Môn Dược lý Phần 1 - 13

17


* Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 22 đến câu 23 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.

22. Thuốc vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng chống loạn nhịp tim và chống đau thắt ngực:

A. Quinidin sulfat

B. Methyldopa

C. Nifedipin

D. Reserpino

E. Nitroglycerin

23. Cách dùng tốt nhất Nitroglycerin để cấp cứu cơn đau thắt ngực cấp là A.Uống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

B. Tiêm bắp

C. Tiêm tĩnh mạch

Môn Dược lý Phần 1 - 13

D. Tiêm dưới da

E. Ngậm dưới lưỡi

* Câu hỏi truyền thống:

1. Trình bày công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của Methyldopa

2. Trình bày công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của Nitroglycerin

3. Trình bày công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của Digoxin

THUỐC AN THẦN - GÂY NGỦ

Mục tiêu học tập

1 - Phân biệt được: thuốc an thần và thuốc gây ngủ

2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của hai thuốc gây ngủ có trong bài học.

3 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của 4 thuốc an thần có trong bài học

4 - Hướng dẫn được cho cộng đồng sử dụng thuốc an thần hợp lí, an toàn

I. THUỐC GÂY NGỦ

1. Đại cương

- Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản, ngủ rất cần vì tất cả những gì đã bị phá hủy trong lúc thức đều được phục vụ trong giấc ngủ.

- Giấc ngủ là quá trình ức chế, nó bắt đầu xuất hiện ở một vùng của vỏ não, sau đó nó lan tràn khắp não và gây ngủ

- Thuốc gây ngủ về bản chất gần giống như một giấc ngủ sinh lý, nó làm tăng quá trình ức chế, làm lan tỏa xuống các phần ở dưới vỏ đại não.

- Thuốc gây ngủ được dùng trong các trường hợp: mất ngủ, động kinh, trong phẫu thuật (tiền mê và hậu mê), phối hợp với thuốc HNGĐ để làm tăng tác dụng giảm đau

2. Các thuốc gây ngủ

2.1. Dẫn chất barbituric

- Barbituric là tên chung để chỉ các dẫn xuất của A.barbituric, dùng làm thuốc mê gây mê. Barbituric phân làm ba loại:

- Loại có tác dụng kéo dài: 6 giờ trở lên, dùng cho người mất ngủ cuối giấc

- Loại có tác dụng trung bình: dùng cho người mất ngủ đầu giấc (3 - 6) giờ

- Loại có tác dụng ngắn: <3 giờ dùng làm thuốc tiền, hậu mê.

Tai biến: Dùng liều cao bị nhiễm độc: buồn ngủ, mất dần phản xạ, đồng tử giãn, nhiệm độ giảm, thở chậm, nông.

Nặng thì hôn mê, nhiễm axit, chết do tim ngừng đập hoặc do liệt trung khu hô hấp.

2.2. Thuốc ngủ dẫn chất A.Barbituric thường dùng

2.2.1 Gardenal

- Thuốc hướng tâm thần

+ Tên khác: Pheno barbital, luminal.

-Tính chất:

Bột trắng, không mùi, vị hơi đắng, tan trong nước, cồn.

-Tác dụng:

Gây ngủ mạnh hơn Veronal, độc hơn, có tác dụng an thần, chống co giật trong bệnh động kinh.

-Cách dùng - liều dùng:

+Dạng dùng: viên nén: 0,01g - 0,1g

+Liều dùng: 0,10g/lần - 0,50g/24 giờ Trường hợp sốt cao, co giật.

+Trẻ em: +<2 tuổi: 0,01-0,02g/24 giờ

+3-4 tuổi: 0,04g/24 giờ

+5-7 tuổi: 0,06/24 giờ

Ngoài ra còn dùng dạng muối natri (đóng ống 0,20g) khi dùng pha thành dung dịch để tiêm. Tiêm bắp 0,20g/ lần 2.3lần/24 giờ: trong trường hợp tiền mê - hậu mê

+ Chống chỉ định: Suy thận, suy gan.

2.2.2 Veronal

Thước hướng tâm thần

Tên khác: Barbital, barbiton

-Tính chất: bột kết trắng tinh, không mùi, vị hơi đắng, ít tan trong nước, dễ tan trong cồn, dung dịch kiềm

-Tác dụng: gây nhgur nhanh sau 30 phút - 1 giờ, giấc ngủ kéo dài 6 - 8 giờ, lúc dậy không mệt

- Công dụng-liều dùng: Dạng dùng: viên 0,25 - 0,50g

Liều dùng: 0,25g/lần - 0,50g/24 giờ (trước khi ngủ 30 phút). TĐ: 0,50g/lần - 1,5g/24 giờ.

II. THUỐC AN THẦN

1. Định nghĩa

- Thuốc an thần là những thuốc lặp lại trạng thái thăng bằng thần kinh, làm cho người bệnh vẫn tỉnh và linh cảm không mất

Thuốc an thần có tác dụng chống co giật chữa các bệnh thần kinh, các trạng thái mất cân bằng thần kinh, làm mềm cơ, giãn cơ.

2. Các thuốc thường dùng

2.1. Các bromid

- Tác dụng:

+ Làm tăng và tập trung quá trình ức chế của vỏ não để lặp lại thăng bằng của vỏ não gây an thần.

+ Ức chế vùng vận động của vỏ não, do vậy có tác dụng chống động kinh.

2.1.1. Kali bromid

- Tính chất: tinh thể không màu, không mùi, vị mặn và cay.

- Tác dụng: an thần mạnh và chống co giật.

- Công dụng - liều dùng - cách dùng:

+ Dùng trong động kinh: uống 4 - 8g/24 giờ - uống sau bữa ăn.

+ Dùng trong an thần (gây ngủ nhẹ): uống 1 -3g/24 giờ - Uống trước khi đi ngủ.

2.1.2 - Natri bromid

- Tính chất: tinh thể không màu, không mùi, ít độc hơn kali bromua.

- Tác dụng: giống kali bromid.

- Công dụng: giống kali bromid.

- Cách dùng - liều dùng: giống kali bromid.

2.2. Các thuốc an thần

2.2.1. Мергоbamat

Thuốc hướng tâm thần

- Tính chất: Tinh thể không màu, bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng đặc biệt, dễ tan trong cồn

- Tác dụng: an thần, gây ngủ nhẹ, làm mềm cơ, giãn cơ, hạ nhiệt.

- Công dụng:

+ Dùng trong trường hợp mất ngủ, khó ngủ.

+ Khó ngủ - thần kinh căng thẳng, trạng thái ưu tư lo lắng.

- Cách dùng - liều dùng:

+ Dạng thuốc: viên 0,2 - 0,4g.

+ Liều dùng: 0,2 - 0,4g/l uống sau bữa ăn - Trước khi đi ngủ 30 phút 1 x 21/24 giờ.

2.2.2. Diazepam Thuốc hướng tâm thần. Tên khác Suduxen.

- Tính chất: bột trắng, không mùi, vị hơi đắng.

- Tác dụng: an thần, trấn tĩnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, gây ngủ, giãn cơ, mềm cơ.

- Công dụng:

- Chữa suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ở hệ thần kinh thực vật.

- Cách dùng và liều dùng, dạng bào chế

+ Viên nén: 2mg - 5mg; 10mg; ống: 1mg/lml

+ Ngày uống 2 -3 lần, mỗi lần 2 - 5mg.

+ Nạp hậu môn: 2-3 lần x 5 - 10mg/lần.

+ Tiêm bắp: 5 - 10mg/lần Còn dùng trong các khoa:

+ Nội: đau thắt ngực, loạn nhịp, huyết áp tăng.

+ Ngoại: chuẩn bị phẫu thuật.

+ Sản: Rối loạn tuổi mãn kinh.

+ Nhi: rối loạn tâm thần kinh, co thắt cơ, kinh giật do sốt cao.

+ Tâm thần - thần kinh: các chứng loạn thần kinh.

+ Da liễu: phối hợp điều trị exzema.

- Chống chỉ định: chứng nhược cơ năng.

* Chú ý:

+ Kiêng rượu, không phối hợp với barbituric trong thời gian dùng thuốc Diazepam.

+ Dùng liều thấp ở người sơ cứng mạch, suy hô hấp, tim.

2.2.3. Aminazin Thuốc hướng tâm thần

- Tính chất: bột kết tinh trắng, để ra ánh sáng bị sẫm màu.

- Tác dụng: an thần, trấn tĩnh, chống nôn, hạ huyết áp.

- Công dụng:

+ Dùng trong các khoa: Ngoại, sản (sản giật, giảm đau khi trở dạ đẻ).

+ Thần kinh (đau dây thần kinh).

+ Tâm thần (hốt hoảng, lo lắng, lú lẫn).

+ Nội (giảm đau, chống co giật).

+ Nhi ( nhiễm độc thần kinh ở trẻ sơ sinh).

+ Dạng thuốc: viên 25mg - 100mg.

+ Liều dùng: 25 - 50mg/24 giờ chia 2 lần.

+ Bảo quản: Thuốc hướng thần.

Tự lượng giá

* Trả lời ngắn gọn các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 bằng cách điền từ hoặc cụm thích hợp vào chỗ trống

1. Nêu tên 3 thuốc an thần, gây ngủ đã được dùng làm thuốc tiền mê. A ....................................

B .....................................

C. Clopromazin

2 Kể 3 công dụng chính của Diazepam: A ..........................................

B ............................................

C ....................................................

Liệt kẻ 3 thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật mà khi dùng phải kiêng rượu :

4. Kê thêm cho đủ 4 chống chỉ định của Diazepam:

A. Sốt hoặc gây mê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2024