Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 20


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Từ những kết luận nghiên cứu ở các chương trước, trong chương 4, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm kiểm soát hiệu quả mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt. Trong ngắn hạn, do chịu nhiều ràng buộc nên Việt Nam phải đối mặt với đánh đổi giữa giảm bội chi và giảm nhập siêu do mô hình kinh tế và cơ cấu của cả thương mại và ngân sách chưa thể thay đổi hoàn toàn. Vì vậy trong ngắn hạn chính phủ nên tập trung vào việc giảm thâm hụt ngân sách thông qua thúc đẩy tăng trưởng GDP và giữ ổn định lãi suất. Trong dài hạn, cần tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu để thoát khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn để giảm áp lực bội chi và nâng cao vai trò của yếu tố tăng trưởng phi vật chất như TFP. Mối quan hệ nghịch biến giữa THTM và THNS tại Việt Nam có thể chuyển thành quan hệ đồng biến để từ đó cả hai khu vực được cải thiện đồng thời nếu cơ cấu của cả hai khu vực được thay đổi theo hướng: Ở khu vực tài khóa tăng tỷ trọng thu trong nước cao hơn nữa, giảm chi thường xuyên kết hợp với tăng tỷ trọng chi đầu tư. Ở khu vực thương mại, xuất khẩu nên hướng đến hàng chế biến, hàng có hàm lượng chất xám cao, nhập khẩu hạn chế hàng tiêu dùng và những nguyên liệu, máy móc trong nước đã sản xuất được. Ngoài những giải pháp về thực thi chính sách nội bộ của khu vực thương mại và tài khóa, luận án cũng đề xuất trong dài hạn không nên dựa vào công cụ tỷ giá hay lãi suất để kiểm soát hai thâm hụt. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế có ảnh hưởng đến cả thương mại và ngân sách trong ngắn hạn nhưng không tác động trong dài hạn. Trong dài hạn có thể cải thiện đồng thời thâm hụt ở cả hai khu vực theo cách duy trì ngưỡng thâm hụt hợp lý (không nhất thiết cả hai đều phải đạt trạng thái thặng dư đồng thời).


KẾT LUẬN

THNS và THTM là hai cân đối vĩ mô lớn, có tính quyết định đến sự ổn định và phát triển bền vững của các quốc gia. Để kiểm soát hai cán cân này cần nắm rò bản chất mối quan hệ, chiều tác động, và cơ chế truyền dẫn trong mối quan hệ giữa hai cán cân. Tuy nhiên, vì bản chất mối quan hệ này là phức tạp, ảnh hưởng rộng lớn, luôn thay đổi theo bối cảnh kinh tế, cách thức thực thi chính sách ở từng quốc gia, theo từng giai đoạn phát triển nên nghiên cứu về mối quan hệ này thường đưa ra những kết luận trái chiều nhau. Thời kỳ 2005-2017 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động lớn, khiến chính phủ Việt Nam phải sử dụng nhiều và liên tục thay đổi các phản ứng chính sách vĩ mô liên quan đến khu vực tài khóa và thương mại để điều hành nền kinh tế. Những phản ứng chính sách ấy tuy mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập, thậm chí có thời điểm khiến nền kinh tế phải “chao đảo”. Trước yêu cầu cần có những nghiên cứu sâu, có thể chỉ ra bản chất và những biến số kinh tế vĩ mô chính đứng sau mối quan hệ này, luận án đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại của Việt Nam. Từ đó, đưa ra những kiến nghị giải quyết mối quan hệ giữa hai cán cân nhằm thực hiện thành công định hướng phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh mới, giai đoạn 2018-2045.

Sau khi thực hiện hệ thống lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách và thương mại, đồng thời chính hai thâm hụt này cũng có tác động ngược trở lại đến nền kinh tế ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Các kênh truyền dẫn của mối quan hệ này là rất đa dạng, đó có thể là các biến số kinh tế vĩ mô nhưng cũng có thể là các biến số phi kinh tế. Từ đó, tác giả đã tiến hành so sánh, tổng hợp và lựa chọn 5 biến số nghiên cứu cho Việt Nam trên cơ sở mô hình Mundel- Flemming, mô hình sử dụng kết hợp giữa VAR (đối xứng) và NARDL (bất đối xứng).

Kết hợp phân tích định tính và định lượng, với phương pháp mới là phân tích bất

đối xứng, luận án đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề ra gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

- Xác định loại quan hệ: Trong giai đoạn 2005-2017 không tồn tại thâm hụt kép ở Việt Nam. Quan hệ xác định được là tương tác hai chiều, nghịch biến trong cả ngắn hạn và dài hạn mang cả tính đối xứng và bất đối xứng.

- Xác định kênh truyền dẫn: Lãi suất và GDP là các kênh truyền tải tác động (chiều từ thương mại đến ngân sách). Trong khi ở chiều ngược lại (ngân sách đến thương mại) là GDP và tỷ giá. tuy nhiên, tác động qua kênh truyền dẫn chỉ là trong ngắn hạn, còn dài hạn đây là các tác động trực tiếp.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 20

- Xác định được tác động của các biến số kiểm soát lên 2 cán cân: Cả hai cán cân chịu tác động đồng thời của nhiều biến vĩ mô trong cả ngắn hạn và dài hạn. Việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá chỉ trực tiếp thay đổi được cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn.


Chính sách tiền tệ mà trọng tâm là thay đổi lãi suất tác động được đến thương mại trong dài hạn nhưng lại chỉ ảnh hưởng đến ngân sách trong ngắn hạn. Yếu tố thu nhập chỉ tác động tới thương mại trong dài hạn nhưng tác động tới cả thương mại và ngân sách trong ngắn hạn. Tỷ giá tác động tới cả ngân sách và thương mại trong ngắn và dài hạn Quan hệ giữa các biến số phần lớn là mang tính bất đối xứng.

- Đưa ra phương hướng kiểm soát 2 thâm hụt giai đoạn 2018-2030: Trong giai đoạn tới Việt Nam nên chú trọng kiểm soát thâm hụt ngân sách. Trong ngắn hạn Chính phủ nên tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng GDP và ổn định lãi suất. Trong dài hạn, cần tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu, thay đổi chính sách của khu vực thương mại và tài khóa. Trong dài hạn không nhất thiết cả hai cán cân đều phải đạt trạng thái thặng dư đồng thời.

Mặc dù đã được thực hiện với nỗ lực cao nhất, song luận án vẫn còn một số hạn chế như:

- Chuỗi số liệu chưa dài: do thời điểm thực hiện luận án, cơ sở dữ liệu về ngân sách Việt Nam mới chỉ được công bố đến năm 2017 (13 năm) nên chuỗi thời gian nghiên cứu chưa thực sự dài. Từ đó khả năng dự báo cho nền kinh tế sẽ có những hạn chế (khoảng thời gian dự báo ngắn từ 2018 - 2030).

- Chưa tính đến tác động của một số yếu tố mới: Trong bối cảnh mới, nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam nên thêm biến số mới như tác động từ dịch bệnh (như Covid-19), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung... đây là những yếu tố có tác động ngày càng lớn đến Việt Nam do đặc thù hội nhập ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên luận án chưa tính đến các yếu tố này do trong giai đoạn nghiên cứu chúng chưa xảy ra hoặc đã xảy ra song mới chỉ ở giai đoạn đầu nên chưa có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam.

- Chưa tính được ngưỡng thâm hụt hợp lý cho hai khu vực: Đây là hạn chế lớn nhất của luận án. Nguyên nhân là do đặc thù của các mô hình sử dụng, tác giả đã chưa thể xác định được ngưỡng bội chi ngân sách cũng như ngưỡng nhập siêu tối ưu cho nền kinh tế trong tương lai. Do vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, với quy mô lớn hơn để khắc phục được hạn chế này.

- Chưa tính đến yếu tố tác động của biến động kinh tế: Mặc dù giai đoạn 2005- 2017 có nhiều biến động kinh tế song luận án chưa tính đến yếu tố này trong quá trình phân tích thực nghiệm vì chuỗi số liệu không dài, mô hình đã có nhiều biến nghiên cứu nên để đảm bảo tính tin cậy, tác giả đã không tính đến yếu tố này trong luận án. Đây cũng là gợi ý để các nghiên cứu tiếp sau về chủ đề này tiếp tục xem xét, khắc phục.

Từ những hạn chế đã được xác định như trên, tác giả nhận thấy một số vấn đề cần

được tiếp tục nghiên cứu giải quyết với đề tài này như sau:


- Cần thực hiện với khoảng thời gian dài hơn, để có thể dự báo xa hơn.

- Cần đưa thêm những yếu tố mới vào mô hình để tăng tính thực tế cao hơn như: những biến động kinh tế ở khu vực hoặc thế giới có tác động lớn tới nền kinh tế, tham gia FTA mới, tác động của dịch bệnh Covid-19…Bằng cách sử dụng chuỗi thời gian nghiên cứu đủ dài, vấn đề này sẽ được giải quyết .

- Kết hợp với các mô hình khác để dự báo được cụ thể ngưỡng thâm hụt tối ưu ở

hai khu vực cho từng kịch bản.

Khi những vấn đề trên được giải quyết thì đề tài nghiên cứu sẽ nâng cao đồng thời tính toàn diện và khả năng đóng góp cho mục tiêu kiểm soát và duy trì hai thâm hụt có hiệu quả trong tương lai.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyen Phương Mai and Vu Cuong (2018), 'The relation between budget deficit and trade deficit in Vietnam: An empirical analysis with VAR model', Conference porocceding of 1st international conference on Contemporary issue in Economics, Management and Bussiness (CIEMB), November 29th-30th Hanoi, Vietnam, Labour - Social publishing house, pp. 874-889

2. Nguyễn Phương Mai (2019), 'Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005- 2017', Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 03 (163), tr.44-54

3. Nguyễn Phương Mai (2019), 'Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của Việt Nam', Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 27, tr.3-8.

4. Nguyễn Phương Mai (2019), 'Tình hình thu-chi và cán cân ngân sách Việt Nam giai

đoạn 2005-2017', Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 11(171), tr 47-55.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abbas, A., Jacque, B. H., Antonio, F., Paolo, M. và Ricardoc, V. (2011), 'Fiscal Policy and the Current Account', IMF Economic Review, Số 59, Tập 4, tr. 603 - 629.

2. ADB (2020), Asian Development Outlook.

3. Adnan, H. Q. M. và Asghar, A. (2010), 'Relationship between Budget deficit and Trade deficit: A case study of Pakistan economy', Journal of Monetary Economics, Số 8, Tập 4, tr. 7-13.

4. Anantha, R.M.R. (2016),‘Twin deficit Hypothesis: An Assessment of Realationship and Transmission Mechanism in India’, Foreign Trade Review, Số 1, tập 52, tr.1-15.

5. Anorno, E. và Ramchander, S. (1998), ‘Current account and fiscal deficits: evidence from five developing economies of Asia’, Journal of Asian Economics, Số 3, Tập 9, tr.487-501.

6. Antonakakis, N., Cunado, J., Gupta, R. và Segnon, M. K. (2016), ‘Revisiting the Twin Deficits Hypothesis: A Quantile Cointegration Analysis over the Period of 1791-2013’, Journal of Applied Economics, Số 1, Tập 22, tr.117-131.

7. Arize, A. C. và Malindretos, J. (2008), 'Dynamic linkages and Granger causality between trade and budget deficits: Evidence from Africa’, African Journal of Accounting, Economics, Finance and Banking Research, Số 2, Tập 2, tr. 2-19.

8. Asrafuzzaman, Roy, A. và Gupta, S. D. (2013), 'An Empirical Investigation of Budget and Trade Deficits: The Case of Bangladesh', International Journal of Economics and Financial Issues, Số 3, Tập 3, tr. 570.

9. Baharumshah, A. Z. và Lau, E. (2007), 'Dynamics of fiscal and current account deficits in Thailand: an empirical investigation', Journal of Economic Studies, Số 34, Tập 6, tr. 454.

10. Bakarr, T. A. (2014), 'Fiscal Deficits and Current Account Imbalances: Evidence from Sierra Leone', International Journal of Business and Social Science, Số 5, Tập 8.

11. Ban bí thư (2021), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi- dang/lan-thu-xiii/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam-2021-2030-3735

12. Ban chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết 07/NQ-TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 về chủ trương giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Hà Nội

13. Barro, R. J. (1974), 'Are government bonds net wealth?', Journal of political economy, Số 82, Tập 6, tr. 1095-1117.


14. Begg, D., Fisher, S. và Dornbusch, R. (2007), Kinh tế học, Xuất bản lần thứ 8th, Nhà xuất bản Thống kê,

15. Bemheim, D. (1987), 'Budget Deficits and the Balance of Trade', Journal of Tax policy and the economy, National bureau of economic research.

16. Bluedorn, J. và Leigh, D. (2011), 'Revisiting the Twin Deficits Hypothesis: The Effect of Fiscal Consolidation on the Current Account', IMF Economic Review, Số 59, Tập 4, tr. 582-602.

17. Bộ Công thương (2011), Quyết định 3098/QĐ-BCT, ngày 24 tháng 06 năm 2011 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam 2011-2020 định hướng đến 2030, Hà Nội.

18. Bộ công thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Công thương.

19. Bristy, H. J. (2014), 'Impact of Financial Development on Exchange Rate Volatility and Long-Run Growth Relationship of Bangladesh', International Journal of Economics and Financial Issues, Số 4, Tập 2, tr. 258-263.

20. Brooks, C. (2008), Introductory econometrics for finance, Nhà xuất bản Cambridge University, UK.

21. Bùi Thị Phương Thảo và Trần Thị Quế Trang (2013), Kiểm soát lãi suất trong giai

đoạn 2008-2011, Tài liệu nội bộ chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

22. Carvalho, M.; Azevedo, A.; Massuquetti, A. (2019), ‘Emerging Countries and the Effects of the Trade War between US and China’, Economies, Tập 7, Số 45.

23. Cavallo, M. (2005), ‘Understanding the twin deficits: New approaches, new results’, FRBSF Economic letter, số 2005-16.http://www.frbsf.org.

24. Chính phủ (2011), Quyết định xây dựng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020 từ http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchienluocphattrienkinhte xahoi?docid=1254&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do

25. Chính phủ (2017), Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 về Quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm, Hà Hội.

26. Chính phủ (2020), Nghị quyết 11/QN-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Hà Nội.

27. Christiano, L.J. (2012), ‘Christopher A. Sims and Vector Autoregressions’,

Journal of Economics, https://doi.org/10.1111/j.1467-9442.2012.01737.x


28. Colander, D. C. (2004), Macroeconomics, Xuất bản lần thứ 5th, Nhà xuất bản Mc Graw Hill.

29. Dao, Thi Thanh Binh and Bui, Tam (2016), Budget Deficit and Economic Growth Prediction in the Case of Vietnam, Available at https://ssrn.com/abstract=2816710 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2816710

30. Darrat, A. F. (1988), 'Have Large Budget Deficits Caused Rising Trade Deficits?',

Southern Economic Journal, (1986-1998), Số 54, Tập 4, tr. 879.

31. Datta, K. và Mukhopadhyay, C. K. (2010), 'Twin Deficits Phenomenon in Maldives: Spectral and Time Domain Analysis of Time Series', IUP Journal of Applied Economics, Số 9, Tập 2, tr. 98-125.

32. Datta, K., Sarkar, B. và Dey, S. (2012), 'Do Budget Deficits Affect Current Account Deficit? Some Evidence for Bhutan', IUP Journal of Bank Management, Số 11, Tập 4, tr. 110-120.

33. Dornbusch, R., Fischer, S. và Startz, R. (2004), Macroeconomics, Xuất bản lần thứ 9, Nhà xuất bản McGraw-Hill.

34. Dương Thị Bình Minh (2005), Tài chính công, Nhà xuất bản Nhà xuất bản tài chính.

35. Eldemerdash, H., Metcalf, H. và Maioli, S. (2014), 'Twin deficits: new evidence from a developing (oil vs. non-oil) countries' perspective', Empirical Economics, Số 47, Tập 3, tr. 825-851.

36. Emmanouil,T. và Constantinos, K. (2013), ‘The dynamic linkages of fiscal and current account deficits: New evidence from five highly indebted European countries accounting for regime shifts and asymmetries’, Economic Modelling, Tập 31, tr. 502- 510, https://doi.org/10.1016/j.econmod.2012.12.026.

37. Fay, W. và Porter, R. (2006), Otimal Budget deficit, trinh bay tai Federal Budget policy seminar, Paper No.28, Harvard Law school.

38. Feenstra, R. C. và Taylor, A. M. (2008), International economics, Xuất bản lần thứ 3, Nhà xuất bản Worth.

39. Ghosh, A. và Ramakrishnan, U. (2006), 'Back to Basics-Do Current Account Deficits Matter?', Finance & Development, Số 43, Tập 4, tr. 44.

40. Granger, C. W. và Yoon, G. (2002), Hidden Cointergration, soạn), Economics, San Diego.

41. Hall, R. E. và Lieberman, M. (2008), Macroeconomics Principles and Aplications, Xuất bản lần thứ 4, Nhà xuất bản Thomson South-Western, Washington.

42. Hall, R. E. và Taylor, B.J. (1996), Macroeconomics Principles and Aplications, Xuất bản lần thứ 5, Nhà xuất bản Norton & Company, New York.

Xem tất cả 257 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí