120
Bảng 4.28 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với 4 nhóm loại hình doanh nghiệp
ANOVA
Tổng bình phương | df | Bình phương Trung bình | F | Sig. | |
Giữa các nhóm | 22,677 | 2 | 11,339 | 12,958 | 0,000 |
Trong nhóm | 437,521 | 500 | 0,875 | ||
Tổng cộng | 460,198 | 502 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Ngành Khách Sạn – Nhà Hàng
- Mô Hình Không Xem Xét Vai Trò Của Biến Điều Tiết
- Kiểm Định Về Kqkd Đối Với Quy Mô Lao Động Của Doanh Nghiệp
- Hàm Ý Về Sự Khác Biệt Có Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu
- Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 21
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019)
Nhận xét: Theo kết quả Bảng 4.25, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về về KQKD đối với 4 nhóm loại hình doanh nghiệp là đồng nhất (ở độ tin cậy 95%). Bên cạnh đó kết quả phân tích ANOVA Bảng 4.26, với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về về KQKD đối với 4 nhóm loại hình doanh nghiệp khác nhau ở độ tin cậy 95%. Tiến hành phân tích sâu ANOVA cho nhóm kiểm định giả định phương sai không đồng nhất.
Bảng 4.29 Kiểm định post-hoc sự khác biệt về KQKD giữa loại hình hoạt động
(J) Quy mô | Khác biệt trung bình (I-J) | Sai số | Sig. | Khoảng tin cậy 95% | ||
Thấp | Trên | |||||
DNTN | Công ty TNHH | -.03260 | .17309 | .997 | -.4611 | .3959 |
CTCP | -.51407 | .17287 | .014 | -.9421 | -.0860 | |
Công ty TNHH | DNTN | .03260 | .17309 | .997 | -.3959 | .4611 |
Công ty CP | -.48147 | .07829 | .000 | -.6693 | -.2937 | |
Công ty CP | DNTN | .51407 | .17287 | .014 | .0860 | .9421 |
Công ty TNHH | .48147 | .07829 | .000 | .2937 | .6693 |
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019)
Kết quả Bảng 4.29 cho thấy không có sự khác biệt về KQKD giữa loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có loại hình hoạt động dưới dạng trách nhiệm hữu hạn.
121
4.2.4.3 Kiểm định về KQKD đối với 3 nhóm trình độ học vấn
Bảng 4.30 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai
Thống kê Levene | df1 | df2 | Sig. |
0,061 | 2 | 500 | 0,941 |
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019)
Bảng 4.31 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với 3 nhóm trình độ học vấn
Tổng phương sai | df | Bìnhphương Trung bình | F | Sig. | |
Giữa các nhóm | 32,227 | 2 | 16,114 | 18,826 | 0,000 |
Trong nhóm | 427,971 | 500 | 0,856 | ||
Tổng cộng | 460,198 | 502 |
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019)
Nhận xét: Theo kết quả Bảng 4.27, với mức ý nghĩa sig = 0,941 > 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về về KQKD đối với 3 nhóm trình độ học vấn là đồng nhất ở độ tin cậy 95%. Theo kết quả phân tích ANOVA bảng 4.28, với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về KQKD đối với 3 nhóm trình độ học vấn khác nhau. Bên cạnh đó tiến hành phân tích sâu ANOVA và chọn kiểm định sâu ANOVA thích hợp (dòng kiểm định dành cho phương sai đồng nhất) Ta thấy được giữa nhóm cao đẳng và đại học có sự khác biệt và nhóm đại học với sau đại học có sự khác biệt về KQKD.
Bảng 4.32 Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn
(J) Trình độ học vấn | Khác biệt trung bình (I-J) | Sig. | |
Cao đẳng | Đại học | 0,52003* | 0,000 |
Sau đại học | 0,03027 | 0,973 | |
Đại học | Cao đẳng | -0,52003* | 0,000 |
Sau đại học | -0,48976* | 0,000 | |
Sau đại học | Cao đẳng | -0,03027 | 0,973 |
Đại học | 0,48976* | 0,000 |
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019)
122
4.2.4.4 Kiểm định về KQKD đối với quy mô vốn của doanh nghiệp
Bảng 4.33 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai
Thống kê Levene | df1 | df2 | Sig. |
5,952 | 4 | 498 | 0,000 |
ANOVA
Tổng binh phương | df | Bình phương Trung bình | F | Sig. | |
Giữa các nhóm | 20,450 | 4 | 5,112 | 5,790 | 0,000 |
Trong nhóm | 439,749 | 498 | 0,883 | ||
Tổng cộng | 460,198 | 502 |
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019) Bảng 4.34 Kiểm định sự khác biệt về KQKD đối với quy mô vốn của doanh nghiệp
(J) QUY MÔ VỐN | Khác biệt trung bình (I-J) | Std. Error | Sig. | |
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ | Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ | -0,14343 | 0,14597 | 0,981 |
Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ | 0,08189 | 0,15051 | 1,000 | |
Từ 5 tỷ đến 7 tỷ | -0,37538 | 0,15702 | 0,167 | |
Trên 7 tỷ | 0,26018 | 0,18217 | 0,816 | |
Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ | Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ | 0,14343 | 0,14597 | 0,981 |
Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ | 0,22532 | 0,10787 | 0,319 | |
Từ 5 tỷ đến 7 tỷ | -0,23194 | 0,11678 | 0,390 | |
Trên 7 tỷ | 0,40361 | 0,14889 | 0,077 | |
Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ | Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ | -0,08189 | 0,15051 | 1,000 |
Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ | -0,22532 | 0,10787 | 0,319 | |
Từ 5 tỷ đến 7 tỷ | -0,45726* | 0,12241 | 0,002 | |
Trên 7 tỷ | 0,17829 | 0,15335 | 0,942 | |
Từ 5 tỷ đến 7 tỷ | Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ | 0,37538 | 0,15702 | 0,167 |
Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ | 0,23194 | 0,11678 | 0,390 | |
Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ | 0,45726* | 0,12241 | 0,002 | |
Trên 7 tỷ | 0,63556* | 0,15974 | 0,001 | |
Trên 7 tỷ | Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ | -0,26018 | 0,18217 | 0,816 |
Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ | -0,40361 | 0,14889 | 0,077 | |
Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ | -0,17829 | 0,15335 | 0,942 | |
Từ 5 tỷ đến 7 tỷ | -0,63556* | 0,15974 | 0,001 |
* Sự khác biệt trung bình có ý nghĩa ở mức 0,05.
(Nguồn: Phân tích dữ liệu, 2019)
123
Nhận xét: Theo kết quả Bảng 4.30, với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về KQKD đối với quy mô vốn của doanh nghiệp là không đồng nhất. Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức giá trị Sig. = 0,00 < 0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về KQKD đối với các nhóm quy mô vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tiến hành phân tích sâu ANOVA và chọn kiểm định sâu ANOVA thích hợp (dòng kiểm định dành cho phương sai không đồng nhất) Ta thấy được giữa nhóm từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ với nhóm từ 5 tỷ đến 7 tỷ, nhóm từ 5 tỷ đến 7 tỷ với nhóm trên 7 tỷ có sự khác biệt 2 cặp nhóm.
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu. Nghiên cứu đề xuất 8 giải thuyết, kết quả kiểm định 8 giả thuyết đều được chấp nhận (xem Bảng 4.20). Bốn mục tiêu ban đầu đề ra, luận án lần lược đạt từng các mục tiêu. Thứ nhất, luận án đã xác định mối quan hệ cùng chiều giữa ĐHTT, ĐHHH, đổi mới và KQKD của doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ hai, luận án đã kiểm định vai trò trung gian của sự đổi mới giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của các KS- NH tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy sự đổi mới đóng vai trò trung một phần giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD. Thứ ba, MTKD giữ vai trò điều tiết mối quan dương giữa mối quan hệ của ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Cuối cùng, luận án đề xuất các hàm ý quản trị giúp nhà quản lý của các doanh nghiệp KS-NH nâng cao KQKD thông qua chiến lược ĐHTT, ĐHHH kết hợp với sự đổi mới trong thị trường năng động như tại TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của luận giống với các nghiên cứu trước. Chẳng hạn, theo Hult và cộng sự (2005) đã cho thấy ĐHTT đã có tác động đến KQKD. Kết quả này cũng được hỗ trợ bởi Bhuian và cộng sự (2003), ĐHTT có mối quan hệ cùng chiều KQKD. Ngoài ra, kết quả còn được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Kirca và cộng sự (2005), ĐHTT có tác động tích cực đến KQKD. Hay Panigyrakis và Theodoridis (2007) đã cho thấy ĐHTT liên quan đến KQKD của một công ty bán lẻ. Cuối cùng,
124
nghiên cứu của Smirnova và cộng sự (2011) đã thử nghiệm cho thấy mức độ ảnh hưởng của ĐHTT mang lại kết quả tích cực cho KQKD đáng kể.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của Pardi và cộng sự (2014) cho thấy ĐHTT không ảnh hưởng đáng kể đến KQKD nhưng ĐHTT ảnh hưởng đáng kể đến ĐHHH; ĐHTT đáng kể ảnh hưởng đến sự đổi mới; ĐHHH không ảnh hưởng đáng kể đến KQKD. Kết quả của nghiên cứu này củng cố và khẳng định thêm ĐHTT ảnh hưởng đáng kể đến KQKD, ĐHHH ảnh hưởng đáng kể đến KQKD, ĐHHH ảnh hưởng đáng kể đến đổi mới. Bên cạnh đó còn xuất hiện thêm yếu tố điều tiết của môi trường để dẫn đến KQKD. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giống với nghiên cứu của Bodlaj (2003) cho thấy ĐHTT đóng vai trò quan trọng trong sự đổi mới sản phẩm và cải thiện kết quả của công ty. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn giống với Jensen và Harmsen (2001) xem yếu tố ĐHTT là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đổi mới của các công ty. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy ĐHHH có tác động cùng chiều với KQKD. Kết quả nghiên cứu đã được hỗ trợ từ các nghiên cứu trước đó. Chẳng hạn, Pett và Wolff (2010); Eshlaghy và Maatofi (2011), Martinette và cộng sự (2012). Các nghiên cứu này cho thấy ĐHHH ảnh hưởng đáng kể đến KQKD. Calantone và cộng sự (2002) khẳng định rằng ĐHHH làm tăng kết quả của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giống với Eris và Ozmen (2012). Nghiên cứu này cho thấy ĐHTT, ĐHHH và đổi mới trong hoạt động của công ty có mối quan hệ cùng chiều. Ngoài ra, Kropp và cộng sự (2006a) đã xem xét mối quan hệ cùng chiều giữa định hướng kinh doanh, hoạt động tiếp thị và học hỏi tổ chức và KQKD. Nghiên cứu của Mahmoud và cộng sự (2016) cho thấy ba yếu tố ĐHTT, ĐHHH, đổi mới đều tác động đến KQKD. Kết quả nghiên cứu này khẳng định và củng cố rằng nó có tác động đến KQKD còn do tác động điều tiết của môi trường. Theo Zayed và Alawad (2017) cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong đổi mới do ĐHTT, nhưng giả thuyết thứ hai bị bác bỏ và kết quả chỉ ra rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa ĐHHH và đổi mới và chỉ ra rằng mọi người thích học hỏi từ những người khác. Kết quả nghiên cứu này khẳng định và củng cố rằng có mối quan hệ
125
đáng kể giữa ĐHHH và đổi mới. Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lại Văn Tài, Lê Nguyễn Văn Hậu, Bùi Huy Hải Bích (2007) và một số tác giả khác cũng khẳng định ĐHTT có tác động đến KQKD. Kết quả nghiên cứu này khẳng định và củng cố thêm yếu tố ĐHHH, đổi mới và vai trò điều tiết của MTKD ảnh hưởng đến KQKD.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy góc độ về khía cạnh thực tiễn của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay, các dạng năng lực như ĐHTT, ĐHHH, năng lực đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện KQKD của các doanh nghiệp nhằm thoát khỏi khủng hoảng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy cơ chế điều tiết của yếu tố MTKD khi đó doanh nghiệp KS-NH càng chú trọng thêm và phát triển các dạng năng lực này nhằm cải thiện KQKD và thích ứng với sự biến động của thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp KS-NH cần xây dựng, đào tạo và phát triển năng lực ĐHTT, ĐHHH và sự đổi mới trong bối cảnh hiện nay. Tóm lại, ở nghiên cứu này đã củng cố và khẳng định vai trò tham gia của biến điều tiết “MTKD” tác động đến mối quan hệ nhân quả từ MO tới BP, từ LO tới BP và từ IN tới BP và đây chính là điểm mới so với các nghiên cứu trước.
Kết luận Chương 4
Dựa trên lý thuyết nền, các khái niệm nghiên cứu và mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐHTT, ĐHHH với KQKD của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức cho thấy các thang đo đạt giá trị cho phép và mô hình phù hợp với dữ liệu. Đồng thời, qua kết quả kiểm định mô hình cấu trúc cho thấy sau quá trình phân tích xem xét vai trò điều tiết của MTKD thì cho thấy MTKD điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD, ĐHHH và KQKD, đổi mới và KQKD của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
126
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Chương 5 trình bày nội dung về kết quả của nghiên cứu, đặc biệt là yếu tố mới trong nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp như hàm ý về ĐHTT, ĐHHH, đổi mới và KQKD của doanh nghiệp.
5.1 Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết về ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, MTKD và KQKD của doanh nghiệp, kế thừa các nghiên cứu trước, nghiên cứu đã xây dựng mô hình các thành phần của ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp thông qua biến trung gian đổi mới dưới tác động điều tiết của MTKD.
Đối với phần đánh giá mô hình đo lường: Nghiên cứu đã đánh giá thông qua Cronbach’s Alpha, EFA, CFA. Kết quả cho thấy các thang đo trong mô hình đạt giá trị tin cậy, tính đơn hướng, tính hội tụ và phân biệt. Ngoài ra, mô hình lý thuyết thông qua đánh giá mô hình SEM cho thấy mô hình nghiên cứu tương thích với dữ liệu khảo sát và các giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 520 phiếu, thông qua phát phiếu trả lời trực tiếp đến các lãnh đạo KS-NH (giám đốc/phó giám đốc, quản lý,…), bao gồm 350 lãnh đạo đang làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 43 lãnh đạo đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân (DNTN), 127 lãnh đạo đang làm việc tại công ty cổ phần (CTCP). Tổng số bảng hỏi khảo sát thu về là 520, kết quả thu được 503 phiếu khảo sát đạt yêu cầu. Kết quả bằng phân tích Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu về độ tin cậy. Kết quả phân tích EFA cho thấy yếu tố trong mô hình được giữ nguyên.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp thông qua biến trung gian đổi mới dưới tác động điều tiết của MTKD. Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐHTT, ĐHHH, đổi mới đều có ảnh hưởng đến KQKD của doanh nghiệp. Đặc biệt yếu tố “MTKD” là biến điều tiết có tác động đến mối quan
127
hệ nhân quả từ MO tới BP, từ LO tới BP và từ IN tới BP và đây chính là điểm mới của nghiên cứu.
Bên cạnh đó, các giả thuyết trong mô hình được chấp nhận với dữ liệu hiện có. Cụ thể như sau:
- ĐHTT tác động dương đến KQKD của doanh nghiệp = 0,257, S.E. = 0,061, C.R = 4,228, p < 0,05).
- ĐHTT tác động dương đến ĐHHH = 0,242, S.E. = 0,076, C.R = 3,188, p < 0,05).
- ĐHTT tác động dương đến đổi mới = 0,143, S.E. = 0,050, C.R = 2,850, p = 0,05).
- ĐHHH tác động dương đến KQKD của doanh nghiệp = 0,226, S.E. = 0,042, C.R = 5,367, p < 0,05).
- ĐHHH tác động dương đến đổi mới = 0,184, S.E. = 0,035, C.R = 5,216, p < 0,05).
- Đổi mới tác động dương đến KQKD của doanh nghiệp = 0,433, S.E. = 0,067, C.R = 6,506, p < 0,05).
- Môi trường có tác động tới mối quan hệ nhân quả từ ĐHTT tới KQKD của doanh nghiệp = 0,191, S.E. = 0,050, C.R = 3,807, p < 0,05).
- Môi trường có tác động tới mối quan hệ nhân quả từ đổi mới tới KQKD của
doanh nghiệp = 0,289, S.E. = 0,055, C.R = 5,247, p < 0,05).
- Môi trường có tác động tới mối quan hệ nhân quả từ ĐHHH tới KQKD của doanh nghiệp = 0,455, S.E. = 0,076, C.R = 5,952, p < 0,05).
Từ những kết quả trên, nghiên cứu này có ý nghĩa:
Về phương diện phương pháp nghiên cứu: dựa vào các nghiên cứu trước và đặc điểm thực tế của doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu cũng góp phần vào việc xây dựng một hệ thống thang đo phù hợp đo lường ảnh hưởng của ĐHTT, ĐHHH, vai trò trung gian đổi mới với KQKD của doanh nghiệp là phù hợp với các nghiên cứu trước.