Dư Nợ Tín Dụng Cây Công Nghiệp Dài Ngày Phân Theo Ngân Hàng


Mặc khác, tuy dư nợ tín dụng cây CNDN đã tăng trưởng trở lại, song thời gian và tốc độ phục hồi chậm hơn so với tổng dư nợ tín dụng nói chung của hệ thống NHTM trên địa bàn Bình Dương. Cụ thể là năm 2013, tổng dư nợ tín dụng đã tăng 81,28% so với năm trước song dư nợ tín dụng cây CNDN chỉ tăng 80,71

%. Sang năm 2014, tổng dư nợ tín dụng tăng với tốc độ 14,44% song dư nợ tín dụng cây CNDN chỉ tăng 1,55%.Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ là 10,21% trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cây CNDN giảm 3,29% so với năm 2014.

Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày phân theo ngân hàng

Đơn vị: tỷ đồng


Ngân hàng

Dư nợ

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân

Tỷ trọng

Agribank

713

683

699

743

758

719

19%

BIDV

272

260

266

283

289

274

7%

ICB

238

228

233

248

253

240

6%

VCB

136

130

133

141

144

137

4%

SCB

68

65

67

71

72

69

2%

ACB

201

195

200

212

216

205

5%

TCB

136

130

133

141

144

137

4%

VIB

170

163

166

177

180

171

4%

MB

102

98

100

106

108

103

3%

STB

272

260

266

283

289

274

7%

Khác

303

354

2374

2304

2101

1487

39%

Tổng dư nợ

2611

2566

4637

4709

4554

3815

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 9

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ bảng 2.4 cho thấy, trong các NHTM tham gia cấp tín dụng cho cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổng dư nợ cao nhất, với dư nợ bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 719 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 19%. Do đặc thù của Agribank là tập trung


cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân nên ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, bao phủ hầu hết các địa bàn có trồng trọt và sản xuất chế biến cây CNDN. Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng được thiết kế để phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung được nhiều khách hàng lựa chọn. Đây là ngân hàng có truyền thống cho vay nông nghiệp và chính sách dài hạn của ngân hàng vẫn là tiếp tục định vị nhóm khách hàng nông nghiệp, bao gồm cho vay cây CNDN.

Ngoài Agribank, các NHTM có dư nợ tín dụng cây CNDN khá cao là Techcombank, BIDV, Vietinbank, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Quốc tế Việt Nam. Các ngân hàng này có dư nợ tín dụng cây CNDN giao động trong khoảng từ 200 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng. Phần lớn các NHTM ở Việt Nam, ngoài một số ngành và lĩnh vực cho vay chính, còn mở rộng sang các ngành và lĩnh vực cho vay khác. Sự bố trí các điểm chi nhánh và phòng giao dịch giữa các ngân hàng về mặt nguyên tắc là tránh trùng nhau, mỗi ngân hàng thường định vị một vùng địa lý hơn là một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, do đó, tín dụng cây CNND được phân bố rải rác giữa các chi nhánh ngân hàng thay vì chỉ tập trung vào một vài ngân hàng nhất định.

Bảng 2.5 Dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày phân theo khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng



Năm


Dư nợ

Loại khách hàng

Tổng cộng

Hộ nông

nghiệp

Hộ tiểu

thương

Doanh

nghiệp


2011

Ngắn hạn

957

245

280

1.482

Dài hạn

720

74

335

1.129

Tổng dư nợ

1.677

319

615

2.611


2012

Ngắn hạn

981

235

268

1.484

Dài hạn

690

71

321

1.082

Tổng dư nợ

1.671

306

589

2.566

2013

Ngắn hạn

3.015

240

274

3.529




Dài hạn

706

73

329

1.108

Tổng dư nợ

3.721

313

603

4.637


2014

Ngắn hạn

2.986

256

291

3.533

Dài hạn

750

77

349

1.176

Tổng dư nợ

3.736

333

640

4.709


2015

Ngắn hạn

2.796

261

297

3.354

Dài hạn

765

79

356

1.200

Tổng dư nợ

3.561

339

654

4.554

Bình quân

Ngắn hạn

2.147

247

282

2.676

Dài hạn

726

75

338

1.139

Tổng dư nợ

2.873

322

620

3.815

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ bảng 2.5 cho thấy, dư nợ tín dụng cây CNDN được phân theo 3 nhóm khách hàng là hộ nông nghiệp, hộ tiểu thương và doanh nghiệp. Nhóm khách hàng hộ nông nghiệp có tỷ trọng dư nợ cao nhất, bình quân trong giai đoạn 2011

– 2015 là 2.873 tỷ đồng, tương ứng chiếm 75% tổng dư nợ. Trong đó, 2.147 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, 726 tỷ đồng là nợ dài hạn. Khách hàng hộ nông nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng. Đặc điểm của hộ nông nghiệp là tập trung vào công đoạn trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm cây CNDN. Ngoại trừ công đoạn thu hoạch, các công đoạn khác như trồng trọt và chăm sóc cây thường đòi hỏi thời gian tương đối dài mới mang lại doanh thu cho hộ nông nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu vốn tín dụng của nhóm khách hàng này có một tỷ lệ đáng kể là vốn dài hạn.

Nhóm khách hàng hộ tiểu thương có tỷ trọng dư nợ thấp nhất, bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015 là 322 tỷ đồng, tương ứng chiếm 8% tổng dư nợ. Trong đó, 247 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, 75 tỷ đồng là nợ dài hạn. Hộ tiểu thương chủ yếu tham gia vào công đoạn thu mua và tiêu thụ sản phẩm cây CNDN nên


vòng quay vốn của họ khá nhanh. Vì vậy, phần lớn nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng này là vốn tín dụng ngắn hạn, chiếm 77%. Chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn, 23%, là vốn tín dụng dài hạn.

Dư nợ tín dụng cây CNDN của nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm bình quân 17% tổng dư nợ, tương ứng với 620 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 282 tỷ đồng, dư nợ dài hạn là 338 tỷ đồng. Nhóm khách hàng doanh nghiệp tham gia vào tất cả các công đoạn từ trồng trọt đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây CNDN. Do vậy, nhu cầu tín dụng của họ khá đa dạng. Đặc điểm của doanh nghiệp cây CNDN là phải đầu tư một nguồn vốn đáng kể vào các tài sản cố định như nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải, do vậy vòng quay vốn tín dụng của họ thường dài hơn so với các nhóm khách hàng khác. Điều này giải thích tại sao, đối với nhóm khách hàng này, dư nợ tín dụng dài hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn dư nợ ngắn hạn.

Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng phân theo cây công nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng



Loại cây

Dư nợ

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân

Tỷ trọng

Cà phê

117

66

475

289

706

331

5%

Cao su

1.410

1.259

2.525

2.502

1.772

1.894

53%

Hồ tiêu

99

180

167

127

260

167

4%

Điều

985

1.061

1.470

1.791

1.816

1.425

38%

Tổng dư nợ

2.611

2.566

4.637

4.709

4.554

3.815

100%

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ bảng 2.6 cho thấy, trong tổng dư nợ tín dụng cây CNDN giai đoạn 2011

- 2015 tại Bình Dương, tín dụng cho cây cao su chiếm tỷ trọng cao nhất với bình


quân là 53% tổng dư nợ tín dụng cây CNDN, tương ứng với 1.894 tỷ đồng. Tại Bình Dương, cao su là loại cây thích hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng, có giá trị kinh tế cao và do đó được trồng rất phổ biến. Điều này giải thích tại sao dư nợ tín dụng cây cao su chiếm tỷ trọng áp đảo so với những loại cây còn lại.

Ngoài cây cao su, một số loại cây CNDN khác được trồng rải rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương là điều, tiêu và cà phê. Trong đó, đáng kể hơn cả là cây điều, loại cây này có dư nợ tín dụng cây CNDN giai đoạn 2011 - 2015 chiếm bình quân 38% trong tổng dư nợ tín dụng cây CNDN, tương ứng với

1.425 tỷ đồng. Hai loại cây còn lại, bao gồm hồ tiêu và cà phê, chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn là 4% và 5%, tương ứng với dư nợ lần lượt là 167 tỷ đồng và 331 tỷ đồng.

Bảng 2.7 Dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày phân theo mục đích sử dụng

Đơn vị: tỷ đồng



Mục đích sử dụng

Dư nợ tỷ đồng


2011


2012


2013


2014


2015

Bình quân

Tỷ trọng

Trồng trọt

457

449

811

824

797

668

17,5%

Chăm sóc cây và thu hoạch


1.185


1.165


2.105


2.138


2.068


1.732


45,4%

Chế biến

682

670

1.210

1.229

1.189

996

26,1%

Tiêu thụ

287

282

511

518

501

420

11,0%

Tổng dư nợ

2.611

2.566

4.637

4.709

4.554

3.815

100,0%

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ bảng 2.7 cho thấy, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây CNDN được chia thành các công đoạn: trồng trọt, chăm sóc cây - thu hoạch, chế biến và


tiêu thụ. Trong các công đoạn này, công đoạn chăm sóc cây và thu hoạch có dư nợ tín dụng cao nhất, chiếm bình quân 45,4%, tương ứng với 1.732 tỷ đồng. Phần lớn cây CNDN cần một thời gian chăm sóc khá dài để trưởng thành và tạo ra sản phẩm thương mại. Chẳng hạn, cây cao su cần thời gian phát triển từ 5 đến 6 năm kể từ khi gieo trồng mới cho mủ, sau đó việc khai thác mủ sẽ kéo dài vài ba chục năm trước khi cây hết tuổi đời kinh tế. Quá trình khai thác mủ cây trong mỗi năm kéo dài khoảng 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. Do những đặc điểm này nên tùy theo tuổi đời của cây công nghiệp mà nhu cầu vốn tín dụng cho công đoạn chăm sóc và thu hoạch có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn.

Công đoạn chế biến sản phẩm cây CNDN có tỷ trọng dư nợ tín dụng cao thứ hai, chiếm bình quân 26,1%, tương ứng với 996 tỷ đồng. Khách hàng sử dụng tín dụng cho công đoạn này chủ yếu là các doanh nghiệp có quy trình sản xuất toàn bộ hoặc các doanh nghiệp, hộ gia đình chỉ tham gia gia công sản phẩm. Phần lớn, các sản phẩm tự nhiên từ cây CNDN được chế biến thành sản phẩm thương mại với thời gian chỉ trong vòng vài tuần đến vài tháng, các sản phẩm này sau khi chế biến thành thành phẩm có thể tiêu thụ và cho doanh thu ngay. Do vòng quay vốn nhanh nên rủi ro của những khoản tín dụng cây CNDN cho mục đích chế biến được cho là thuộc loại thấp nhất. Đặc điểm này ảnh hưởng đến chính sách cho vay của các NHTM là ưu tiên cho vay công đoạn chế biến hơn so với các công đoạn khác.

Công đoạn trồng trọt cây CNDN có tỷ trọng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 là 17,5%, tương ứng với 668 tỷ đồng. Phần lớn, nhu cầu vốn cho công đoạn này là để tái tạo lại những vườn cây CNDN đã hết tuổi đời kinh tế. Nhu cầu mở rộng diện tích trồng mới cây CNDN là rất ít. Tính chất của cây CNDN là cần một thời gian vài ba năm sau khi trồng mới cho thu hoạch, do đó, rủi ro tín dụng cho công đoạn trồng trọt được xem là lớn hơn so với những công đoạn khác. Do đặc điểm này, phần lớn các khoản tín dụng cấp cho công đoạn trồng trọt đều được ngân hàng yêu cầu có thế chấp bằng tài sản.


Công đoạn tiêu thụ sản phẩm cây CNDN có tỷ trọng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015 là 11%, tương ứng với 420 tỷ đồng. Khách hàng chủ yếu sử dụng vốn tín dụng cho công đoạn này là các doanh nghiệp và hộ tiểu thương. Rủi ro chủ yếu của công đoạn này là rủi ro thị trường. Do vòng quay vốn tương đối nhanh nên nhu cầu tín dụng cho công đoạn này phần lớn là tín dụng ngắn hạn.

Căn cứ vào phương thức cấp, tín dụng cây CNDN được phân thành: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, bảo lãnh ngân hàng và các phương thức khác.

Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày phân theo phương thức cấp tín dụng‌

Đơn vị: tỷ đồng


Phương thức cho vay

Dư nợ

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân

Tỷ trọng

Cho vay

từng lần

1.462

1.437

2.597

2.637

2.550

2.137

56%

Cho vay theo HMTD

287

282

510

518

501

420

11%

Cho vay trả

góp

731

718

1.298

1.319

1.275

1.068

28%

Bảo lãnh ngân hàng

26

26

46

47

46

38

1%

Phương thức

khác

105,2

103

186

188

182

153

4%

Tổng dư nợ

2.611

2.566

4.637

4.709

4.554

3.815

100%

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ bảng 2.8 cho thấy, trong các phương thức cấp tín dụng, dư nợ theo phương thức cho vay từng lần đạt mức cao nhất, trong giai đoạn 2011 – 2015, dư nợ theo phương thức này bình quân là 2.137 tỷ đồng, chiếm 56% tổng dư nợ. Đây là phương thức cho vay khá phổ biến do các điều khoản tính lãi và thu hồi nợ được thiết kế khá đa dạng và linh hoạt, phù hợp với đặc điểm các món vay cho mục đích trồng trọt và chăm sóc cây CNDN.


Phương thức cho vay trả góp có dư nợ chiếm tỷ trọng cao thứ hai, bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 là 28%, tương ứng với 1.068 tỷ đồng. Đây là phương thức có lãi suất tính trên dư nợ giảm dần hoặc dư nợ ban đầu, còn số tiền trả trong mỗi kỳ hạn là đều nhau. Do số tiền trả đều mỗi kỳ nên phương thức này phù hợp với các món vay nhỏ và người vay có thu nhập khá ổn định. Xét theo các công đoạn trồng trọt – tiêu thụ cây CNDN thì phương thức cho vay này phù hợp nhất với mục đích thực hiện công đoạn thu hoạch cây CNDN.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có dư nợ chiếm tỷ trọng cao thứ ba, bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 là 11%, tương ứng với 420 tỷ đồng. Trong phương thức cho vay này, quá trình giải ngân và thu hồi nợ đan xen nhau, tùy thuộc vào diễn biến phát sinh nhu cầu tín dụng và dòng tiền thu được từ quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, phương thức này phù hợp nhất với công đoạn chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây CNDN.

2.2.2.3 Chất lượng tín dụng đối với cây công nghiệp dài ngày. Biểu đồ 2.10 Nợ quá hạn cây công nghiệp dài ngày‌

Đơn vị tính: %


14


12

10,930

10

9,3

9,870

11,560

8

7,040

6

6,1

6,420

4,700

4

7,190

5,400

2


0

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


Thực trạng hoạt động tín dụng cho thấy, khi mở rộng quy mô tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều quan tâm đến chất lượng tín dụng. Việc mở rộng quy mô tín dụng luôn nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo đi đôi với chất lượng tín dụng. Điều này được minh chứng qua tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nơ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nơ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Từ biểu đồ 2.10 cho thấy, chất lượng tín dụng biểu hiện qua nhiều chỉ số, một trong những chỉ số được sử dụng khá phổ biến nhằm đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cây CNDN của các NHTM trong các năm 2011, 2012 lần lượt là 6,1%, 7,0%, năm 2013 tăng lên 9,9%, năm 2014 giảm xuống còn 6,4%, đến năm 2015 giảm xuống còn 4,7%. Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cây CNDN thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ nói chung, song tốc độ tăng của tỷ lệ này đối với cây CNDN trong năm 2013 lại nhanh hơn và đến năm 2014, 2015 giảm chậm hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn nói chung. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn của cây CNDN đang có xu hướng tiến dần về tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ nói chung.


Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm ngân hàng

Đơn vị tính: %



Năm


Chỉ tiêu

Nhóm ngân hàng


Agribank

Khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước

Khối ngân hàng thương mại không có vốn Nhà nước


2011

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

9.7

9.4

8.1

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

7.7

6.7

5.1


2012

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

11.5

10.5

9.2

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

8.7

7.7

6.3


2013

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

12.7

11.9

8.5

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

10.9

10.5

8.3


2014

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

7.9

7.5

6.1

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

7.3

6.7

4.9


2015

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

6.5

6.1

4.7

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

5.2

5.1

3.5


Bình quân

Tỷ lệ nợ quá hạn của tổng dư nợ

9.66

9.08

7.32

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN

7.96

7.34

5.62

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ bảng 2.9 cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN của Agribank đạt mức cao nhất, bình quân là 7,96%,


đứng thứ hai là nhóm các NHTM có vốn Nhà nước (không bao gồm Agribank) với tỷ lệ nợ quá hạn bình quân trong giai đoạn này là 7,34%, cuối cùng là nhóm NHTM không có vốn Nhà nước với tỷ lệ nợ quá hạn bình quân là 5,62%. Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cho vay cây CNDN của Agribank cao hơn so với các ngân hàng khác có thể kể đến là do quy trình cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của ngân hàng này tương đối lõng lẻo, việc kiểm tra nguồn thu nhập trả nợ của các hộ nông dân trồng cây CNDN chưa được cán bộ tín dụng của Agribank quan tâm đúng mức, các khoản vay đối với lĩnh vực này thường được cấp dựa trên giá trị tài sản đảm bảo. Mặt khác việc kiểm tra sau cho vay không được cán bộ tín dụng Agribank thực hiện thường xuyên. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN của Agribank còn cao hơn các NHTM, song nếu nhìn vào sự khác biệt của tỷ lệ nợ quá hạn nói chung giữa ngân hàng này với những ngân hàng còn lại, thì mức chênh lệch tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ tín dụng cây CNDN là không quá lớn. Kết quả này gợi ý là các NHTM, trong đó có Agribank, nên tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng cây CNDN trong tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Bình Dương

Đơn vị: %


5

4,5

4

3,5

3

2,5

2

1,5

1

0,5

0

3,500

4,600

3,3

2,700

2,900

1,9

3,098

2,108

2,700

1,900

2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng cây CNDN

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


Từ biểu đồ 2.11 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM đạt 3,3% vào năm 2011, và ổn định ở mức 3.5% vào năm 2012, năm 2013 tăng lên mức 4,6%, và đến năm 2014 giảm xuống còn 3,1%, năm 2015 tiếp tục giảm về mức 2.7%. So với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng cây CNDN thấp hơn đáng kể, năm 2011 đạt 1,9%, năm 2012 đạt 2,7%, năm 2013 tăng lên 2,9%, đến năm 2014 giảm xuống còn 2,1% và đến năm 2015 giảm xuống còn 1,9%. Nhìn chung, tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu cây CNDN trong giai đoạn 2011 - 2015 thấp hơn tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ. Điều này hàm ý là rủi ro trong cho vay cây CNDN thấp hơn đáng kể so với rủi ro cho vay nói chung của các NHTM.

Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu phân theo nhóm ngân hàng

Đơn vị: %



Năm


Chỉ tiêu

Nhóm ngân hàng


Agribank

Khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước

Khối ngân hàng thương mại không có vốn Nhà nước


2011

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

4.5

4.1

3.1

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

tín dụng cây CNDN

2.7

2.5

1.2


2012

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

4.7

4.3

2.9

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng cây CNDN

3.5

2.9

1.8


2013

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

5.8

4.9

3.1

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng cây CNDN

3.8

3.1

2.3


2014

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

3.7

3.3

2.1

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng cây CNDN

3.6

2.8

1.5


2015

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

3.5

3.1

1.9

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

tín dụng cây CNDN

2.5

2.1

1.1


Bình quân

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

4.44

3.94

2.62

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

tín dụng cây CNDN

3.22

2.68

1.58

Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 – 2015

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022