Những Lợi Thế Của Hải Dương Trong Việc Thu Hút Fdi


Tuy nhiên, những nơi có môi trường đầu tư không thuận lợi, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, tiến hành sản xuất… thì nhà đầu tư có thể rút bớt số vốn đăng ký và ngược lại.

Thứ ba, môi trường đầu tư ảnh hưởng đến số lượng vốn FDI bổ sung. Cũng giống như đối với vốn thực hiện, môi trường đầu tư có tác động rất lớn đến việc tăng vốn bổ sung. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu có được môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhà đầu tư sẵn sàng tăng lượng vốn bổ sung, mở rộng sản xuất, xây dựng thêm các nhà máy, nhà xưởng. Ngược lại nếu môi trường đầu tư

- Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và tốc độ giải ngân vốn FDI

Như đã biết môi trường đầu tư là tất cả các yếu tố tác động lên quá trình sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư. Do đó, môi trường đầu tư thuận lợi sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao mức doanh lợi – tức hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đây là cốt lòi của mối quan hệ giữa môi trường đầu tư và việc thu hút đầu tư trong đó có FDI.

Một khía cạnh quan trọng nữa trong mối quan hệ giữa môi trường đầu tư và việc thu hút FDI là môi trường đầu tư có ảnh hưởng không nhỏ đến tôc độ giải ngân vốn FDI. Việc thực hiện vốn cam kết và tốc độ giải ngân các nguồn vốn bị chi phối mạnh mẽ của các yếu tổ thuộc môi trường đầu tư. Các nguyên nhân như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,vốn tồn tại từ lâu nay, với những dự án quy mô lớn đã được chấp nhận đầu tư vừa qua, thời gian triển khai đi vào hoạt động thường lâu hơn và thường khiến giải ngân kéo dài. Vai trò của các địa phương là hết sức quan trọng trong vấn đề giải ngân vốn FDI trong bài toán về môi trường đầu tư: thủ tục, giải phóng mặt bắng, cơ sở hạ tầng, hay nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến tốc độ giải ngân vốn FDI.


Như vậy, có thể thấy một môi trường đầu tư thuận lợi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thu hút vốn FDI. Vốn FDI chỉ di chuyển đến những nơi mà ở đó có môi trường đầu tư thuận lợi – nơi nó có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho nhà đầu tư. Do đó, việc cải thiện môi trường đầu tư là mối quan tâm và là nhiệm vụ quan trọng của tất cả địa phương, các quốc gia và vùng lãnh thổ.


Chương 2

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ

TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010‌


2.1 Những lợi thế của Hải Dương trong việc thu hút FDI

2.1.1 Thái độ chính trị trong việc tiếp nhận đầu tư và sự ổn định xã hội

Bước vào giai đoạn mới 2011 - 2015, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát: “...huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”. [17]

Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong những chủ trương quan trọng trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Hải Dương, đó là: Tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề mà luật pháp không cấm, trong đó đặc biệt ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường; ưu tiên các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp phụ trợ; xây dựng cơ sở hạ tầng; các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, y tế, tài chính, bưu chính viễn thông; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao; phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và sản phẩm xuất khẩu. Hạn chế đến mức thấp nhất các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm môi trường, đóng góp ngân sách ít và sử dụng đất lớn.


Với phương châm “Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của chính mình ” - lãnh đạo tỉnh Hải Dương cam kết luôn nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư, sát cánh cùng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; đồng thời là chỗ dựa vững chắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Thái độ thiện chí này của lãnh đạo tỉnh cũng như Đảng bộ và nhân dân Hải Dương là cơ sở vững chắc cho các chính sách thu hút FDI, tạo tâm lý tin tưởng, yên tâm vào thành công của việc sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hơn thế nữa, điều này cũng “dọn đường” cho hàng loạt các chính sách khác liên quan đến FDI trên địa bàn tỉnh.

Ổn định chính trị cũng là một trong những điểm thuận lợi cho Hải Dương trong thu hút FDI. Như đã phân tích ở trên, ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm trước quyết định lựa chọn nơi đầu tư. Là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng; dân số cơ bản là dân tộc Kinh; không có đường biên giới; trình độ dân trí cao… nên Hải Dương không xảy ra các vấn đề bất ổn chính trị như tranh chấp giữa các dân tộc, tôn giáo, chính quyền; tình trạng dân biểu tình, chống đối việc xây dựng các nhà máy xí nghiệp có diễn ra nhưng không phổ biến. Làm được điều này là một nỗ lực lớn của chính quyền tỉnh nhằm tạo được tiếng nói chung giữa người dân, chính quyền và doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi. Rất nhiều địa phương người dân tạo mọi điều kiện thuận lợi, giao đất, giao ruộng một cách nhanh chóng cho chính quyền và nhà đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp dựa trên cơ sở phương án đền bù hợp tình hợp lý.


2.1.2 Nguồn lực tự nhiên

* Vị trí địa lý: Tỉnh Hải Dương nằm ở toạ độ địa lý 20057' vĩ độ Bắc, 106018' kinh độ Ðông với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1654,8 km2 [5,tr.21], chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội 56 km, cách Hải Phòng– cảng biển lớn nhất miền Bắc và thứ hai cả nước 49 km. Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vực kinh tế trọng điểm phía Bắc với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – khu vực có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, hiệu quả.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi

núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Vị trí địa lý nêu trên là một điều kiện thuận lợi và là thế mạnh cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế của Hải Dương với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực và thế giới; là một trong những động lực để thu hút các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng; đặc biệt nó tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong cả nước, có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng.

Là tỉnh nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, với khoảng cách tương đối gần hai trung tâm công nghiệp lớn Phía Bắc Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong thu hút FDI và phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó Hải Dương cũng


không tránh khỏi những tác động do trung tâm này mang đến trong phát triển kinh tế và thu hút FDI.

* Tài nguyên thiên nhiên: Nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ, như các tỉnh lân cận, tài nguyên thiên nhiên ở Hải Dương không đa dạng về chủng loại nhưng lại có trữ lượng lớn đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp

- Tài nguyên đất: Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 10,77%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669 ha, chiếm 16,1%; diện tích đất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 6.368 ha, chiếm 7,5%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha, chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 7.276 ha, chiếm 6,88%.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt nước chưa được khai thác là 1.364 ha.

- Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 9.147 ha, tỷ lệ che phủ đạt 5,9%. Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 3.104 ha, diện tích rừng trồng là 6.043 ha.

- Tài nguyên khoáng sản: có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như:

+ Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

+ Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ

Fe2O3: 0,8-1,7%; Al2O3: 17-19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.


+ Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa

+ Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

Với đặc điểm như trên, tài nguyên thiên nhiên của Hải Dương chưa phải là một hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. So với các tỉnh khác trong cả nước thì Hải Dương có nguồn tài nguyên khá nghèo nàn, tuy một số loại trữ lượng lớn nhưng không phải là những loại có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, với thế mạnh về các tài nguyên phục vụ công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, đá vôi, gạch chịu lửu… Hải Dương cũng thu hút được sự quan tâm nhất định từ phía các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này như các dự án: xi măng Phúc Sơn (Thị trấn Phú Thứ - Huyện Kinh Môn)…

2.1.3 Nguồn nhân lực

Xét về số lượng: cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Hải Dương là một tỉnh có dân số đông. Dân số Hải Dương tính đến thời điểm 2009 là 1.706.808 người [5; tr.21] đứng thứ 11/64 tỉnh thành và thứ 5 đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, tỉnh có dân số sống ở nông thôn là 1.380.808 người, chiếm 80,9% dân số; ở thành thị 326.000 người chiếm 19,1% dân số. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,5%; tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh là 2,25%

Với kết cấu dân số trẻ nên Hải Dương có một lực lượng lao động đông đảo - số dân trong tuổi lao động từ 15 đến 50 tuổi là 1.326.068 người chiếm 77,6% dân số. Với tốc độ tăng dân số 0,97% năm [5,tr.7], lực lượng lao động ở Hải Dương thường xuyên được bổ sung, đảm bảo nguồn cung lao động cho mọi hoạt động kinh tế, đảm bảo lực lượng lao động không ngừng được bổ sung. Về chất lượng: cũng như những tỉnh thành khác, người lao động Hải Dương vốn xuất thân từ nông nghiệp nên cần cù, chịu khó, hiền lành, chất


phác, ít bạo động, bạo loạn nên được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Song chất lượng lao động cũng có nhiều vấn đề cần chú ý:

- Trình độ văn hóa: mặc dù thời gian gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, trình độ văn hóa của người dân đã và đang từng bước được nâng cao song vẫn chưa thực sự hấp dẫn:

Bảng 2.1: Trình độ văn hóa của lao động Hải Dương và một số địa phương khác 2009 [4, tr.1,6]


Chỉ tiêu

Cả nước


Hà Nội

Hải Dương

Bắc Ninh

Hưng Yên

Vĩnh Phúc

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết %

94.0

97.9

97.3

97.1

97.4

97.3

Tỷ trọng dân số chưa bao giờ

đi học%

5.1

2.0

2.3

2.3

2.4

2.0

Tỷ trọng dân số chưa học xong tiểu

học %

22.7

14.3

15.4

18.0

16.1

17.5

Tỷ trọng dân số đã tốt nghiệp

tiểu học %

27.6

18.3

14.8

25.0

18.2

24.8

Tỷ trọng dân số đã tốt nghiệp

THCS %

23.7

23.8

43.3

31.7

38.5

32.1

Tỷ trọng dân số đã tốt nghiệp

THPT %

20.8

41.6

24.2

23.0

24.7

23.7

Tỷ lệ nhập học chung cấp

tiểu học %

102.6

102.5

102`.5

101.5

103.6

102.9

Tỷ lệ nhập học chung cấp THCS %

89.0

98.4

99.5

97.3

99.5

98.4

Tỷ lệ nhập học chung cấp THPT %

62.5

82.8

79.1

79.8

75.4

77.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 6

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy so với số liệu cả nước trình độ văn hóa của lao động Hải Dương được đánh giá tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận khác cùng nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thì đây không phải lợi thế. Do đó, để có thể thu hút vốn FDI, tỉnh cần có các chính sách nhằm nâng cao trình độ văn hóa của người lao động – tạo ưu thế vượt trội.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí