Tổng Hợp Nhận Định Về Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Việt Nam


yếu trong tương lai gần, không đồng đều giữa các khu vực và phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Các nước giàu sẽ phục hồi kinh tế nhanh hơn do độ phủ vắc xin cao hơn trong khi các nước đang phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự hạn chế về khả năng tiếp cận. Dự kiến Trung Quốc và Mỹ, mỗi quốc gia sẽ đóng góp khoảng ¼ vào tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022. WB một mặt nhấn mạnh vai trò quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu đã và đang làm động lực cho thương mại quốc tế và gia tăng năng suất lao động trong vài thập kỷ gần đây. Mặt khác tổ chức này cũng cho thấy nguy cơ nền kinh tế phải đối mặt với tổn thương đến từ bên ngoài. Trong thời gian tới, sự phục hồi của thương mại thế giới sau đại dịch sẽ là cơ hội lớn để các nước đang phát triển tăng cường sử dụng công nghệ số, đa dạng hoá nhà cung cấp nhằm tăng cường khả năng đối phó với sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Xu thế giảm chi phí trong thương mại quốc tế cũng là yếu tố được nhấn mạnh trong Báo cáo này. Đây được kỳ vọng là nhân tố sẽ giúp tốc độ tăng trưởng của thương mại toàn cầu – vốn đã suy giảm trong khoảng 10 năm trở lại đây – khôi phục trở lại. Rào cản về thuế quan tiếp tục được gỡ bỏ trong khi rào cản phi thuế quan như trợ cấp xuất khẩu, quy định về bản quyền… vẫn trong xu thế gia tăng.

4.1.1.2. Những thuận lợi của kinh tế thế giới

Song song với những thuận lợi, kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với không ít những khó khăn. Theo nhận định của WTO (2019), khoảng 2/3 giá trị sản xuất của thế giới hiện nay gắn liền với chuỗi giá trị toàn cầu và tỷ lệ này còn tiếp tục gia tăng trong tương lai, sự phát triển của công nghệ sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều lao động có kỹ năng, tay nghề trong khi nhu cầu đối với lao động phổ thông giảm sút. Đây là áp lực không nhỏ cho các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi phần lớn lao động chủ yếu thiếu kỹ năng và trình độ. Cũng theo dự báo của WTO, mức độ hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu càng cao thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các nhóm nước và trong nội bộ từng nước cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Sự hội nhập sâu rộng khiến kinh tế quốc tế dễ bị tổn thương hơn trước những khủng hoảng về kinh tế, về dịch bệnh và nội chiến.. Trước tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng trở nên phức tạp và chưa có hồi kết, dự báo của Itakura (2019) cho thấy GDP của hai nền kinh tế lớn nhất này lần lượt sẽ giảm khoảng 1,3% và 1,4% vào năm 2035, cùng với đó những tác động tiêu cực lan tỏa của cuộc chiến sẽ làm thu nhập toàn cầu giảm khoảng 0,3%. Ngoài ra, hiện tượng biến đổi khí hậu cùng với sự nóng lên của trái đất (dự kiến sẽ tăng thêm 3,5 - 4,0oC) cũng sẽ gây nên những hậu quả nặng nề đối với kinh tế toàn cầu.


Từ năm cuối năm 2019, đại dich Covid đã bắt đầu có tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và cho đến thời điểm này (đầu năm 2022) vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo đánh giá của UNDP (2021), đại dịch là một thách thức kinh tế nghiêm trọng. Nó đã làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 suy giảm cao gấp hơn 2 lần mức suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 gây ra. Ngoài cản trở, làm tê liệt sản xuất và gây thiệt hại to lớn về con người, chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi xuất hiện, đại dịch còn dẫn đến các khoản nợ lớn kỷ lục tại nhiều nước đang phát triển, làm nợ công thế giới tăng 15% do áp lực phục hồi kinh tế. Theo WB (2021), do đại dịch làm giảm nguồn cung kết hợp với các gói cứu trợ khổng lồ mà chính phủ các nước đã tung ra, lạm phát toàn cầu đã quay trở lại. Bắt đầu tăng từ tháng 5/2020 và tính đến 4/2021, lạm phát đã tăng lên mức cao hơn so với thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra từ 0,3% – 0,6%. Khoảng 4/5 quốc gia trên toàn cầu đang phải đối phó với vấn đề này. Mỹ cũng đang phải đối mặt với mức lạm phát 7%, đây là mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua tại nước này. WB cũng bày tỏ sự lo ngại trong thời gian tới, lạm phát sẽ khiến các nước đang phát triển phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt do sức ép đồng nội tệ giảm giá và sự suy giảm của vốn đầu tư. Đây sẽ là sự cản trở khả năng phục hồi kinh tế của các nước thu nhập thấp và trung bình trong giai đoạn khó khăn này.

4.1.2. Tổng hợp nhận định về những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam

4.1.2.1. Vị thế trên trường quốc tế

Là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, với vai trò và vị thế dần được khẳng định trong khu vực và trên trường quốc tế, Việt Nam đang được đánh giá là nước sẽ có nhiều thuận lợi cho phát triển. Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến, chung tay góp sức cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng sự ổn định và thịnh vượng của khối. Từ đó vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị của khu vực. Với những thành công trong việc kiểm soát dịch Covid- 19 và là điểm sáng của thế giới về phát triển kinh tế năm 2021, Việt Nam đang được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự ổn định vĩ mô, hứa hẹn tiếp tục đón nhận làn sóng FDI lớn đến từ bên ngoài. Bên cạnh đó, việc có vị trí địa lý thuận lợi (nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí giao thông hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt, vị trí địa lý gần với Trung Quốc...) cũng tạo điều kiện để Việt Nam thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới, dễ dàng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu trong đó Trung Quốc là một mắt xích lớn và quan trọng. Theo đánh giá của ADB (2020), triển vọng phát triển trong trung hạn và dài hạn


của Việt Nam vẫn khá tích cực do các nền tảng của tăng trưởng vẫn được duy trì và đảm bảo trong môi trường đầy sóng gió của kinh tế quốc tế với đại dịch toàn cầu. Cả WB và ADB đều khá lạc quan với tình hình tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 với các mức dự báo vào khoảng 5% - 6%.

4.1.2.2. Tình hình vĩ mô trong nước

- Thuận lợi:

+ Về nền kinh tế nói chung: Theo đánh giá của Ban chấp hành trung ương đảng (2021) về thế và lực của nền kinh tế trong 20 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2020 là “đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ được cải thiện; tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội”. Sự thay đổi trong chủ trương đường lối phát triển kinh tế từ “chiều rộng” sang “chiều sâu”, từ ưu tiên mục tiêu tăng trưởng sang ưu tiên mục tiêu kiềm chế lam phát và chú trọng ổn định các cân đối vĩ mô lớn, hướng đến phát triển bền vững. Từ đó, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Viêt Nam đã từng bước được cải thiện, hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển sản xuất tăng lên đáng kể, độ mở nền kinh tế thuộc nhóm cao của thể giới, thu hút FDI. Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện.

+ Về chính sách tài khoá: có nhiều thay đổi tích cực phù hơp với thông lệ quốc tế và đã phản ứng linh hoạt hơn trước những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Sau khi luật Ngân sách 2015 ra đời, kết hoạch tài chính quốc gia đã được xây dựng theo trung hạn (5 năm) so với trước đó là dài hạn nên đã giảm được tính cứng nhắc. Cơ cấu nguồn thu điều chỉnh, hướng đến nuôi dưỡng nguồn thu bền vững và phù hợp với tình hình kinh tế trong nước. Nhiều sắc thuế đã được cải cách phù hợp với quốc tế, thủ tục nộp thuế được tinh giản… Về chi tiêu, chính phủ cũng đã tăng cường tính kỷ luật, tiết kiệm, minh bạch trong quản lý và chi tiêu công: phân cấp, phân quyền trong quản lý chi cho các địa phương, giảm tỷ trong chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, ở từng giai đoạn,chính phủ cũng đã xây dựng mục tiêu cụ thể về vay nợ, bội chi, các ngưỡng cảnh báo về nợ công…

+ Về chính sách thương mại: Tích cực mở rộng quan hệ thương mại theo quan hệ song phương và đa phương với các nước là chính sách thương mại chủ đạo của Việt Nam. Tính đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với xu thế năng động và tích cực hội nhập, trong thời gian tới, thương mại quốc tế dự kiến tiếp tục mang lại lợi ích theo ước tính của WB là từ 1%-3% tăng trưởng GDP


cho Việt Nam. Việc trở thành thành viên của một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 8% vào năm 2035 (ngân hàng thế giới, 2020) hay mới đây là hiệp định EVFTA và UKVFTA có hiệu lực từ 8/2020 cũng mở rộng đường cho hàng hóa Việt Nam sang EU và Vương quốc Anh, dự kiến sẽ thúc đẩy GDP tăng 2,4%, xuất khẩu tăng 12% và khoảng 800.000 người dân Việt Nam có cơ hội thoát nghèo vào năm 2030. Bên cạnh đó, tháng 11/2020 cũng đánh dấu một mốc khác cũng rất quan trọng đối với Việt Nam đó là tham gia RCEP. Đây là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô dân số 2,2 tỷ người (30% dân số thế giới) và chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Hiệp định RCEP được dự báo là sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam gia nhập những chuỗi giá trị toàn cầu mới, tạo ra thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài đặc biệt trong bối cảnh bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra. Sự tham gia tích cực các FTA thế hệ mới thời gian qua cũng tạo nên sức ép tích cực để có thể đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách thể chế vốn vẫn còn khá chậm chạp trong nước. Bên cạnh đó, trong thương chiến Mỹ-Trung, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội hưởng lợi do đang có làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước ASEAN để tránh thuế. Cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ gia tăng mức độ tìm kiếm nguồn cung bên ngoài để giảm chi phí, thực tế này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam. Bằng chứng là từ năm 2018, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn thứ 5 vào Việt Nam. Như vậy triển vọng cho thương mại Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.

- Khó khăn:

+ Nền kinh tế nói chung: Song song với những lợi ích không nhỏ đó, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để hướng tới tăng trưởng bền vững. WB xếp Việt Nam vào nhóm nước có tốc độ già hóa lao động cao nhất thế giới (ước tính đến năm 2035 tỷ lệ dân trên 65 tuổi sẽ là 14,4%, gấp hơn 2 lần tỉ lệ hiện tại) trong khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa hoàn thành. Lực lượng lao động giảm sút, thiếu lao động có trình độ đã và đang tác động tiêu cực đến yếu tố vốn con người, kìm hãm tốc độ tăng trưởng và như nhận định của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (2020) là “trong thời gian qua, kinh tế phát triển dưới mức tiềm năng, sức cạnh tranh còn yếu kém”.Từ năm 2020, nền kinh tế cũng đã bắt đầu chịu những tác động tiêu cưc do đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong và ngoài nước do đại dịch Covid 19 gây ra. Sản xuất trong nước suy giảm kéo theo thất nghiệp tăng. Sự giảm cầu nội địa và thế giới đã khiến tình hình tiêu thụ hàng hoá trong nước và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Thâm chí các đợt giãn cách diện rộng tại nhiều địa phương năm 2021 đã kìm hãm sản xuất của cả nước. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do vậy cũng suy giảm đáng kể và dự kiến phải mất nhiều năm để phuc hồi.


Trong năm 2021, để phục hồi kinh tế và hỗ trợ người dân trong đại dịch, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các gói cứu trợ tương đương khoảng 10,45 tỷ USD. Đây là áp lực lớn cho ngân sách đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao. Điều hành và phối hợp chính sách vĩ mô chưa thực sự linh hoạt để phù hợp với cơ chế thị trường vốn sôi động và phức tạp khiến sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài còn yếu, chưa mang lại nhiều giá trị lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Nỗi lo về tụt hậu so với khu vực là hiện hữu khi mà Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Thêm vào đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đã đang và sẽ tiếp tục phải chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sẽ còn tiếp tục gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và con người.

+ Về chính sách tài khoá: Tình hình nợ công vẫn luôn là nỗi lo ngại thường trực vì bài toán tăng trưởng và cải thiện áp lực nợ quốc gia vẫn chưa có lời giải bền vững khi nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vốn để tăng trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, khi áp lực chi tiêu cho an sinh xã hội, cho phục hồi kinh tế là rất lớn mà nguồn thu lại suy giảm. Thêm vào đó, bài toán thay thế nguồn thu bên ngoài bằng nguồn thu trong nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nguồn thu từ thuế nhập khẩu ngày càng giảm cũng không phải dễ dàng. Cơ cấu thu và chi đặc biệt là chi ngân sách dù đã có nhiều thay đổi tích cực song vẫn chưa thực sự là cơ cấu có tính bền vững. Còn nhiều khó khăn khiến cải thiện tình trạng bội chi chưa đạt được mục tiêu như lộ trình xã hội hoá đối với dịch vụ sự nghiệp công còn chậm vì gặp nhiều vướng mắc, tính kỷ luật trong chi ngân sách còn lỏng lẻo, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế dù giảm nhưng vẫn còn nhiều bức xúc…

+ Về chính sách thương mại: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi tham gia thương mại quốc tế và những yêu cầu khắt khe về cải cách thể chế để hội nhập cũng là những áp lực không nhỏ. Thiếu tính kinh tế quy mô khiến Việt Nam mất đi lợi thế về chi phí, là rào cản rất lớn khi Việt Nam gia nhập các FTA đặc biệt trong giai đoạn tới khi đây là yếu tố được các nước trên thế giới chú trọng để tăng tính cạnh tranh. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn mang nặng tính gia công, tỷ trọng hàng hoá có giá trị gia tăng trong xuất khẩu không lớn. Cuộc thương chiến thương chiến Mỹ- Trung chưa kết thúc. Hàng hóa Việt Nam, mặc dù có nhiều cơ hội để xâm nhập vào thị trường Mỹ hơn song cũng chịu nhiều khó khăn từ cuộc chiến này. Doanh nghiêp nội địa chỉ mới đóng góp vào khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ thương mại của nhiều quốc gia lớn quay trở lại, với mức độ mạnh mẽ hơn điển hình như Mỹ, EU cũng sẽ là trở ngại lớn cho chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã chịu nhiều thiệt hại nặng nề cả về


vật chất và con người do Covid -19, tốc độ tăng trưởng chậm lại (2,5% so với 2,8% của năm trước). Theo WB (2021), đồng Việt Nam đang trong giai đoạn tăng giá (do lạm phát được kiểm soát tốt) cũng là yếu tố cản trở tới tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

4.1.3. Các mục tiêu chính sách kinh tế cơ bản của Chính phủ

Dựa trên những thành tựu đã đạt được của hơn 30 năm đổi mới, trước những thuận lợi và khó khăn dự kiến trong tương lai, Ban chấp hành trung ương Đảng đã xây dựng “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021- 2030” trong đó nhấn mạnh:

- Mục tiêu tổng quát:

“Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế…”.

- Một số mục tiêu cụ thể về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD.

+ Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.

+ Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP.

+ Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%.

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.

Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2031

4.1.4. Một số kịch bản cho giải pháp về kiểm soát thâm hụt ngân sách và thương mại trong giai đoạn 2018 -2030 của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của chương 3 cho thấy mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt tại Việt Nam là quan hệ 2 chiều (tương tác lẫn nhau) và nghịch biến trong cả ngắn hạn và dài hạn. Như vậy rất khó để đạt được mục tiêu đạt cải thiện được hai cán cân cùng lúc, đặc biệt là trong ngắn và trung hạn.Việt Nam có nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với lựa chọn: Nếu cải thiện thâm hụt ngân sách thì sẽ phải đánh đổi bằng tình trạng cán cân thương mại xấu đi và ngược lại. Vậy Chính phủ nên chọn cách nào?

Từ những phân tích và kết luận của chương 3, tác giả đã xây dựng được cơ chế truyền dẫn của mối quan hệ qua lại giữa hai thâm hụt trong ngắn và dài hạn như sau:


Dài hạn

Ngắn hạn

TM NS

(đối xứng)

NS TG TM

( bất đối xứng)

NS TM

(bất đối xứng)

NS GDP TM

(đối xứng)


TM GDP NS

(bất đối xứng)

TM LS NS

(bất đối xứng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 18

Nguồn: Tác giả thực hiện

- Nếu ưu tiên cho cải thiện THNS:: Khi giảm chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chậm lại trong ngắn và trung hạn vì chi tiêu công (G) cũng là một bộ phận hợp thành của GDP. Tuy nhiên, giảm chi tiêu công sẽ giảm được kỳ vọng mất giá của VNĐ của các nhà đầu tư, từ đó hạn chế tác động tiêu cực đến khả năng thu hút FDI của Việt Nam. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng chậm lại sẽ giảm áp lực gia tăng đối với lãi suất tạo thuận lợi cho cạnh tranh đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác cải thiện THNS thông qua giảm chi tiêu công sẽ góp phần ổn định lạm phát, một yếu tố quan trọng để giảm mặt bằng lãi suất danh nghĩa nhưng vẫn duy trì lãi suất thực dương, khuyến khích tiết kiệm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

- Trường hợp 2: Tập trung cho cải thiện THTM: THTM giảm nhờ tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu sẽ góp phần làm cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên việc nỗ lực xuất khẩu (để giảm thâm hụt) sẽ dẫn đến áp lực tăng lãi suất, tăng lạm phát, khiến sản xuất trong nước gặp khó khăn, làm giảm thu NSNN đồng thời tăng gánh nặng trả lãi vay của ngân sách. Hay nỗ lực giảm nhập khẩu (để giảm nhập siêu), một mặt sẽ gây giảm thu cho ngân sách đến từ thuế nhập khẩu giảm, mặt khác sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất do không được cung cấp đủ nguyên liệu.

Sự thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định sự thành công về đường lối phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020, mở ra thời kỳ mới 2021-2030. Định hướng phát triển kinh tế được Đại hội nhất trí thông qua cho giai đoạn này là “hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số...”. Nghị quyết đại hội Đảng XIII nêu tư tưởng phát triển xuyên suốt giai đoạn tới là “phát triển nhanh, gắn liền với phát triển bền vững, đảm bảo ổn


định kinh tế vĩ mô”. Tuy đây là chiến lược không mới vì đã được thực hiện trong suốt 10 năm qua song về cách thức thực hiện trong thời gian tới sẽ cần phải có những thay đổi để phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội mới nhằm tăng tính hiệu quả. Qua so sánh 2 kịch bản, tác giả nhận thấy: Nếu tập trung cho kiểm soát THNS, nền kinh tế có thể phải đánh đổi bằng tốc độ tăng trưởng chậm lại, song phát triển sẽ có tính ổn định, bền vững cao hơn do lãi suất và lạm phát được kiểm soát tốt hơn. Hơn nữa kiểm soát THNS có tính khả thi cao hơn do Chính phủ chủ động được nhiều hơn so với thực hiện kiểm soát thương mại vốn bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài khi độ mở nền kinh tế đã ở mức cao như hiện nay. Căn cứ vào các yếu tố trên, theo quan điểm của tác giả,tập trung cho kiểm soát THNS là phù hợp hơn cho Việt Nam.

Căn cứ vào mục tiêu thu nhập của Việt Nam như theo quan điểm chỉ đạo của cấp lãnh đạo chiến lược, trong chương này, luận án chia giải pháp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Giải pháp trong ngắn và trung hạn; Nhóm 2: Giải pháp trong dài hạn .

4.2. Một số đề xuất nhằm quản lý thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2018-2030

4.2.1. Nhóm giải pháp trong ngắn và trung hạn

Do trong ngắn và trung hạn, chưa có đầy đủ sự thay đổi bên trong của khu vực chính sách tài khóa nên giải pháp trong giai đoạn này nhằm cải thiện THNS là nên tập trung vào kiểm soát tác động của các biến số có ảnh hưởng tới THNS. Đó là tập trung ổn định lãi suất kết hợp với duy trì mức tăng trưởng kinh tế dương. Cụ thể là:

Qua nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3 cho thấy khu vực tài khóa có chịu tác từ chính sách tiền tệ và kết quả tăng trưởng, bằng chứng là lãi suất và GDP đều có khả năng tác động tích cực đến tình trạng bội chi. Do vậy, các nhà hoạch định có thể tác động qua những biến số này để kiểm soát THNS. Cụ thể:

- Trước hết đối với lãi suất thực tế: Kết luận từ nghiên cứu này cho thấy lãi suất chỉ có tác động tới ngân sách khi lãi suất tăng và phản ứng với lãi suất tăng, cán cân ngân sách sẽ suy yếu (thâm hụt gia tăng). Do vậy, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, giữ ổn định lãi suất thực là mấu chốt để kiềm chế mức gia tăng bội chi. Để ổn định lãi suất thực cần phải kết hợp ổn định giữa lãi suất danh nghĩa và mức lạm phát của nền kinh tế. Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức lạm phát hợp lý cho nền kinh tế Việt Nam là dưới 3,5%/ năm và Quốc hội cũng đề ra chỉ tiêu về lạm phát là dưới mức 4%. Trong 5 năm gần đây theo số liệu công bố của GSO, chỉ số giá tiêu dùng đã được kiểm soát tốt, từ mức tăng trung bình năm là 4,74% (2016) đã giảm xuống còn 3,23% (2020).

Xem tất cả 257 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí