Trình Bày Được Các Cách Lây Truyền Của Nhiễm Trùng Sơ Sinh Sớm (Ntss).


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:


I. Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu hỏi từ 1-3

1. Còi xương là một bệnh………………….., xảy ra trên một cơ thể mà hệ xương còn đang ở giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn ………………… do

…………………….


2. Vitamin D có tác dụng:

- Làm cho calci và phospho ……………………..tại ruột

- Làm cho calci, phospho ……………………..vào xương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


3. Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể là nguồn nội sinh: Trên da trẻ em có chất…………………………, nó sẽ được chuyển thành vitamin D khi có tác dụng của ……………………….

Sức khỏe trẻ em dành cho y sĩ đa khoa - 7


II. Trả lời đúng/sai các câu hỏi từ 4 - 8

4. Còi xương dễ xảy ra ở những đứa trẻ già tháng, vì dự trữ vitamin D kém do trẻ được nuôi dưỡng kém trong những ngày trước khi sinh.

5. Những đứa trẻ có da trắng thì càng dễ bị còi xương.

6. Trẻ ăn nhiều bột sẽ cản trở quá trình hấp thu vitamin D tại ruột

7. Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm cả khi trời lạnh là những biểu hiện sớm của bệnh còi xương.

8. Thóp rộng, bờ thóp mềm, răng mọc chậm là những dấu hiệu sớm về xương của bệnh còi xương.


III. Chọn câu trả lời đúng nhất:

9. Biện pháp phòng bệnh còi xương an toàn nhất cho tất cả trẻ em là:

A. Uống vitamin D 200000đv vào mùa đông.

B. Bú sữa mẹ, không cai sữa trước 18 tháng tuổi.

C. Ăn sam đúng, đủ các chất, nhất là mỡ, vitamin và muối khoáng.

D. Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào các buổi sáng.


BÀI: 7

NHIỄM KHUẨN SƠ SINH


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này người học có thể:

1.Trình bày được các cách lây truyền của nhiễm trùng sơ sinh sớm (NTSS).

2. Trình bày được các dạng lâm sàng của NTSS sớm truyền bằng đường mẹ - thai.

3. Chẩn đoán được bệnh NTSS sớm truyền bằng đường mẹ - thai.

4. Trình bày được cách các nguyên tắt điều trị NTSS sớm truyền đường mẹ - thai.

5. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện và nguyên tắc điều trị.


I.Dịch tễ học

Các nước phát triển như ở Pháp 1% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh nhiễm trùng, 15 % trẻ sơ sinh nhập viện nằm ở phòng hồi sức sơ sinh bị mắc nhiễm trùng. Ở nước ta tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh còn cao hơn. Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thời kỳ sơ sinh với tỷ lệ 13 – 15 % ở các nước trên thế giới.

Nhiễm trùng sơ sinh thường mắc ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. Theo dõi xác định rõ những yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm những biến đổi lâm sàng, những biến đổi về huyết học có thể phát hiện sớm bệnh nhiễm trùng sơ sinh cho phép xử trí sớm, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ tử vong.


II.Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ -thai:


1. Dịch tễ học

- Tần suất: hay gặp 5-7/1000 trẻ sơ sinh sống. Nam nhiều hơn nữ.

- Cách lây nhiễm:

+ Lây nhiễm trước sinh

- Sớm: truyền bằng đường máu qua nhau thai, thường do virus (ví dụ Rubéole - CMV)

- Chậm > 5 tháng:

+Bằng đường máu: vi khuẩn, nhiễm trùng huyết ở phụ nữ mang thai do E.Coli, Listeria.

+Bằng đường tiếp xúc: viêm màng ối( ối vỡ sớm )

+ Lây nhiễm trong khi sinh

- Do nhiễm trùng ối có hoặc không có ối vỡ sớm > 6 giờ (thường do Liên cầu khuẩn nhóm B)

- Lây nhiễm trong khi lọt qua đường sinh dục mẹ: thời kỳ xổ thai kéo dài

- Lây nhiễm qua những dụng cụ trong khi can thiệp những thủ thuật sản khoa.


2. Nguyên nhân

- Ba vi khuẩn thường gây nhiễm trùng sơ sinh sớm vì tính thường gặp của nó:Liên cầu khuẩn nhóm B, Colibacille, Listéria.


- Những vi khuẩn kỵ khí và ái khí khác cũng có thể gây nhiễm trùng truyền bằng đường mẹ - thai nhưng với tần suất ít gặp hơn như: Haemophilus, Méningococcus, Staphylococcus, Pneumococcus....


3. Các dạng lâm sàng


3.1. Nhiễm trùng huyết

- Da vàng tái, trụy mạch, hạ thân nhiệt.

- Ban xuất huyết, gan lách to, vàng da.

- Co giật, mất nước, cứng bì.

- Bú kém.


3.2. Viêm màng não mủ

- Đơn thuần hoặc kết hợp với dạng nhiễm trùng huyết.

- Chẩn đoán khó vì không có dấu hiệu viêm màng não mủ rõ ràng.

- Co giật, thóp phồng nôn mửa.

- Thường sốt cao hơn là hạ thân nhiệt.

- Rên è è, hôn mê.


3.3. Khu trú

- Viêm phổi: là dạng hay gặp nhất trong nhiễm trùng mẹ-thai.

- Nhiễm trùng đường tiểu, Viêm ruột hoại tử.

- Viêm phúc mạc, Viêm xương-tủy xương, Viêm kết mạc mắt.


3.4. Tại chỗ

- Nhiễm trùng da

-Nhiễm trùng rốn

- Nhiễm trùng vú. tiêu chảy.


4. Chẩn đoán

Dựa vào tập hợp các yếu tố sau:


4.1.Tiền sử

Xác định các yếu tố nguy cơ ở mẹ trong khi mang thai đặc biệt quý 3 thai nghén, chuyển dạ, tình trạng lúc sinh, thời gian xổ thai, hồi sức lúc sinh.


4.2. Lâm sàng

- Hoặc đứa trẻ có triệu chứng lâm sàng của 1 trong 4 dạng lâm sàng đã nêu trên.

- Hoặc nếu đứa trẻ có những triệu chứng nghi ngờ như: thân nhiệt không ổn định, bú kém, nôn mửa, kém vận động.


4.3. Cận lâm sàng

- Vi khuẩn học: cấy máu , cấy nước tiểu, cấy dịch não tủy, cấy mẫu bánh nhau.

- Huyết học: để lý giải kết quả xét nghiệm công thức máu đôi khi gặp khó khăn, tuy nhiên phải nhớ những giá trị bình thường của lứa tuổi sơ sinh. Công thức máu có giá trị gợi ý nhiễm trùng sơ sinh sớm nếu như:


+ Số lượng bạch cầu giảm < 5 000/mm3 hoặc > 25 000/mm3; có tế bào tủy trong máu (myelocytes, métamyelocytes) >10% của toàn bộ tỷ bạch cầu hoặc >20% của số lượng bạch cầu trung tính.

+ Giảm tiểu cầu <100 000/mm3

+ Tăng Fibrin >3,8g/l ngày thứ nhất và 4g/l nếu sau ngày thứ nhất.

+ CRP > 20mg/l


5. Điều trị

- Điều trị nguyên nhân: dùng kháng sinh.

- Điều trị hỗ trợ: không kém phần quan trọng như thở oxy, nằm lồng ấp, truyền dịch nuôi dưỡng, truyền dịch phân tử lớn như plasma tươi trong trường hợp có choáng.

- Điều trị dự phòng nhiễm trùng sơ sinh sớm: tầm soát nhiễm trùng bộ phận sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thai.


III. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh


1. Đại cương

Nhiễm trùng mắc phải sau sinh thường xuất hiện sau 72 giờ sau sinh. Lâm sàng của những nhiễm trùng này giống với nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ- thai. Đặc điểm của nhiễm trùng mắc phải là nhiễm trùng khu trú tại chỗ, hoặc điểm khởi phát tại chỗ:

- Viêm màng não do Liên cầu khuẩn nhóm B hoặc Proteus( thường biến chứng viêm rốn )

- Nhiễm trùng đường tiểu thường bộc lộ bệnh lý ở đường tiết niệu.

- Viêm phổi ( tụ cầu, Klebsiella )

- Nhiễm trùng tiêu hóa ( Campylobacter, Yersinia ), viêm ruột hoại tử.

- Nhiễm trùng da( tụ cầu, nấm )

- Viêm xương- tủy xương, đặc biệt viêm khớp háng làm chi không cử động được thường do Tụ cầu.

- Nhiễm trùng mắt (lậu cầu, Clamydia)

Một loại nhiễm trùng sau sinh thường gặp là nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện.


2. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện

Nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện thường xuất hiện sớm nhất 48 giờ sau sinh, ngược lại những nhiễm trùng đến sau 48 giờ của đời sống không phải đều là do nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện, có thể do nhiễm trùng truyền bằng đường mẹ- thai nhưng xuất hiện chậm. Nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện thường được gây ra do những vi khuẩn sau đây: Staphylococcus, Enterobacteria, Brahamella Catarrhalis

2.1. Yếu tố nguy cơ

- Những đơn vị sơ sinh trong giai đoạn quá tải bệnh nhân

- Sơ sinh nhỏ cân, đau nặng

- Đặt catheter trong trong mạch máu dễ bị nhiễm tụ cầu vàng hoặc tụ cầu trắng vì nó tạo ra một chất dính vào chất nhựa tạo thành catheter ( Slime ).

- Nuôi dưỡng bằng dịch chuyền, glucose

- Đặt nội khí quản


- Điều trị kháng sinh phổ rộng sau sinh dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn với nhiều loại kháng sinh cùng một lúc.

- Điều trị kháng sinh sau sinh là một điều kiện gây ra nhiễm nấm. Điều trị giảm sản phổi bằng corticoide cũng dễ gây ra nhiễm trùng mắc phải sau sinh.


2.2. Lâm sàng

Khi nào nghi ngờ nhiễm trùng mắc phải sau sinh:

Hiểu biết về những yếu tố nguy cơ là rất quan trọng. Không có những triệu chứng đặt biệt để phân biệt với những nhiễm trùng sơ sinh nói chung. Cần phải chú ý đến những biến đổi trên film phổi trên đứa trẻ sơ sinh đang được đặt nội khí quản, chú ý đến sự thay đổi tính chất của dịch tiết hút ra, nhu cầu oxy và áp lực trên máy thở tăng. Dấu hiệu ngưng thở cần phải được xem xét tùy theo tuổi thai.

Trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu như sau:

- Biến đổi thân nhiệt.

- Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm.

- Bụng chướng, phân lỏng.

Khi đứa trẻ có một trong những triệu chứng này thường phải làm ngay những xét nghiệm vi khuẩn học ( dịch tiết khí quản, cấy máu trên catheter, cấy máu ngoại biên, cấy phân đôi khi chọc dịch não tủy ), xét nghiệm sinh học như công thức máu, tiểu cầu ,CRP và CRP thường tăng cao. Vì vậy có giá trị lớn trong chẩn đoán. Bệnh nhân đang được đặt nội khí quản phải soi cấy dịch tiết khí quản hàng tuần. Soi cấy dịch hầu họng, cấy phân sẽ không hữu ích nếu trên lâm sàng không có dấu hiệu gợi ý.


2.3. Điều trị:

- Kháng sinh: tùy nơi mà điều trị kháng sinh khác nhau.

- Phương pháp điều trị khác: rút Catheter càng sớm càng tốt. Ngưng truyền dịch ưu trương càng sớm càng tốt.


2.4. Dự phòng:

- Rửa tay là phương pháp hữu ích để dự phòng nhiễm trùng mắc phải sau sinh, nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện,

- Phải sử dụng dụng cụ riêng khám cho bệnh nhân như ống nghe. Mang áo choàng vô khuẩn, đội mũ, mang găng để đặt nội khí quản, catheter…

- Kết hợp với khoa vi trùng học để làm xét nghiệm định kỳ tìm hiểu về sinh thái học môi trường trong phòng sơ sinh.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1.Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh dạng nhiễm trùng huyết:

A. Da vàng tái, trụy mạch, hạ thân nhiệt.

B. Ban xuất huyết, gan lách to, vàng da.

C. Co giật, mất nước, cứng bì.

D. Tất cả đều đúng.


2. Những nguyên nhân lây nhiễm trong khi sinh gây nhiễm khuẩn sơ sinh mẹ - thai, chọn câu sai:

A. Nhiễm trùng ối có hoặc không ối vỡ sớm >6 giờ (thường do Liên cầu khuẩn nhóm B)

B. Lây nhiễm trong khi lọt qua đường sinh dục mẹ: thời kỳ sổ thai kéo dài

C. Lây nhiễm qua dụng cụ trong khi can thiệp những thủ thuật sản khoa

D. Chăm sóc vệ sinh rốn không tốt


3. Nhiễm trùng mắc phải sau sinh thường xuất hiện sau mấy giờ sau sinh?

A. 12 giờ

B. 24 giờ

C. 48 giờ

D. 72 giờ


4. Những dấu hiệu lâm sàng gợi ý nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh, chọn câu sai:

A. Biến đổi thân nhiệt

B. Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm

C. Bụng chướng, phân lỏng

D. Số lượng bạch cầu giảm < 5000/mm hoặc > 25000/mm.

5. Nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ -thai có mấy trường hợp lây nhiễm?

A. ………………………….. B. …………………………..


Bài 8

NÔN TRỚ VÀ TÁO BÓN


MỤC TIÊU:

1) Trình bày được nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ (theo lứa tuổi)

2) Trình bày được cách chọn lựa một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và hậu quả của nôn trớ

3) Trình bày được xử trí ban đầu nôn trớ ở trẻ em

4) Trình bày được nguyên nhân của táo bón ở trẻ em

5) Kể các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường dùng để chẩn đoán nguyên nhân

6) Trình bày cách phòng ngừa táo bón


NÔN TRỚ:


1. ĐẠI CƯƠNG:

- Nôn là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày.

- Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày. .

Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào, là một trong những mối quan tâm của bố mẹ, và trẻ thường được bố mẹ đem đến thầy thuốc nhi khoa.

- Nó có thể chỉ là một triệu chứng đơn giản nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm như viêm màng não mủ hay là một bệnh lý phức tạp như rối loạn về chuyển hóa.


2. NGUYÊN NHÂN:

2.1.Tại đường tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh, tắc ruột ( mắc phải) hay bệnh lý viêm nhiễm như viêm ruột thừa, viêm tụy viêm dạ dày, viêm ruột do nhiễm trùng...

2.2. Ngoài đường tiêu hóa

- Bệnh lý ở hệ thần kinh: U não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, viêm não viêm màng não, xuất huyết não màng não...

- Bệnh lý tai - mũi - họng: Viêm họng, rối loạn tiền đình..

- Rối loạn chuyển hóa: tăng hoặc giảm natri máu, nhiễm toan máu, tăng urê máu...

- Nguyên nhân khác: do xúc cảm, do say tàu xe..


3. THĂM KHÁM:

- Hỏi bệnh sử và tiền sử thật kỹ về bệnh nhân và gia đình.

- Chú ý đến khoảng thời gian từ khi ăn cho đến nôn xuất hiện, số lần nôn/ ngày, chất nôn ( máu, mật , thức ăn..), số lượng mỗi lần nôn; những triệu chứng kèm theo như đau, khó chịu, thay đổi thức ăn có làm gia tăng hay cải thiện tình trạng nôn mửa, đặc tính của phân và nước tiểu, một vài chấn thương hay một vài vấn đề như giảm cân, sốt.


- Khám thực thể nên khám kỹ tình trạng bụng, nhưng cũng chú ý đến vùng khác như hệ hô hấp, tiết niệu sinh dục, dấu hiệu thần kinh, những dấu hiệu mất nước và rối loạn điện giải. Cần chú ý những dấu hiệu ở cơ quan khác như ở da và họng.. Không quên khám tai mũi họng và soi đáy mắt.

- Khám lâm sàng và lấy bệnh sử kỹ càng sẽ hướng dẫn tốt cho các xét nghiệm cận lâm sàng và Xquang.Tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân, hình ảnh Xquang, kết quả siêu âm có thể giúp cho việc chẩn đoán . Nếu có vấn đề về ngoại khoa cần các nhà ngoại khoa cho những lời tư vấn sớm


4. Xét nghiệm

Những xét nghiệm góp phần vào việc xác định các bệnh nhiễm trùng hay các vấn đề khác cũng như các rối loạn thứ phát như rối loạn nước - điện giải gây nên bởi nôn dữ dội. Những xét nghiệm đầu tiên nên làm là:


4.1.Máu

- Công thức máu

- Urê/ creatine

- Điện giải đồ

- Chức năng gan

- Amylase máu hay lipase máu

- Calcium, magnesium và phosphore


4.2.Nước tiểu và phân:

- Tế bào, sinh hóa và vi trùng


4.3.Chẩn đoán hình ảnh:

- Xquang bụng ( có chuẩn bị hay không)

- Siêu âm bụng,

- Nội soi tiêu hóa

- Xquang sọ não


5. Xử trí


5.1. Điều trị nội khoa

Đa số những trường hợp nôn có tính chất nội khoa thì nôn sẽ chấm dứt trong vòng 8- 12 giờ nếu xử trí đúng. Nên xử trí theo các bước sau

- Tạm ngưng bú mẹ và các loại sữa khác. Ngưng ăn các loại thức ăn đặc khác ở trẻ lớn

- Uống từng ngụm nước hay từng thìa . Tốt nhất là ORS. Nếu trẻ nôn nhiều hay mất nước nặng có thể bù nước bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactate.

- Nếu trẻ không nôn sau 8-12 giờ, cho thêm thức ăn đặc.

- Nếu sau 12-24 giờ trẻ không nôn, bắt đầu cho trẻ bú mẹ hay sữa công nghiệp. Lúc đầu dùng sữa tách bơ bán phần trong vòng 12 giờ sau đó dùng sữa có bơ hoàn toàn

- Cho thêm thức ăn đặc và nước uống thật chậm nếu trẻ có khả năng giữ chúng

- Không nên dùng thuốc chống nôn nếu chưa xác định rõ nguyên nhân

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí