Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


Viết tắt Viết đầy đủ

CBQL Cán bộ quản lý

CSVC Cơ sở vật chất

PTDTNT Phổ thông Dân tộc nội trú

ĐLC Độ lệch chuẩn

ĐTB Điểm trung bình

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

GV Giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

GD& ĐT Giáo dục và đào tạo

HS Học sinh

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 2

HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp QT Quan trọng

TTCM Tổ trưởng chuyên môn

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1. Hệ thống trường, lớp và học sinh các trường Phổ thông DTNT

tỉnh Sóc Trăng 39

Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất các trường Phổ thông DTNT tỉnh

Sóc Trăng 40

Bảng 2.3. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường Phổ thông DTNT tỉnh Sóc Trăng 40

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở

các trường Phổ thông DTNT 44

Bảng 2.5. Đánh giá của HS về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh trong nhà trường 46

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh

trong nhà trường 47

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về hình

thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer 48

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về sự ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong các trường PT DTNT của tỉnh Sóc

Trăng 49

Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho học sinh ở các trường Phổ thông DTNT 51

Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn về mức độ triển khai đối với công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm

gần đây 52

Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tổ chức hoạt động

giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong các trường Phổ thông DTNT

của tỉnh Sóc Trăng trong 5 năm gần đây 54

Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn về về mức độ triển khai đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây 55

Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây 56

Bảng 2.14. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn về về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần nhất 58

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản

sắc VHDT Khmer 89

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer 91

Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các

biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer 93

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ‌


Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và HS về tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường Phổ

thông DTNT 45



1. Lý do chọn đề tài‌‌

MỞ ĐẦU

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống là cơ sở quan trọng để làm nên nét riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc cùng cư trú trên một địa bàn, một lãnh thổ. Người Khmer Nam Bộ nói chung và HS người Khmer nói riêng dù cộng cư với người Kinh và người Hoa trên một vùng đất nhưng vẫn có những nét đặc trưng về mặt văn hóa. Tuy nhiên, HS Khmer học tập và sinh hoạt trong môi trường nội trú, thay đổi hình thức hoạt động, xa rời thói quen sinh hoạt hàng ngày, hụt hẫng tình cảm gia đình, chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội nơi đô thị, khiến các em dễ xa rời văn hóa truyền thống dân tộc, nhiều HS đã quên đi tiếng mẹ đẻ của mình, quên đi bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Nguy cơ đánh mất bản sắc diễn ra âm thầm nhưng khá mạnh mẽ.

Công tác giáo dục giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong nhà trường đã được Đảng và nước quan tâm từ rất lâu, đặc biệt là sự ghi nhận dấu ấn đậm nét trong tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII với mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc VHDT. Để cụ thể hóa chủ trương đó trong công tác giáo dục HS, chính phủ đã ban hành nghị định số 05/2011/NĐ – CP, ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc, trong đó khẳng định: “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường PTDTNT, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”. Tuy nhiên trên thực tế, việc giữ gìn tiếng nói đã cụ thể hóa thành chương trình đào tạo và có công cụ kiểm định nhưng vấn đề giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp vẫn chưa được hiện thực hóa và đo lường, đánh giá.

Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của trường PTDTNT là “tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc chất lượng cao cho tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tại quê hương” nên ngoài việc đào tạo kiến thức văn hóa còn cần giáo dục bản sắc VHDT, trong đó


khơi gợi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, lịch sử quê hương vùng đồng bào dân tộc là yếu tố quan trọng giúp các em phát triển tình yêu đối với quê hương. Nắm được các nội dung về giáo dục bản sắc VHDT là một điều kiện thuận lợi cho HS công tác sau này tại quê hương khi các em đã trưởng thành. Do đó, ngoài nhiệm vụ tăng cường chất lượng trong giảng dạy kiến thức phổ thông thì vấn đề đặt ra đối với đội ngũ GV của trường PTDTNT còn là nâng cao chất lượng giáo dục bản sắc VHDT cho HS. Tuy nhiên, thực trạng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng hiện nay chưa toàn diện, thiếu tính hệ thống, chưa sát hợp thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng” cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đã đạt kết quả nhất định trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp các lực lượng giáo dục. Tuy vậy, việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế. Vì vậy, nếu khảo sát và đánh giá được thực trạng của hoạt động sẽ là cơ sở đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

Để khảo sát thực trạng, đề tài sử dụng các số liệu, dữ kiện được thu thập trong thời gian từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2016 – 2017 của 9 trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Quan điểm hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận trong một chỉnh thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách hệ thống và có cấu trúc theo một trình tự khoa học. Đồng thời các biện pháp được đề xuất phải dựa trên một quy trình cụ thể.

Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào đề tài này, người nghiên cứu có thể nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, nghiên cứu công tác quản lý ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cần nghiên cứu một hệ thống bao gồm những yếu tố cấu thành như: Chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; chức năng quản lý; nội dung quản lý; phương pháp quản lý; công cụ quản lý; kết quả quản lý.

Khi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, các


biện pháp được sắp xếp trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau và theo một chỉnh thể thống nhất.

7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic

Quan điểm lịch sử – logic: Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh phát triển của công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để điều tra khách quan nhất. Việc đề xuất và khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được thực hiện theo một trình tự khoa học.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba thời kỳ này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế cần dựa vào quan điểm này để đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đồng thời thừa hưởng những ưu điểm, kết quả đạt được trong quá khứ cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn đọng nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn: Trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề cấp thiết của thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế, từ đó người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nhóm phương pháp này nhằm thu thập, nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác Giáo dục, những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Nhóm này gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.

+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023