và kinh doanh với giá cả linh hoạt. Trên bờ, dọc theo con đường mới được sửa sang, mở rộng với tên gọi Hạ Long là hàng loạt các quán phục vụ giải khát, ăn nhậu. Thời gian này cũng có nhiều nhà hàng song quy mô vẫn chưa lớn. Các công ty du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước với đội ngũ nhân viên số lượng nhỏ, trình độ nghiệp vụ chưa thực chuyên nghiệp như ngày nay. Tuy nhiên nhờ vào các chính sách mở cửa, nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như nhờ vào sự nỗ lức của nhân dân trong tỉnh, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, từ một khu vịnh biển vắng vẻ, xa cách các đô thị lớn, Hạ Long đã trở thành một trong những trung tâm du lịch sầm uất của Viêt Nam.

Tháng 10 năm 1993, hồ sơ về vịnh Hạ Long cơ bản được hoàn thành và được gửi đến Hội đồng di sản thế giới. Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng di sản thế giới đã cử các chuyên gia của Hiệp hội bảo tàng thế giới ICOM và tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới IUCN đến Hạ Long để thẩm định các giá trị. Từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1994, hồ sơ về vịnh Hạ Long tiếp tục được hoàn tất để làm rõ thêm một số ấn đề về ranh giới, tổ chức quản lý… và vào ngày 17 tháng 12 năm 1994, tại phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng di sản thế giới tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị thẩm mỹ. Tiếp đó, vào tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của UNESCO, tiến sĩ Tony

Waltham – giáo sư nổi tiếng về địa chất trương Đại học Trent Nottinggham đã đến nghiên cứu về vùng địa hình karst của Hạ Long. Sau báo cáo của giáo sư Tony, tháng 7 năm 1999, hồ sơ về giá trị địa chất của vịnh Hạ Long được trình Ủy ban di sản thế giới đã hoàn tất. Từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2000, trong kỳ họp toàn thể lần thứ 24 của Ủy ban di sản thế giới tổ chức tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia, vịnh Hạ Long đã được UNESCO tái công nhận lần thứ 2 bởi cá giá trị địa mạo, địa chất.

+ Thị trường khách du lịch trong nước:

Trong những năm qua, tốc độ kinh tế nhìn chung, có sự tăng trưởng mạnh, chính trị bình ổn, phương tiện đi lại thuận tiện, đời sống của nhân dân được nâng cao, điều đó nói lên được nguyên nhân tại sao mà trong giai đoạn 2001 – 2007, số lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, du lịch Quảng Ninh đã thu hút được 1.298.091 khách du lịch nội địa, thì tính đến hết năm 2007, số lượng khách du lịch nội địa đến với Quảng Ninh lên tới 2.402.964 khách. Khách du lịch nội địa Quảng Ninh phần lớn là khách tham quan, nghỉ mát tắm biển và thăm thú lễ hội…

Lượng khách du lịch nội địa năm 2008 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2001. Đặc biệt những năm gần đây, do nhu cầu quảng bá và xúc tiến sản phẩm du lịch và là năm diễn ra các sự kiện trọng đại liên quan đến ngành (Năm 2003 là năm đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Du lịch Hạ Long khi tỉnh Quảng Ninh, được sự đồng ý của chính phủ, đã phối hợp với Tổng cục du lịch, Bộ văn hóa Thông tin, Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia, Cục hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức «Năm Du lịch Hạ Long» với quy mô rộng lớn, một sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo. Năm 2004 tiếp tục diễn ra hai sự kiện quan trọng của quốc gia và khu vực: «Tuần lễ văn hóa ASEAN 2004» và «Vòng chung kết cuộc thi hoa hậu phụ nữ Việt Nam 2004»… Năm 2006, là năm có nhiều sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước và của Tỉnh, năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010) và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII. Tình hình kinh tế của đất nước và của Tỉnh năm tiếp tục có sự tăng trưởng khá, vị thế của đất nước trên trường quốc tế

ngày càng được nâng cao. Năm 2007 là năm toàn Đảng toàn dân tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội khoá XII, năm đầu tiên nước ta thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi ra nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế cả nước đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%); đặc biệt lần đầu tiên trong nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Sự kiện Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững.Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn. Đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và cho ngành Du lịch nói riêng…)


Bảng 2 : Số lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch nội địa có lưu trú ở Quảng Ninh

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tng khách du lch NĐ


1,298,091


1,423,355


1,414,825


1,629,000


1,452,700


1,960,000


2,136,200


2,402,964

Khách NĐ có lưu trú


285,717


389,800


504,476


618,000


570,200


909,100


-


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 7


Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh


Tổng số

khách du lịch NĐ

Số khách NĐ

có lưu trú

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Nguồn: Thống kê hàng năm của Sở Du lịch Quảng Ninh

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa là 1,2 đến 1,5 ngày. Về chi tiêu của khách du lịch nội địa khoảng 370.000 đồng một ngày, trong đó có tới 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống. Đây là nhu cầu bắt buộc. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải hướng việc chi tiêu của khách vào phần không có giới hạn, đó là việc mua sắm, trò chơi giải trí và sử dụng sản phẩm công cộng khác.

Nguồn khách du lịch nội địa hàng năm tới Quảng Ninh bao gồm hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng phần lớn là khách du lịch từ Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Bắc Bộ.

+ Thị trường khách du lịch nước ngoài:

Với tiềm năng về du lịch như đã đề cập ở trên, Quảng Ninh là một trong những địa điểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch quốc tế nhiều nhất của cả nước. Khách du lịch quốc tế thời gian qua nói chung tương đối ổn định và có mức tăng trưởng cao về số lượng và tỷ trọng.

Số lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh trong 8 năm qua tăng lên khá nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng số khách quốc tế đến Quảng Ninh năm 2006 là 1.150.000 người thì sau hai năm tức năm 2008 số lượng khách quốc tế đã tăng lên tổng cộng là 1.457.036 người. Năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu, tuy nhiên, điều đó vẫn không gây ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch của toàn tỉnh Quảng Ninh. Bởi ngành du lịch đã thực hiện những chính sách kích cầu du lịch nhằm ổn định doanh thu và thu hút được lực lượng đông hơn nữa số lượng khách du lịch không những quốc tế mà còn cả nội địa. Đây là những nỗ lực của toàn ngành du lịch mà Tỉnh Quảng Ninh cần phải duy trì và phát huy.

Trong những năm gần đây, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh cũng đã có sự thay đổi. Nếu như năm 2001 cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh gần 40% khách Đài Loan, 33% khách Pháp, 10% khách châu Âu, và 17% khách từ các nước và các khu vực khác thì đến năm 2008 do có các thủ tục ra vào dễ dàng hơn, khách du lịch Trung Quốc tăng cao, cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Khách Trung Quốc chiếm 66,8%, khách Đài Loan là 6,8%; Nhật Bản 2,3%; ASEAN là 0,98%; Tây Âu là 8,48%; Bắc Mỹ là 2,29%, các nước khác là 11,8%.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí