Hoàn Thiện Cơ Sở Hạ Tầng, Thiết Bị Sản Xuất‌

chi phí bảo quản. Xí nghiệp đã ký hợp đồng thu mua với các lái buôn ở các chợ này để thu mua với số lượng lớn, đảm bảo đúng, đủ số lượng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra xí nghiệp còn tổ chức thu mua tận tay người sản xuất, ở các vùng sản xuất lớn ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam tiện đường giao thông. Cử nhân viên về tận cơ sở sản xuất nông sản, hải sản mua rồi vận chuyển về xí nghiệp, nguyên liệu thu mua tại nơi trồng trọt, chăn nuôi thì sẽ chất lượng, nguyên liệu tươi, giá rẻ.

2.2.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất‌

Do nguồn vốn nhỏ nên xí nghiệp đã đề ra phương án hoàn thiện từng bước, từng phần cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện xí nghiệp đã xây dựng một hệ thống nhà kho gồm kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì, kho đông lạnh, kho bảo quản khang trang rộng, với đầy đủ thiết bị hiện đại. Xí nghiệp còn xây dựng các cửa hàng đại lý phục vụ cho hoạt động giới thiệu sản phẩm và bán lẻ.

Để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng dần khả năng cạnh trang sản phẩm trên thị trường xí nghiệp đã xây dựng khu sản xuất với trang bị các thiết bị máy, dụng cụ hiện đại như: máy chà nồi hơi đốt dầu, nồi nấu hai vỏ, máy đồng hoá GHM-500, máy xay thớt, máy chiết chai, máy rót pittông, máy cấp hơi,… Nơi sản xuất luôn đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ thoáng, sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất rađược bộ y tế chứng nhận là hàng hoá đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2.6. Chính sách phân phối

Kênh tiêu thụ sản phẩm được phòng kinh doanh đảm nhiệm, để thúc đẩy doanh số tiêu thụ thì xí nghiệp đã áp dụng cả kênh phân phối trực tiếp lẫn kênh phân phối gián tiếp. Sản phẩm sản xuất ra được chuyển xuống kho thành phẩm, sau đó căn cứ vào đơn đặt mua hàng mới làm công tác xuất kho. Cửa hàng của xí nghiệp nhận hàng từ kho thành phẩm sau đó làm trưng bày giới thiệu sản phẩm và tổ chức bán lẻ tới tay người tiêu dùng. Xí nghiệp còn thông qua một số kênh trung gian đó là chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ‌

Long Biên và các trung tâm giao dịch như : Ngã Tư Sở, các siêu thị Thăng Long, Vân Hồ, 1E,…các khách sạn, các khu đô thị và một số trung tâm khác thu mua với số lượng lớn rồi mới bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.‌

Hiện xí nghiệp còn sử dụng phương pháp bán hàng qua thư, fax, điện thoại rồi tổ chức vận chuyển giao hàng tới tận nơi theo yêu cầu của người mua. Để tạo niềm tin cho khách hàng thì xí nghiệp mua lại những sản phẩm của các nhà bán buôn nếu sản phẩm bán chưa hết mà đã tới hạn sử dụng, giảm giá đối với khách hàng mua với khối lượng lớn, khách hàng thanh toán ngay. Chính vì vậy mà hiện nay thị trường tiêu thụ của xí nghiệp đã trải rộng khắp cả Thủ đô, và các thành phố trong cả nước.

2.2.7. Chính sách xúc tiến tiêu thụ

Với mục đích tạo được uy tín với khách hàng cả về thương hiệu lẫn sản phẩm thì vấn đề quan trọng nhất là chất lượng và giá cả của sản phẩm mà xí nghiệp cung ứng so với đối thủ cạnh tranh.‌

Xí nghiệp tham gia hội chợ triển lãm với mục đích giới thiệu thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, ký hợp đồng bán. Năm nào khi tham gia hội chợ các sản phẩm của xí nghiệp đều được công nhận là hàng hoá đạt chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt một số sản phẩm khi tham gia hội chợ được huy chương vàng. Qua hình thức này mà hiện nay doanh số bán tăng dần qua mỗi năm điều đó chứng tỏ sản phẩm của xí nghiệp đã chiếm được niềm tin trong khách hàng.

Xí nghiệp còn cho in lô gô trên tất cả các sản phẩm, bao bì của sản phẩm, đặc biệt tại cổng xí nghiệp, cửa hàng đều có các biểu bảng to dễ đọc, các nhân viên trong xí nghiệp đều có đồng phục mang biểu tượng.Từ đó tạo được ý niệm về sản phẩm, về xí nghiệp trong tâm trí khách hàng.

3. Phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của xí nghiệp

3.1. Về môi trường kinh doanh của xí nghiệp‌

Là một xí nghiệp trực thuộc công ty Thực Phẩm Hà Nội nên phần nào chịu sự ảnh hưởng của công ty, được phân công làm nhiệm vụ chuyên khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp. Do địa điểm gần chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân nên rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào cho xí nghiệp giảm bớt chi phí cho vận tải, bốc dỡ… hạ giá thành sản phẩm, chính vì thế thị trường đầu vào cho sản xuất chủ yếu là địa bàn Hà Nội, ngoài ra thì xí nghiệp còn tổ chức thu mua tại nơi trồng trọt, chăn nuôi ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây. Mặt khác do địa điểm thuận lợi gần trung tâm thương mại của Hà Nội nên việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, xí nghiệp cung ứng sản phẩm cho các siêu thị, khách sạn, khu trung cư, các chợ lớn, các đại lý bán buôn trên địa bàn Thủ đô. Xí nghiệp xác định được một trong những đối thủ cạnh tranh lớn là hãng sản xuất tương ớt Trung Thành, công ty thực phẩm Miền Bắc… chính vì vậy xí nghiệp luôn đặt mục tiêu nghiên cứu phương hướng hạ giá thành , nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thị trường hiện vẫn là vấn đề nóng bỏng của xí nghiệp, hiện địa bàn chính cho tiêu thụ sản phẩm là Hà Nội và các thành phố lớn, sắp tới xí nghiệp có phương hướng đẩy mạnh cho việc tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh thành lân cận, từng bước đưa sản phẩm mới( nem chay) xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Như vậy thị trường đầu vào của xí nghiệp đã đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất được diễn ra liên tục không bị gián đoạn là điều kiện thuận lợi để xí nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Còn thị trường đầu ra hiện nay còn bị thu hẹp ở Thủ đô và một số tỉnh thành lân cận mà chưa tận dụng và mở rộng ra các địa phương đây là một bài toán mà ban lãnh đạo xí nghiệp cần giải quyết trong những năm tới.

3.2. Tình hình phát triển doanh thu và cơ cấu doanh thu

Mở rộng và phát triển doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tới tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp đặc biệt quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa như

nâng cao chất lượng, hạ giá thành, xúc tiến yểm trợ bán hàng, gia tăng dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng…


Biểu 2.4: Cơ cấu doanh thu

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

Bán buôn

2,21

54

3,19

61

3,85

67

5,12

70

5,86

72

Bán lẻ

1,85

46

2,07

39

2,13

33

2,24

30

2,28

28

Tổng doanh thu

4,06

100

5,26

100

5,98

100

7,36

100

8,14

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 8


(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của phòng KD)

Từ những số liệu ở biểu trên, có thể thấy rằng doanh thu của năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, qua đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng do xí nghiệp đã xây dựng được một kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt. Để có được kết quả như vậy, xí nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Doanh thu từ hoạt động bán buôn chiếm tỷ trọng lớn hơn, và ngày một gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2000, kinh doanh từ bán buôn chỉ đạt 2.21 tỷ đồng, trong khi đó bán lẻ là 1,85 tỷ đồng. Từ năm 2001 đến 2004 thì doanh thu từ bán buôn tăng từ 61% năm 2001 lên 72% năm 2004 và đây cũng là hình thức kinh doanh chủ yếu. Nhu cầu tiêu dùng của người dân không những tăng mạnh mà họ còn rất khó tính trong việc đòi hỏi cao về chất lượng của mặt hàng, hình thức phải đẹp bắt mắt, thương hiệu sản phẩm phải lớn, giá cả phải hợp lý. Chính vì thế xí nghiệp đã không ngừng tăng quy mô hoạt động sản xuất và rất chú trọng đến chất lượng, hạ giá thành trên một đơn vị sản phẩm bằng việc nhập những thiết bị sản xuất hiện đại, tận dụng tối đa những mặt lợi từ khâu đầu vào lẫn sản xuất và tiêu thụ. Doanh thu của xí nghiệp tăng qua các năm từ

4,06 tỷ năm 2000 lên 8,14 tỷ năm 2004 chứng tỏ sản phẩm của xí nghiệp đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hà Nội. Tình hình doanh thu của xí nghiệp ngày càng tăng chứng tỏ xí nghiệp làm ăn có hiệu quả tuy nhiên tổng doanh thu còn thấp, nếu xí nghiệp biết tận dụng những lợi thế và có một chiến lược kinh doanh hợp lý thì sẽ phát triển tốt trong những năm sắp tới.

3.3. Tình hình phát triển mặt hàng

Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trong phạm vi thủ đô, đó chính là một phần hạn chế của xí nghiệp. Khi đời sống của người dân trong cả nước ngày một nâng cao thì khả năng mua và thanh toán của họ cũng được nâng cao mà xí nghiệp đã bỏ qua một thị trường lớn đó là người dân ở các địa phương có mức sống trung bình đó là một thiếu sót lớn, xí nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ thì sẽ tiêu thụ mạnh được ở các địa phương đó. Tuy xí nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp để mở rộng và phát triển mặt hàng kinh doanh, nhưng danh mục mặt hàng của xí nghiệp vẫn còn hạn hẹp và tốc độ tăng doanh thu từ những mặt hàng truyền thống chưa được cao.


Biểu 2.5: Tình hình mặt hàng qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Trích từ báo cáo chi tiết theo mặt hàng của từng năm)

2000

2001

2002

2003

2004

Doanh thu

%

Doanh thu

%

Doanh thu

%

Doanh thu

%

Doanh thu

%

SP mắm

182,09

4,5

189,73

3,6

201,17

3,4

255,42

3,5

271,31

3,3

Dấm

118,28

2,9

145,43

2,8

139,38

2,3

159,16

2,3

163,33

2,0

SP ớt

179,56

4,4

200,24

3,8

228,96

3,8

285,37

3,9

300,64

3,7

SP măng

43,01

1,1

65,67

1,2

68,11

1,1

67,89

1,2

68,38

0,8

Dầu ăn, mì chính

1631,52

40,2

1989,01

37,8

2101,45

35,1

2459,34

34,0

2726,15

33,5

Mặt hàng

khác

1908,61

46,9

2670,04

50,8

3244,32

54,2

4144,08

56,1

4612,52

56,7

Tổng số

4063,07

100

5260,12

100

5983,39

100

7361,24

100

8142,33

100

Mặt hàng kinh doanh

Qua số liệu của bảng cho thấy phần lớn các doanh số của các mặt hàng mà xí nghiệp kinh doanh đều có xu hướng tăng doanh thu năm sau tăng hơn năm trước, một số mặt hàng chủ lực tăng rất mạnh điều đó cho thấy đường lối kinh doanh do ban lãnh đạo của xí nghiệp đề ra là rất có hiệu quả. Các mặt hàng khác của xí nghiệp rất đa dạng: nem, giò chả, xa lát, rau, đồ hộp, tương, mộc nhĩ, xúc xích… chính những mặt hàng này đem lại doanh thu rất lớn cho xí nghiệp và ngày càng cao, hiện nay xí nghiệp đang đưa vào thị trường nhiều sản phẩm hơn nữa.

Mặt hàng do xí nghiệp trực tiếp sản xuất thì lại doanh thu thấp hơn so với các mặt hàng kinh doanh khác, đó là điều mà xí nghiệp nên quan tâm khi mở rộng, đa dạng các mặt hàng khi quyết định sản xuất kinh doanh.


3.4. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu

Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu, vốn…) để đạt được mục‌

tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nó thường được đánh giá qua các chỉ tiêu như: mức doanh lợi trên doanh số bán ( P'1 = P DS .100% ), tổng lợi nhuận, mức doanh lợi trên vốn kinh doanh ( P' 2 = P VKD.100% ), mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh ( P' 3 = P CFKD.100% ), năng suất lao động bình quân của một lao động ( W = DT LĐ bq hoặc W = TN LĐ bq ). Một trong những chỉ tiêu để đánh giá được tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp là hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp, nếu sản xuất hàng hoá ra mà không tiêu thụ được hay tiêu thụ chậm thì sẽ làm cho kinh doanh lỗ dẫn tới phá sản. Tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở doanh số bán, doanh số nếu ngày một lớn thì sẽ làm tăng được vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Sau khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp không những có doanh thu mà còn bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Đây cũng là mục tiêu cao nhất của xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp, tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp thể hiện ở biểu

2.4 và 2.5 cho thấy trong các năm gần đây con số tăng lên một cách nhanh chóng tới năm 2004 doanh thu từ hoạt động bán buôn, bán lẻ đã tới trên 8 tỷ đồng từ con số 4 tỷ đồng năm 2000. Năng suất lao động bình quân của một lao động trong năm 2002 là 0,141 tỷ đồng đến năm 2003 là 0,145 tỷ đồng cho đến năm 2004 con số của một lao động trong xí nghiệp đã tăng lên gần 0,156 tỷ đồng. Qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp tăng trong những năm gần đây với tốc độ tương đối lớn.

3.4.1. Chỉ tiêu chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là những khoản tiền bỏ ra để mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tài sản cố định, trả lương cho lao động, khấu hao tài sản, chi phí lưu thông… nó là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt sản xuất kinh doanh. Phấn đấu hạ thấp chi phí là một trong những biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Gần đây xí nghiệp đã không ngừng đẩy nhanh kết quả về mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh đó xí nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí như: xây dựng mức và định mức chi phí, áp dụng cơ chế khoán, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn để giảm lợi tức tiền vay, phát động phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong xí nghiệp, những khoản chi không cần thiết của xí nghiệp‌

mà có thể khắc phục được thì được hạn chế một cách tối đa. Để phấn đấu hạ thấp chi phí kinh doanh thì xí nghiệp đã luôn cải tiến thiết bị sản xuất, bảo quản vừa cho tăng năng suất lao động vừa tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra hỏng do máy móc cũ kỹ. Hàng năm cử cán bộ trong ban kỹ thuật trực tiếp đi tham gia các hội thảo do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy về cải tiến sản xuất, phương pháp cắt giảm chi phí… để truyền đạt lại cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh năm 2003 là 10,33% đến năm 2004 là 10,46% điều đó chứng tỏ khi chi phí kinh doanh tăng nhưng mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ vẫn tăng, khi bỏ ra thêm một đồng chi phí thì sẽ thu được lớn hơn 0,1 đồng lợi nhuận.

Biểu 2.6: Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh của năm 2004

Đơn vị: Đồng

STT

Diễn giải

Tháng TH 12

Quý IV

Luỹ kế 2004

1‌

Lương

77.399.643

167.922.455

597.192.833

2

2%BHCĐ

1.692.848

3.299.646

12.156.234

3

15%BHXH

5.043.390

14.568.295

66.699.565

4

2%BHYT

674.327

1.946.335

8.897.171

5

Trừ dần VRT

13.940.000

28.940.000

82.640.000

6

Quỹ hỗ trợ mất việc

1.002.153

2.901.972

15.857.226

7

Khấu hao TSCĐ


52.183.098

214.664.317

8

Thuê đất


19.186.891

71.886.891

9

Thuê môn bài



3.250.000

10

Thuê nhà


7.000.000

19.373.000

11

Điện

23.088.981

86.139.463

356.253.830

12

Nước

1.859.000

5.044.217

19.444.530

13

Điện thoại

1.305.552

4.178.201

10.477.168

14

Hội nghị tiếp khách



1.681.000

15

Đào tạo quảng cáo

784.640

5.658.640

13.967.540

16

Chi phí khác

24.681.854

35.702.930

103.270.060

17

Kinh phí nộp công ty

30.000.000

86.000.000

345.000.000

(Nguồn: Trích dẫn từ chí phí sản xuất kinh doanh của năm 2004)

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí