Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2


WTO, rủi ro về xuất khẩu hàng hóa và rủi ro cạnh tranh quốc tế được giảm thiểu, tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI.

Để thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng khi Việt nam đã là thành viên của WTO, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt và sau khủng hoảng đòi hỏi Việt Nam phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động FDI. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn một số rào cản ảnh hưởng tiêu cực đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI như yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, khan hiếm lao động có trình độ, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp... Do đó, cần có nghiên cứu để hệ thống lại quá trình cải thiện môi trường đầu tư, những ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI, và đưa ra giải pháp để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Để góp phần thực hiện mục tiêu trên, tác giả chọn đề tài: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. Các công trình chú trọng vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại một quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn vốn FDI, vai trò của nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh hưởng của một số khía cạnh của môi trường đầu tư đến thu hút FDI, và xúc tiến ĐTNN. Một số công trình liên quan tới đề tài luận án mà tác giả được biết, gồm:

Tài liệu “Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam” của Ban Biên tập Luật đầu tư chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên vào cuối năm 1987 cho đến hết năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và tồn tại của tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN để làm tài liệu tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tư chung. Tài liệu không chú trọng tới các yếu tố của môi trường đầu tư, và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI.


FIAS (Bộ phận dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, tổ chức dịch vụ liên kết giữa tập đoàn tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới), Tài liệu thảo luận chính sách về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, 2004. Tài liệu này đề cập đến các ưu đãi đầu tư và tác dụng của ưu đãi đầu tư đến thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài. Tài liệu không đề cập đến các yếu tố khác của môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến cả thu hút và thực hiện vốn FDI.

Luận án tiến sỹ kinh tế "Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng bảo vệ năm 2006 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng về môi trường đầu tư cũng như ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút FDI không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tập trung trình bày.

Nghiên cứu “Impact of government policies and Investment agreements on FDI inflows” của tác giả Rashmi Banga do Uỷ ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan hệ kinh tế quốc tế xuất bản năm 2003 đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của 15 nước Đông, Nam, và Đông Nam Á và lượng hoá tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước tới năm 2001. Các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI là một khía cạnh của môi trường đầu tư (chính sách đầu tư) và môi trường đầu tư quốc tế. Nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu tố khác của môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư.

Đề tài cấp bộ “Tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” do Tiến sĩ Phạm Văn Hùng chủ nhiệm, bảo vệ năm 2008 đề cập đến lý thuyết và thực trạng về minh bạch hoá hoạt động kinh tế cũng như tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến thu hút vốn FDI của Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp tăng cường minh bạch hoá hoạt động kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.


Cuốn sách “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả điều tra 140 DN có vốn ĐTNN” do Tiến sĩ Đinh Văn Ân và Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên. Nội dung của cuốn sách bước đầu nhận dạng các các yếu tố có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cuốn sách tập trung vào nhận dạng hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có vốn ĐTNN gồm (1) nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và (2) một số yếu tố nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 DN có vốn ĐTNN. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế được tách biệt thành yếu tố có ảnh hưởng đến giai đoạn triển khai thực hiện dự án và yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn sản xuất kinh doanh được phân tích thông qua kết quả điều tra nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực hiện dự án FDI.

Báo cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, viết cho Đề tài “Hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam” do Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Báo cáo đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách theo hai phương diện: thứ nhất, việc điều chỉnh chính sách ảnh hưởng đến vốn FDI (gồm vốn đăng ký và vốn thực hiện). Sự thay đổi của vốn FDI được coi là hiệu quả trung gian của việc điều chỉnh chính sách. Thứ hai, báo cáo đánh giá đóng góp của khu vực có vốn FDI vào kết quả phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đây được coi là hiệu quả cuối cùng của việt điều chỉnh chính sách.

Các nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố của môi trường đầu tư và ảnh hưởng của yếu tố này đến dòng FDI vào một nước, một khu vực. Tuy nhiên, trong các tài liệu tác giả tham khảo, chưa có nghiên cứu nào hệ thống hoá những vấn đề lý luận về môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia, nhất là quá trình cải thiện MTĐT Việt nam, ảnh hưởng của MTĐT đến dòng FDI vào Việt Nam. Do vậy, với đề tài “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước


ngoài vào Việt Nam”, tác giả mong muốn hệ thống hóa lý luận về môi trường đầu tư, về ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI, quá trình cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư đến FDI và rút ra tồn tại gây trở ngại tới FDI nhằm đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện các yếu tố rào cản của môi trường đầu tư đến quá trình thu hút và giải ngân nguồn vốn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá quá trình cải thiện môi trường đầu tư, phân tích ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, từ đó rút ra các tồn tại cơ bản của môi trường đầu tư nhằm đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trọng yếu của môi trường đầu tư nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.

Với mục đích đó, luận án có một số nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa, và hoàn thiện cơ sở lý luận về môi trường đầu tư.

Làm rõ cơ sở lý luận về tác động của môi trường đầu tư đến FDI.

Phân tích quá trình cải thiện môi trường đầu tư từ năm 1986 cho đến hết năm 2009 theo từng yếu tố của môi trường đầu tư.

Căn cứ vào vào một số chỉ số và kết quả điều tra để đánh giá tổng quát quá trình cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.

Trên cơ sở sự thay đổi của các yếu tố môi trường đầu tư và quá trình thu hút vốn FDI, đề tài sẽ phân tích ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến việc tình hình thu hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 1988-2009.

Sử dụng phương pháp thích hợp để rút ra những trở ngại quan trọng của môi trường đầu tư đến thu hút và sử dụng vốn FDI.

Đề xuất một số giải pháp ưu tiên khắc phục những tồn tại chính của môi trường

đầu tư để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Môi trường đầu tư có tác động đến FDI bao gồm: môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư (còn gọi là môi trường đầu tư nước ngoài), môi trường đầu tư ở nước đầu tư và môi trường quốc tế. Trong ba môi trường đầu tư thành phần, chỉ có môi trường ĐTNN là môi trường mà nước nhận đầu tư có thể chủ động kiểm soát khi muốn thu hút vốn FDI. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư của Việt Nam. Trong các yếu tố của môi trường đầu tư Việt Nam, có những yếu tố coi như ổn định hoặc hầu như không thay đổi như điều môi trường tự nhiên, môi trường chính trị. Do đó, luận án chỉ tập trung vào trình bày các yếu tố của môi trường đầu tư mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh, gồm: Môi trường chính sách, pháp luật; Thủ tục hành chính; Môi trường kinh tế; Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực.

Về phạm vi thời gian, đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư, ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khi Việt nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2009. Cuối cùng, đề tài đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cho thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp điều tra và phương pháp Pareto. Đề tài còn sử dụng một số bảng, biểu, sơ đồ để minh hoạ.

Về dữ liệu, luận án đã thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Với dữ liệu thứ cấp, luận án sử dụng số liệu thống kê ở Niên giám thống kê các năm của Tổng cục Thống kê, số liệu FDI của Cục Đầu tư nước ngoài, các số liệu về các yếu tố của môi trường đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải và các bộ khác. Ngoài ra, luận án cũng trích dẫn ý kiến đánh giá của


một số chuyên gia, các số liệu đánh giá chỉ số môi trường đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế.

Bảng 1.1. Mẫu điều tra các doanh nghiệp FDI


Tỉnh/thành phố

Số phiếu

Tỷ trọng

Vùng

Vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Ninh

2

2%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Hà Nội

43

47%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Hải Dương

1

1%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Hải Phòng

1

1%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Hưng Yên

10

11%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Quảng Ninh

2

2%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Vĩnh Phúc

3

3%

Đồng bằng Sông Hồng

Bắc Bộ

Bình Dương

1

1%

Đông Nam Bộ

Phía Nam

Bình Phước

1

1%

Đông Nam Bộ

Phía Nam

Hồ Chí Minh

15

16%

Đông Nam Bộ

Phía Nam

Vũng Tàu

1

1%

Đông Nam Bộ

Phía Nam

Đà nẵng

2

2%

Duyên hải Miền Trung

Miền Trung

Nghệ An

1

1%

Duyên hải Miền Trung


Quảng Nam

4

4%

Duyên hải Miền Trung

Miền Trung

Thanh Hóa

1

1%

Duyên hải Miền Trung


Kon Tum

1

1%

Tây Nguyên


Lạng Sơn

1

1%

Vùng núi phía Bắc


Lào Cai

1

1%

Vùng núi phía Bắc


Yên Bái

1

1%

Vùng núi phía Bắc


Tổng

92

100%



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 2

Với dữ liệu sơ cấp, luận án cũng sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số liệu đánh giá thực trạng môi trường đầu tư ở Việt Nam và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến thu hút vốn FDI. Trong tháng 1, 2 năm 2010, phiếu điều tra được gửi tới 200 DN có vốn FDI và nhận được 92 phiếu trả lời, đạt 46%. Mẫu phiếu điều tra và kết quả điều tra được trình bày ở phụ lục 1, 2. Mẫu phiếu điều tra cũng được dịch ra tiếng Anh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra. Trong số 92 phiếu điều tra trả lời, số phiếu điều tra được DN FDI trả lời nhiều nhất ở 3 địa phương (Hà Nội 47%, Hồ Chí Minh 16%, Hưng Yên 11%). Số phiếu điều tra trả lời ở 19 tỉnh thành phố, tập trung ở cả 3 vùng kinh tế trọng điểm và nhiều vùng trong cả nước Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Miền Trung, Vùng núi phía Bắc,


Tây Nguyên. Tuy số phiếu trả lời chỉ là 92 phiếu, chưa được nhiều và mang tính chất tham khảo, nhưng kết quả điều tra cung cấp thông tin tham khảo có ích về ý kiến của các DN FDI, phản ánh những rào cản ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của họ, bổ trợ cho những đánh giá về môi trường đầu tư thu được từ các thông tin thứ cấp.

6. Những đóng góp mới của luận án

Đứng trước nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế còn chưa được đáp ứng, Việt Nam cần thường xuyên xem xét tác động của môi trường đầu tư đến thu hút và giải ngân FDI, phát hiện những rào cản đối với quá trình thu hút vốn FDI. Rào cản của môi trường đầu tư không chỉ cố định một số yếu tố nhất định vì môi trường đầu tư bao gồm tổng hòa của nhiều yếu tố luôn vận động, thay đổi theo thời gian tạo ra các trạng thái khác nhau. Những yếu tố này có thể là rào cản đối với thu hút vốn FDI ngày hôm qua có thể đã được dỡ bỏ thì ngày hôm nay lại xuất hiện thêm rào cản mới có thể ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hoạt động thu hút FDI. Việc định kỳ đánh giá lại môi trường đầu tư là một nhiệm vụ và còn là đòi hỏi khách quan, giúp Việt nam tăng cường thu hút vốn FDI một cách hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững. Với ý nghĩa đó, luận án mong muốn góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu yếu tố trọng yếu gây trở ngại cho thu hút vốn FDI và đề xuất giải pháp cải thiện yếu tố trọng yếu này trong giai đoạn hiện nay nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Cụ thể, luận án đã có một số đóng góp mới sau:

Luận án đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trường đầu tư các chỉ số môi trường đầu tư. Các nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và chưa hệ thống đầy đủ vấn đề lý luận về môi trường đầu tư.

Căn cứ vào phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả rút ra khái niệm môi trường đầu tư và làm rõ hơn khái niệm môi trường đầu tư: môi trường đầu tư gồm nhiều yếu tố, chỉ đề cập đến môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư, có ảnh hưởng đến chu kỳ dự án đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế cho mọi người không chỉ chủ đầu tư nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.


Căn cứ vào khái niệm môi trường đầu tư, luận án đã mạnh dạn rút ra và phân tích 5 đặc điểm của môi trường đầu tư, bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở và tính hệ thống của môi trường đầu tư.

Trong nội dung lý thuyết về môi trường đầu tư, luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa và làm rõ các yếu tố của môi trường đầu tư, các tiêu chí phân loại môi trường đầu tư và các chỉ số phản ánh hiện trạng môi trường đầu tư.

Luận án hệ thống hóa các lý thuyết tạo ra dòng chảy FDI, phân tích các yếu tố của môi trường đầu tư nước nhận đầu tư đề cập trong các lý thuyết có ảnh hưởng tới dòng chảy FDI. Đồng thời, luận án cũng phân tích cơ chế tác động của môi trường đầu tư đến thu hút vốn FDI qua 3 khía cạnh: chi phí đầu tư, rủi ro đầu tư và rào cản cạnh tranh.

Môi trường nước nhận đầu tư thay đổi các do sự tác động của nhân tố chủ quan và khách quan. Theo tác giả, quá trình cải thiện môi trường đầu tư chịu tác động của: Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của bản thân các quốc gia, Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa, Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, Các công ty xuyên quốc gia, Chính sách và khả năng của nhà ĐTNN. Luận án đã chỉ rõ vì sao từng nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư.

Để thu thập số liệu sơ cấp làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình cải thiện môi trường đầu tư, tác động của các yếu tố thuộc môi trường đầu tư đến thu hút vốn FDI, luận án đã tiến hành điều tra các DN FDI, kết quả thu được 92 phiếu trả lời.

Trong luận án, tác giả đã vận dụng phương pháp Pareto vào quá trình nghiên cứu luận án nhằm tìm ra yếu tố quan trọng gây trở ngại đến hoạt động FDI. Luận án đã đề xuất quy trình đánh giá, cải thiện môi trường đầu tư theo phương pháp Pareto (Sơ đồ 1.6. ).

Luận án đã phân tích quá trình cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam theo môi trường thành phần như môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính, môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Các môi trường đầu tư thành phần được tác giả cố gắng

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí