Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 1

Đại học quốc gia Hà Nội

Trường đại học kinh tế

****‡****

PhạM Anh Bình

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếcông bằng xã hội ở Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị

Mã số: 60.31.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lờ Danh Tốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Hà Nội,2008


Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 1

Mở đầu

MỤC LỤC


TRANG

Chương 1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - một số vấn đề lý luận

chung và kinh nghiệm quốc tế 7

1.1. Lý luận chung về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 7

1.1.1. Tăng trưởng kinh tế 7

1.1.2 Công bằng xã hội 13

1.2. Quan điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội 19

1.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .. 19

1.2.2. Quan điểm lý thuyết về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế và thực hiện công bằng xã hội 23

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 26

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước ASEAN 26

1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 30

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35

Chương 2: Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và

công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 38

2.1. Sự hình thành và hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới 38

2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 42

2.2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế 42

2.2.2. Thực hiện công bằng xã hội 67

2.3 Đánh giá chung về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới 85

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 85

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 91

2.3.3. Những vấn đề đặt ra 105

Chương 3 : Quan điểm và giải pháp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 108

3.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam 108

3.1.1 Bối cảnh quốc tế 108

3.1.2 Bối cảnh trong nước 111

3.2 Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới 113

3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội 115

3.3.1. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nước là điều kiện tiên quyết nhằm quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội 115

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. 119

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế và hệ thống chính sách xã hội. 121 3.3.4. Mở rộng và phát huy dân chủ 128

3.3.5. Phòng, chống tham nhũng và lãng phí 129

3.3.6. Cải thiện và bảo vệ môi trường 130

Kết luận 133

Tài liệu tham khảo 135

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thế giới ngày nay, thì sự tiến bộ mỗi quốc gia trong khoảng thời gian nhất định thường được đánh giá ở hai mặt là sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển là quan điểm lớn của Đảng. Chúng ta nhấn mạnh tính chất bền vững của phát triển, với ba chiều cạnh: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường, đó cũng là cái đích hướng tới của thế giới ngày nay.

Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Một số nước đi theo quan điểm tăng trưởng trước thực hiện công bằng xã hội sau; một số nước lại đi theo quan điểm ngược lại. Thực tế cho thấy cả hai xu hướng trên đều vấp phải những trở ngại lớn. Do đó, quan điểm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã hình thành đang trở thành sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở tất cả các quốc gia. Điều này càng trở nên cần thiết đối với Việt Nam.

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện rò rệt, nền kinh tế hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới…

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đã đạt được Việt Nam còn có rất nhiều vấn đề phức tạp và nan giải: vấn đề phân hóa giầu nghèo, sự chênh lệch về phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, bất bình đẳng trong thu nhập, còn hàng triệu hộ trong diện đói nghèo, sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng … Từ những thực tế trên thì việc nghiên cứu để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy, tôi

chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2.Tình hình nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã được nghiên cứu rất nhiều qua các giai đoạn và góc độ khác nhau. Trong thời gian qua, có nhiều công trình của các tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như:

- Dương Bá Phượng (chủ biên): “ Tổng Luận Phát triển kinh tế và công bằng xã hội” , Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Kinh tế học, năm 1995.

- Lê Bộ Lĩnh (chủ biên): “ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc Gia, năm 1998.

- Lê Văn Sang, Kim Ngọc (đồng chủ biên): “ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “Thần kỳ” và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, NXB Chính trị Quốc Gia, 1999.

- Phạm Hảo, Vò Xuân Tiên, Mai Đức Lộc (đồng chủ biên): “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung”, Học viện chính trị Quốc Gia, năm 2001.

- Chuyên đề của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “ Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững ở Việt Nam”, CIEM - FES, thông tin chuyên đề số 7, 2004.

- Đinh Văn Ân (chủ biên) “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, biền vững và chất lượng cao ở Việt Nam”, NXB Thống kê Hà Nội, 2005.

- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) : “20 năm đổi mới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển văn hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, vấn đề thu nhập, mức sống của các tầng lớp xã hội, sự phân hóa giầu nghèo của dân cư, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tạo ra sự công bằng trong xã hội.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống từ góc độ của khoa học kinh tế chính trị vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam ở Việt Nam trong những năm gần đây

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ của hai vấn đề này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và mối quan hệ giữa chúng.

- Nghiên cứu kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước trên thế giới.

- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây.

5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgíc kết hợp với lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.


6. Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hoá và góp phần làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

- Phân tích và làm rò thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam.

- Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.


7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội -Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế

Chương 2: Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 1‌‌

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1 Lý luận chung về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm

Việc nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đã được bắt đầu ngay từ khi khoa học kinh tế chính trị mới hình thành. Việc nghiên cứu về chủ đề này đã được đặt nền móng từ những nhà kinh tế học chính trị tư sản cổ điển Anh như A. Smith (1723 - 1790) và D. Recardo (1772 - 1823). Tăng trưởng kinh tế được hiểu một cách phổ quát theo quan điểm kinh tế học là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian (thường là một năm). Điều đó cũng có nghĩa là: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng,chất lượng các hàng hoá dịch vụ.

Tăng trưởng kinh tế là khái niệm phản ánh về sự gia tăng về lượng của một nền kinh tế, nó chưa nói lên bản chất xã hội của nền kinh tế đó. Đây là kinh tế “tự thân”, kinh tế vì kinh tế. Để khắc phục tình trạng này các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm Phát triển kinh tế để phản ánh cả mặt “chất” và mặt “lượng” của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế là khái niệm có nội hàm rộng hơn Tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả sự tăng trưởng kinh tế (sự tăng trưởng về lượng) và sự đạt được các chỉ tiêu về chất - trước hết là chất lượng cuộc sống (mức tiêu dùng vật chất; mức hưởng thụ về tiêu dùng dịch vụ và phúc lợi xã hội; sự bình đẳng của con người...) Trong báo cáo về phát triển kinh tế thế giới năm 1992 Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm về phát triển kinh tế như sau: “ Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là những thành phần cơ bản nhất của phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có được phát triển kinh tế.”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022