Các Dịch Vụ Cần Thiết Phục Vụ Nhu Cầu Của Khách Du Lịch Tại Cần Giờ



Stt


Đơn vị


Diện tích và địa điểm


12


Điểm du lịch sinh thái Long Hoà

Điểm du lịch sinh thái Long Hoà: thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ


13

Điểm du lịch sinh thái đảo Thạnh An

Diện tích khai thác du lịch khoảng 4

ha thuộc tiểu khu 14, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.


14

Điểm du lịch sinh thái núi Giồng Chùa

diện tích 42.000 ha: thuộc các xã Long Hoà, An Thới Đông và Lý Nhơn, Cần

Giờ.


15


Điểm du lịch sinh thái ven biển

Trải dài theo đường Duyên Hải, thuộc khu vực ven biển Cần Thạnh-Long

Hoà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 11

(Nguồn: tác giả nghiên cứu và tổng hợp,2017)

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tại Khu dữ trữ sinh quyển Cần Giờ các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm hầu như không có, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với việc giữ chân du khách ở lại qua đêm nhằm kéo dài độ lưu trú của khách du lịch khi đếm tham quan du lịch tại đây. Do đó, trước mắt cần đầu tư, phát triển các hoạt động giải trí về đêm để phục vụ cho du khách.

Việc thiếu các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ đang là vấn đề nan giải cần phải được giải quyết nhanh chóng và cấp thiết. Đa số khách du lịch trong và ngoài nước đến đây và đi về trong ngày. Để giải quyết được vấn đề này, các công ty du lịch, các nhà quản lý tại khu, điểm du lịch Cần Giờ cần hỗ trợ và phối hợp để tiến hành cuộc khảo sát của du khách họ có nhu cầu dịch vụ tại đây và những dịch vụ nào thật sự cần thiết phải làm trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đã có cuộc khảo sát du khách tại khu du lịch sinh thái Dần Xây.


Theo kết quả khảo sát du khách của tác giả thì hầu hết các du khách cho rằng việc phát triển các khu du lịch sinh thái chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề níu chân du khách lưu trú lại qua đêm.



Giải trí về đêm


Mua sắm


Dịch vụ khác

8%

21%

37%

34%

Biểu đồ 2.14.Các dịch vụ cần thiết phục vụ nhu cầu của khách du lịch tại Cần Giờ

(Nguồn: tác giả tự điều tra, tổng hợp, 2017)

Hơn 37% du khách cho rằng cần phải phát triển các phương tiện công cộng để phục vụ việc đi lại và 34% cần phát triển các loại hình giải trí về đêm như ăn uống, vũ trường, karaoke, quán bar, chương trình biểu diễn nghệ thuật và 21% về mua sắm, còn lại là các dịch vụ khác.

2.3.3.3. Về việc phát triển các loại hình du lịch hiện nay tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ:

Căn cứ vào địa hình, đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có các loại hình du lịch đang thu hút khách du lịch: du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái rừng, du lịch sinh văn hóa, tín ngưỡng, du lịch đường sông. Hiện nay, các loại hình du


lịch này được UBND.TP quan tâm để phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ trong những năm qua, với sự quyết tâm đó, thì các loại hình du lịch trên không còn xa lạ đối với du khách mỗi khi đến Cần Giờ để tham quan và du lịch.

Bảng 2.15. Thông tin về các loại hình du lịch sinh thái huyện Cần Giờ 2015


Các loại hình du lịch sinh thái


Thông tin về thực trạng phát triển các loại hình du lịch sinh thái


1.Du lịch sinh thái biển

- Có 3 doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn loại hình này như Khu Du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phương Nam, Công ty du lịch sinh thái biển Tiếng Sóng, Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ.

-Ngoài ra còn có 13 tổ chức, cá nhân và 01 chợ hải sản kinh doanh theo đường dọc biển với loại hình như lưu trú, nhà hàng, mua bán hải sản, cho thuê phao, dù, ghế, võng …phục vụ du lịch biển


2.Du lịch sinh thái rừng

-Với diện tích khoảng 37.000 ha và nhiều địa điểm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách như Tràm Chim, Đầm Dơi, Đảo Khỉ, rừng ngập mặn… đã thu hút 06 doanh nghiệp đầu tư khai thác.

-Hiện nay, có 03 dự án đã đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động, hàng năm thu hút khoảng 200.000 lượt khách đến tham quan (trong đó 20% là khách nước ngoài)


3. Du lịch văn hóa, tín ngưỡng

-Được từng bước nâng cấp Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ, đa dạng hóa phần hội, mỗi năm thu hút khoảng 50.000 lượt khách đến tham dự. Đặc biệt năm 2009, được sự hỗ trợ của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố cùng với nỗ lực của Ban Tổ chức Lễ hội đã thu hút khoảng 60.000 lượt khách tham dự.

-Công trình xây dựng Khu Di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, Khu di tích lịch sử Rừng Sác, Di tích lịch sử Gò Chùa vẫn đang triển khai thực hiện. Với Khu di tích lịch sử Rừng Sác hiện nay có khoảng 123.000 lượt khách/năm đến tham quan, nghiên cứu.


Các loại hình du lịch sinh thái


Thông tin về thực trạng phát triển các loại hình du lịch sinh thái


4. Du lịch đường sông

-Là một tiềm năng chưa khai thác, với thế mạnh sông rạch chiếm 31, 49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng phòng hộ, thông thương giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông nhưng do thiếu các bến tàu du lịch để tàu thuyền cập bến nên chưa hình thành sản phẩm du lịch này.

-Tuy nhiên, đến năm 2012, huyện đã tiến hành xây dựng các trạm dừng chân trong rừng phòng hộ nhằm khai thác du lịch đường sông và những năm gần đây được sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở ban ngành khác đến khảo sát quy hoạch các điểm cầu tàu, bến đỗ, nên đã dần hình thành loại hình du lịch đường sông.

-Đặc biệt trong năm 2014 tour du lịch đường sông kết hợp các tour du lịch trồng rừng, khám phá hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ đã thu hút được 9.055 lượt khách, tăng 61,4% so với năm 2013 (3.345 lượt), trong đó khách nước ngoài chiếm 1.981 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch đường sông năm 2014 đạt 1,8 tỷ tăng 725

triệu so với năm 2013.

(Nguồn tác: giả tổng hợp qua các báo cáo năm 2015)

Nhìn chung: cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách khi đến tham quan và du lịch. Do đó, cần phải được đầu tư nhiều và phải có quy hoạch cụ thể để tránh lãng phí và không có hiệu quả, trước hết cần khảo sát đánh giá nhu cầu của du khách, xác định thị trường khách phục vụ để có hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên, hạn chế bê tông hóa, sử dụng các chất liệu tự nhiên để đảm bảo cảnh quan và môi trường không bị ảnh hưởng.


Qua khảo sát thực địa cũng như phỏng vấn chuyên gia (11 người) đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp lữ hành, các ban quản lý khu, điểm tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và 53 khách du lịch quốc tế: 27 khách Nhật Bản và 26 khách du lịch Pháp khi đang tham quan du lịch Cần Giờ vào tháng 4/2017 (thông qua hướng dẫn viên hỏi và đánh dấu câu trả lời cho khách), thì có thể thấy thực trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sinh thái bền vững như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ


Stt


Nội dung

Chuyên gia (11

người)

Khách du lịch quốc

tế (53 người)

Tốt

Không

tốt

Tốt

Không

tốt

1

Cơ sở lưu trú du lịch

3/11

8/11

4/53

49/53

2

Các cơ sở ăn uống

5/11

6/11

15/53

39/53

3

Các cơ sở mua sắm

1/11

10/11

5/53

48/53

4

Hệ thống giao thông (đường bộ,

đường thủy)

4/11

7/11

11/53

42/53

5

Hệ thống nhà vệ sinh

0/11

11/11

0/53

53/53

6

Hệ thống xử lý chất thải rác và

nguồn nước

3/11

8/11

12/53

41/53

7

Các hoạt động giải trí về đêm

0/0

11/11

0/0

53/53

8

Các dịch vụ ngân hàng, internet,

viễn thông

0/0

11/11

0/0

53/53

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp ý kiến của chuyên gia và khách du lịch, 2017)

2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực tham gia hoạt động Du lịch sinh thái tại Cần Giờ

- Trong nhiều năm qua ngành du lịch được Cần Giờ xác định là một trong những ngành mũi nhọn phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, do đó, việc


đổi mới về chất lượng nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch được chú trọng vì đây là lực lượng tiên phong và đại diện cho hình ảnh quảng bá về du lịch Cần Giờ đến với du khách trong và ngoài nước.

- Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho bản thân con người và cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao là điều kiện quyết định cho sự phát triển đất nước.

Bảng 2.17. Lao động trực tiếp trong ngành du lịch

tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: người


Lĩnh vực

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lữ hành

13.000

15.855

18.700

21.565

24.425

28.800

31.680

Khách sạn

21.701

27.045

32.389

37.734

43.075

49.560

56.990

Khác

6.940

8.580

10.115

11.860

13.500

16.200

18.630

Tổng cộng

41.641

51.480

61.204

71.159

81.000

94.560

107.300

(Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM, 2016)


- Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch, trong thời gian qua (đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2016), huyện Cần Giờ đã không ngừng nổ lực đưa ra những giải pháp, kế hoạch và chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khi tham gia vào hoạt động du lịch, cụ thể như sau:

1. Tăng cường công tác hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và giải quyết việc làm gắn với các ngành nghề thuộc hoạt động du lịch sinh thái.

2. Các hoạt động đào tạo nghề và việc làm gắn với hoạt động du lịch sinh thái.

- Hiện nay, với tổng dân số 74.960 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 40.395 người, chiếm 53,38%. Số lao động đã qua đào tạo là 14.725 người, đạt 34,03%. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là


2.256 người. Trong đó khối quản lý nhà nước: 243 người, khối sự nghiệp: 1.891 người, khối xã, thị trấn: 308 người.

- Nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Tỷ lệ cơ cấu trình độ lao động của Cần Giờ năm 2015 như sau:


Trên ĐH ĐH,CĐ

0,3% 2%

Trình độ khác 41%

Trung học

23%

Sơ cấp 34%

Biểu đồ 2.18. Cơ cấu trình độ lao động của Cần Giờ


(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, 2015)

Với cơ cấu trình độ lao động của Cần Giờ hiện nay chưa đủ sức để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, có thể nói nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch có sự cạnh tranh rất khốc liệt kề từ sau khi thỏa thuận lao động giữa các nước Asean có hiệu lực kề từ cuốn năm


2015. Đây là thách thức lớn cũng là cơ hội cho nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch hiện nay của Cần Giờ nói riêng và ngành du lịch thành phố nói chung.

Bảng 2.19. Nhu cầu nhân lực các nhóm ngành nghề tại TP.HCM


Số

TT


CÁC NHÓM NGÀNH NGHỀ


TỶ LỆ (%)

1

Marketing – Kinh doanh – Bán hàng

27.08

2

Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Dịch vụ - Phục vụ

19,92

3

Công nghệ thông tin – Điện tử - Viễn thông

7,79

4

Quản lý – Hành chính – Giáo dục – Đào tạo

7,54

5

Dệt – May – Giày da

7,16


6

Tài chính – Kế toán – Kiểm toán – Đầu tư – Bất động sản – Chứng khoán


6,50

7

Tư vấn – Bảo hiểm

3,74

8

Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô

2,77

9

Hóa – Y tế, chăm sóc sức khỏe

2,67

10

Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải

2,51

11

Điện – Điện công nghiệp – Điện lạnh

2,00

12

Kho bãi – Vật tư – Xuất nhập khẩu

1,54

(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, 2016)

Hiểu được nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển du lịch bền vững tại địa phương nên trong vòng 5 năm đã đạt được một số kết quả nhất định.

Bảng 2.20. Thống kê số lượng lớp đào tạo và lao động đang có việc làm sau khi được đào tạo nghiệp vụ (trong lĩnh vực du lịch tại Cần Giờ)

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2012-2016

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 14/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí