Xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già, trẻ ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thỏa mãn nó trên dòng thị trường các yêu cầu và cách thức đáp ứng của doanh nghiệp.
Hộ gia đình và xu hướng vận động, độ lớn của một gia đình có ảnh hưởng đến số lượng, qui cách sản phẩm cụ thể… khi sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu chung của cả gia đình.
Sự dịch chuyển dân và xu hướng vận động ảnh hưởng đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm. Còn nghề nghiệp của tầng lớp xã hội tức là vị trí của người tiêu thụ trong xã hội có ảnh hưởng lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, họ sẽ đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu theo địa vị xã hội.
Còn yếu tố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt về nhu cầu vừa tạo ra cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho nhu cầu.
3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố thuộc chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội kinh doanh và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường này qui định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ
thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
Tiềm năng của nền kinh tế phản ảnh các nguồn lực có thể huy động và chất lượng của nó: tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia… liên quan đến các định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 1
- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp - 2
- Quan Hệ Công Chúng Và Các Hoạt Động Xúc Tiến Khác
- Tình Hình Hoàn Thành Kế Hoạch Sản Xuất Mặt Hàng
- Đặc Điểm Chủ Yếu Về Các Mặt Hàng Sản Xuất Kinh Doanh Của Xí Nghiệp
- Đặc Điểm Về Các Yếu Tố Đầu Vào Cho Sản Xuất
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân kéo theo khả năng mở rộng, thu hẹp qui mô doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng tăng trưởng, mở rộng của từng doanh nghiệp.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thu nhập, tĩch lũy, kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng… Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở, đóng của nền kinh tế tác động đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia và thế giới về công nghệ, nguồn vốn, hàng hóa, mở rộng qui mô hoạt động … tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia ảnh hưởng đến khả năng thành công của một chiến lược và từng thương vụ cụ thể.
Trình độ trang thiết bị công nghệ gồm các điều kiện phục vụ sản xuất dk một mặt nó tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế hoặc cung cấp sản phẩm để phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác nó lại hạn chế khả năng đẩy mạnh phát triển kinh doanh ảnh hưởng đến điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu đổi mới trang thiết bị, khả năng sản xuất sản phẩm với các cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ, thiết bị…
3.1.4. Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Cạnh tranh vừa mở
ra các cơ hội để nd kiến tạo hoạt động của mình vừa yêu cầu các doanh nghiệp phải vươn lên phía trước vượt qua đối thủ.
Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường: Các quan điểm khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, vai trò và khả năng của doanh nghiệp trong việc điều khiển cạnh tranh, các qui định về cạnh tranh và ảnh hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh… có liên quan đến quá trình đánh gia cơ hội kinh doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh.
Số lượng đối thủ cạnh tranh gồm cả các đối thụ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế) là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Trong cạnh tranh có 4 trạng thái: trạng thái thị trường cạnh tranh thuần túy; hỗn tạp; độc quyền và trạng thái thị trường độc quyền.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh phải nắm được ưu nhược điểm của đối thủ, nắm bắt được quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật- công nghệ, tổ chức-quản lý, lợi thế cạnh tranh, uy tín hình ảnh của doanh nghiệp…qua đó xác định được vị thế của đối thủ và doanh nghiệp trên thị trường.
3.1.5. Môi trường địa lý sinh thái
Vị trí địa lý ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khoảng cách (không gian) khi liên hệ với các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng trinh phục, liên quan đến sự vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển, thời gian cung cấp, khả năng cạnh tranh… Khoảng cách tới cách tới các nguồn cung cấp hàng hoá, lao động, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, liên quan trực tiếp tới chi phí đầu vào và giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán của khách hàng: nơi tập trung đông dân cư, trung tâm mua bán, trung tâm sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,… liên quan đến hình thức bán, xây dựng kênh phân phối.
Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng
của khách hàng. Liên quan đến khâu bảo quản dự trữ, vận chuyển… đều ảnh hưởng tới chi phí.
3.2. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Tiềm lực phản ánh những nhân tố mang tính chất chủ quan và dường như có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến, có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay một vài bộ phận. Đánh giá tiềm lực hiện tại đẻ lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, tiềm lực tiềm năng của doanh nghiệp để đón bắt cơ hội mới và thích ứng với sự biến động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát triển trong kinh doanh.
3.2.1. Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh được biểu hiện qua các chỉ tiêu:
+ Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): số tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp là yếu tố chủ chốt quyêt định đến qui mô của doanh nghiệp và tầm cỡ cơ hội có thể khai thác.
+ Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả năng, thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Tỷ lệ được tính theo % từ nguồn lợi nhuận thu được dành cho bổ sung nguồn vốn tự có, phản ánh khả năng tăng trưởng vốn, quy mô kinh doanh.
+ Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
+ Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn và trả vốn trong nợ dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn… thường thể
hiện qua vòng quay của vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, tài khoản thu chi… phản ánh mức độ "lành mạnh" của tài chính doanh nghiệp, có thể trực tiếp liên quan đến phá sản hoặc vỡ nợ.
+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như: phần % lợi nhuận trên doanh thu (lượng lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị tiền tệ doanh thu), tỷ suất thu hồi đầu tư (phần % về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư)…
3.2.2. Tiềm lực con người
Tiềm lực con người là một trong các yếu tố đảm bảo thành công trong kinh doanh. Tiềm lực con người của doanh nghiệp thể hiện khả năng ở tất cả các cán bộ công nhân viên với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ… một cách có hiệu quả để khai thác cơ hội.
Lực lượng lao động có khả năng, có năng suất, có tinh thần tự giác, sáng tạo: liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng (và thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo yêu cầu của công việc. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của nền kinh tế thị trường. Chiến lược này còn có khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo cho doanh nghiệp nguồn đội ngũ lao động trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp, có khả năng chuyên môn cao, văn hoá giỏi, năng suất và sáng tạo, có sức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
3.2.3. Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua "bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp". Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng.
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: một hình ảnh tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả… là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự cảm tình tin cậy, hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều đến công việc quyết định có tính ưu tiên khi mua hàng của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp dễ bán được sản phẩm của mình hơn.
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến một loại sản phẩm với nhãn hiệu cụ thể của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng. Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng ở "cấp cao nhất", trong các hợp đồng lớn… mặt khác nó có thể tạo ra các bạn hàng, nhóm khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
3.2.4. Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp
Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm soát, chi phối hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cho doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.5. Trình độ tổ chức, quản lý
Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý sẽ tạo ra sự ổn định ăn khớp giữa các bộ phận, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đi tới hiệu quả cao nhất. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.
3.2.6. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp
Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng thị trường. Liên quan đến mức độ chất lượng thoả mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2.7. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sở hữu và khai thác những địa điểm đẹp, hệ thống cửa hàng được thiết kế sạch đẹp, khoa học sẽ tạo cơ hội lớn cho thúc đẩy tiêu thụ. Doanh nghiệp được trang bị một hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ cho sản xuất, quản lý sẽ là điều kiện để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Cơ sở vật chất-kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định, doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh (thiết bị, máy móc, nhà xưởng, văn phòng…) phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.8. Mục tiêu, khả năng theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Ban lãnh đạo giỏi sẽ đề ra, xây dựng được mục tiêu và biện pháp để thực hiện được mục tiêu sao cho có hiệu quả nhất.
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm ở doanh nghiệp
4.1. Kết quả
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ tạo ra kết quả (sản phẩm, dịch vụ) mà còn phải bán được các kết quả đó và quá trình bán hàng với quá trình tạo ra kết quả luôn không trùng nhau. Một doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó có thể sản xuất được rất nhiều sản phẩm song lại tiêu thụ được rất ít, như thế không thể nói doanh nghiệp đã đạt kết quả (mục tiêu). Nếu xét trên góc độ giá trị, đại lượng kết quả của đại lượng sản xuất kinh doanh không phải là đại lượng được đánh giá dễ dàng vì ngoài những nhân tố ảnh hưởng trên, kết quả sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của thước đo giá trị - đồng tiền với những thay đổi của nó trên thị trường.
4.1.1. Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ
theo yêu cầu của Nhà nước và các nguồn thu khác. Doanh thu thực hiện trong năm từ hoạt động bán hàng và dịch vụ được xác định bằng cách nhân giá bán với số lượng hàng hoá, khối lượng dịch vụ.
n
DT Pi .Qi
1
DT: tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ Pi: giá cả một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ thứ i
Qi: Khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ n: Loại hàng hoá hay dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi cac khoản giảm trừ gồm các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy đinh của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, giá trị các sản phẩm đem biếu, tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.
Còn doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường. Thu nhập từ hoạt động tài chính gồm các khoản như: thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất của nhà nước trong kinh doanh nếu, thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu…Thu từ hoạt động bất thường gồm những khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được từ nguyên nhân chủ nợ; thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho; thu do sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ, thu về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản thuế phải nộp được Nhà nước giảm.
4.1.2. Chi phí kinh doanh