Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 15

Nhà nước dóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, an toàn và trong sạch. Sự ổn định về chính sách và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư, khả năng thành công và hiệu quả đầu tư cũng rõ ràng hơn. Các cuộc điều tra tại các doanh nghiệp cho thấy tăng cường khả năng tiên liệu các chính sách có thể làm tăng tỷ suất sinh lời của các khoản đầu tư mới lên hơn 30%. Những rủi ro liên quan đến chính sách vẫn là mối quan ngại chính của các doanh nghiệp nước ngoài tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, rất nhiều thay đổi về chính sách khiến các nhà ĐTNN cảm thấy khó hiểu, thậm chí bị sốc. Ví dụ như Nghị định 158 về thuế giá trị gia tăng và nghị định 164 về thuế thu nhập doanh nghiệp là bước tiến mới trong lộ trình xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và FDI, nhưng đã giảm ưu đãi khiến cho các nhà đầu tư không an tâm, không tích cực mở rộng đầu tư. Chứng minh cho nhận định này, trong tham luận của mình, TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã dẫn chứng: “Trước đây các hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước bán cho doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp chịu thuế GTGT 0%, nay lại phải chịu thuế suất 5 – 10%. Trong khi các doanh nghiệp trong nước được hưởng khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp không được”. Với sự thay đổi này, các nhà đầu tư nước ngoài rất khó hiểu vì đang được hưởng ưu đãi thuế bỗng nhiên bị phân biệt đối xử về thuế. Vì vậy thay đổi chính sách cần thực hiện theo lộ trình xác định, quá trình hoàn thiện chính sách là cần thiết nhưng nên được thực hiện từng bước và đảm bảo tính đồng bộ.

Hệ thống chính sách ổn định và khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp rất quan trọng, nhưng ý thức và hành vi của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách này cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Trong một nghiên cứu do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thực hiện gần đây cho thấy vai trò của chính quyền địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Đặc biệt độ minh bạch và tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phương ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư. Điều tra 26.000 doanh nghiệp tại 53 quốc gia cho thấy

khoảng 95% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng có một khoảng cách nhất định giữa các chính sách công bố và hành vi thực hiện chúng. Tại Việt Nam, khoảng cách này nhiều khi là khá lớn. Thực tế là đa số các nhà ĐTNN trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực và tài chính và việc kéo dài (hơn theo qui định của luật) trong khâu cấp phép đã làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của họ. Không ít các nhà ĐTNN đã nản chí, không còn mặn mà với dự án nữa.

Những qui định luật pháp thiếu đồng bộ, hay thay đổi và hiệu quả thực thi thấp chính là nguyên nhân khiến Việt Nam luôn đứng cuối trong các bảng xếp hạng về tính minh bạch của môi trường đầu tư. Sự không minh bạch này lại là điều kiện cho nạn tham nhũng phát triển. Trước mắt, để tăng cường tình minh bạch và dự đoán trước được của pháp luật, chính sách, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một cơ chế đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà ĐTNN theo hướng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm [8], nhưng Chính phủ cần công bố công khai cụ thể các điều kiện cấp giấy phép đối với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Điều này sẽ giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về FDI.

Tuy nhiên, về lâu dài, muốn cải thiện vấn đề này thì Chính phủ Việt Nam phải đảm bảo một thái độ nhất quán trong việc ban hành các quy định pháp lý về đầu tư nước ngoài. Tức là cần đảm bảo những văn bản pháp luật ra đời sau sẽ không mâu thuẫn và kém ưu đãi hơn những quy định trước đó. Mọi quy định ưu đãi, tạo thuận lợi cho các nhà ĐTNN phải được các cấp thực thi nghiêm túc, giải quyết kịp thời những vướng mắc mà các nhà đầu tư gặp phải. Việc làm này yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, có một cơ chế xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm và quan trọng hơn là phải có định hướng và một lộ trình xác định trong việc điều chỉnh và thực thi các qui định pháp lý.

Bên cạnh việc ban hành các qui định ưu đãi đầu tư, Chính phủ cần tăng cường theo dõi thường xuyên và đảm bảo thực hiện các biện pháp hiện hành. Mặc dù hàng loạt sáng kiến và lời hứa đã được đưa ra, nhưng rất nhiều trong số đó bị trì hoãn hoặc chưa được thực hiện. Các nhà ĐTNN thường ngờ vực về các “cam kết”

và muốn nhìn thấy hành động thực sự. Để thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, cần đơn giản hoá nội dung chính sách và tập trung hoàn thành việc này 100% đúng hạn như đã hứa. Bước đầu tiên nên thực hiện đầy đủ, có hiệu quả sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản và Việt Nam – Singapore nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Cần tập trung giúp đỡ các nhà đầu tư đã có mặt tại Việt Nam, giải quyết kịp thời các vướng mắc giúp các doanh nghiệp đó đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Nừu được chính phủ tích cực giúp đỡ tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành kinh doanh, các nhà đầu tư hiện tại có thể nói với các nhà đầu tư tiềm năng rằng “Việt Nam là địa điểm đầu tư triển vọng”. Đây chính là cách chứng minh tốt nhất về cải thiện môi trường đầu tư.

KẾT LUẬN


Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 – 2010 của văn kiện đại hội Đảng IX, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn vốn FDI đã bổ sung một lượng vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên nguồn vốn thu hút được trong 5 năm (2001 – 2005) vẫn thấp hơn dự kiến, nguyên nhân là do môi trường đầu tư của Việt Nam mặc dù đang dần cải thiện nhưng vẫn tồn tại rất nhiều bất lợi cản trở việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Từ cách tiếp cận môi trường đầu tư qua ba nhóm nhân tố cơ bản là hành lang pháp lý FDI; các nhân tố kinh tế của quốc gia và các nhân tố hỗ trợ cho kinh doanh, trên cơ sở đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương quan với các nước Đông Á, khoá luận đã chỉ ra Việt Nam có lợi thế về mức độ ổn định chính trị; lực lượng lao động dồi dào; mức lương công nhân thấp; mức độ ưu đãi đầu tư cao. Tuy nhiên, Việt Nam có những điểm bất lợi về mức độ tự do hoá của các qui định đầu tư; chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng yếu kém; tăng trưởng thị trường thấp; các yếu tố hỗ trợ kinh doanh kém và môi trường kinh doanh thiếu minh bạch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Hợp tác kinh tế khu vực là vấn đề tất yếu và được đề cập đến từ rất lâu. Thông qua các hợp tác bước đầu theo phương thức ASEAN + 1 (Trung Quốc/Nhật Bản/Hàn Quốc), các quốc gia Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng đạt được những thuận lợi hơn trong môi trường đầu tư như: ổn định kinh tế vĩ mô; hoàn thiện hệ thống thị trường; xây dựng và hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hội nhập khu vực; xây dựng chính sách quốc gia phù hợp nhu cầu hội nhập; cải cách chính phủ. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực đang đứng trước những thách thức, nhưng những thuận lợi là vô cùng to lớn và ý tưởng một Cộng đồng Kinh tế Đông Á hoàn toàn có thể được hiện thực hoá. Điều này giúp các quốc gia khu vực Đông Á phát triển thuận lợi, bền vững trên mọi lĩnh vực.

Trên cơ sở nhìn nhận đúng vao trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và phân tích thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, luận văn cũng đã đề cập đến một số biện pháp cơ bản để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam như: khắc phục sự chồng chép giữa các luật, định vị Việt Nam rõ ràng trong thu hút FDI vào khu vực Đông Á, tăng cường khả năng cung cấp linh kiện và nguyên vật liệu trong nước…Khi các biện pháp này được thực hiện, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Triệu Hồng Cẩm (2003), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

2. Mai Thế Cường (2005), Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) và Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU).

3. TS. Nguyễn Thị Như Hà (2007), Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI của TNCs, Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 25 (168).

4. Đỗ Hoài Nam – Võ Đại Lược (2004), Hướng tới Cộng Đồng Kinh tế Đông Á, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

5. Đỗ Hoài Nam – Ngô Xuân Bình – Sung Yeal Koo (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. TS. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam,

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

8. Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11

9. GS. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Viện kinh tế và chính trị thế giới (2006), Chuyển động kinh tế trong quá trình hướng tới Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 4 (120), Hà Nội.

11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đầu tư, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

12. ADB (2007), Key Indicators 2007: Inequality in Asia

13. JETRO (2007), The 17th Survey of Investment Related Cost Comparison in Major Cities and Regions in Asia.

14. MPI & JICA, The study on FDI promotion strategy in Vietnam – final report, 03/200

15. UNCTAD (2007), Prospects for Foreign Direct Investment and the Strategies of Transnational Corporations 2005 – 2008.

16. UNCTAD, Inward FDI Performance Index 2003-2005 (141 economies).

17. UNCTAD, World Investment Report 2006: FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development

18. UNCTAD, World Investment Report 1998: Trends and Determinants.

19. World Bank , World Development Report 2005: A Better Investment Climate For Everyone.

20. World Bank (4/2007), World Development Indicators database.

21. World Bank (2006), Doing Business in 2006 _ East Asia and Pacific Reagion.

22. World Bank, Governance Matters 2007,

http://info.worldbank.org/governance/wgi2007

23. World Bank (2007), Doing Business 2008

10. Vietnamnet (1/2005), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khó có đột biến,

http://vietnamnet.vn

24. www.vneconomy.vn (27/7/2007), “Khó giải bài toán chất lượng lao động Việt Nam”, http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=1102&id=9b52bb9d6d888d.

25. Vietnamnet (27/4/2007), “Đột phá từ triết lý phát triển” , http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689189/

26. http://www.toquoc.gov.vn, “Hội nghị cấp cao ASEAN 12 tạo động lực mới quan trọng cho tiến trình hình thành cộng đồng ASEAN năng động” http://www.toquoc.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newsId=13213&topi cId=0&zoneId=26

27. http://vietnamnet.vn, 27/8/2007, “ASEAN, Nhật Bản nhất trí về thoả thuận thương mại tự do”

http://vietnamnet.vn/thegioi/2007/08/734086/

28. http:// www.nhandan.com.vn, 15/06/2007, “FTA Hàn Quốc – ASEAN: Cơ hội lớn cho thương mại song phương”; http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=60&article=97072

29. http://vietnamnet.vn , Đầu tư nước ngoài năm 2005: Những hy vọng lớn.

30. www.baothuongmai.com.vn, 08/11/2007, Việt Nam tụt hạng vì thiếu tốc độ tăng trưởng, http://www.baothuongmai.com.vn/article.aspx?article_id=39761

31. http://mic.gov.vn, Phát triển điện thoại của Việt Nam theo tháng năm 2007,

http://mic.gov.vn/details.asp?Object=211055455&news_ID=28434683

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí