Kết Quả Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Để Phát Triển Bền Vững Cây Công Nghiệp Dài Ngày Của Các Ngân Hàng Thương


Từ bảng 2.10 cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2015, bình quân tỷ lệ nợ xấu cây CNDN của Agribank cao hơn khá rõ so với các NHTM có vốn Nhà nước khác, 3,22% so với 2,68%, và lại càng cao hơn nhiều so với với các NHTM không có vốn Nhà nước, 3,22% so với 1,58%. Chênh lệch giữa tỷ lệ nợ xấu cây CNDN và tỷ lệ nợ xấu chung của nhóm NHTM không có vốn Nhà nước là lớn nhất, tiếp đó là Agribank, và cuối cùng là nhóm NHTM có vốn Nhà nước (không bao gồm Agribank). Tỷ lệ nợ xấu cây CNDN của NHTM không có vốn Nhà nước thấp hơn khá xa so với nhóm NHTM có vốn Nhà nước cho thấy, các ngân hàng này đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với cây CNDN tốt hơn so với các ngân hàng còn lại. Các chính sách đó bao gồm: quy định điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, thẩm định khách hàng vay kỹ lưỡng hơn, phân tán rủi ro tốt hơn, thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản vay và có biện pháp thích hợp kịp thời để xử lý các món vay ngay khi có vấn đề xuất hiện.

2.2.3 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2.3.1 Năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại để mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên dư nợ cho vay của các Ngân hàng thương mại

Đơn vị tính: %

STB MB VIB TCB ACB SCB VCB

VIETINBANK

BIDV

Agribank

2015

2014

2013

2012

2011

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Nguồn: Báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại tại Bình Dương 2011 - 2015 và tổng hợp của tác giả


Biểu đồ 2.12 cho thấy Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/dư nợ cho vay của các ngân hàng xét ở mức bình quân có xu hướng tăng dần qua các năm, trong đó năm 2011 là 12,9%, năm 2012 là 12,4%, năm 2013 là 13,3%, năm 2014 là 13,5% và năm 2015 là 13,7%. Trong các ngân hàng được khảo sát trong năm 2015, có 4 ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/dư nợ cho vay thấp hơn mức bình quân là Agribank (11,10%), Vietinbank (12,9%), VCB (13,2%) và ACB (12,7%). Trong đó, đáng lo ngại hơn cả là Agribank có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/dư nợ cho vay tương đối thấp trong khi tỷ lệ nợ xấu khá cao, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng này.

Biểu đồ 2.13 Dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có của các Ngân hàng thương mại tại Bình Dương

Đơn vị tính : %


80


70


60


50


40


30


20

2011

2012

2013

2014

2015

10


0

Nguồn: Báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại tại Bình Dương 2011

– 2015 và tổng hợp của tác giả

Từ biểu đồ 2.13 cho thấy, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản có xét ở mức bình quân của các ngân hàng trong năm 2011 là 62,9%, năm 2012 là 66,1%, năm


2013 giảm xuống còn 61,5%, năm 2014 tăng nhẹ lên 62,6% và giữ ổn định ở mức 62,7% trong năm 2015.

Các NHTM có tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản có ở mức khá cao trong năm 2015 là: MB (71,1%), STB (73,2%). Những ngân hàng này có mức độ tập trung cao vào hoạt động tín dụng, do đó trong những năm tới, nếu tổng tài sản có không gia tăng đáng kể thì việc mở rộng tín dụng sẽ không còn nhiều dư địa.

Các NHTM có tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản có ở mức tương đối thấp trong năm 2015 là: BIDV (55,6%), SCB (54,5%), TCB (57,1%). Những ngân hàng này hoặc đang thiếu HK vay, hoặc tập trung vào các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ phi tín dụng lớn, do đó trong những năm tới, các ngân hàng có thể tiếp tục mở rộng tín dụng hơn nữa.

Biểu đồ 2.14 Tỷ lệ thanh khoản của tài sản


40


35


30


25


20


15


10

2011

2012

2013

2014

2015

5


0

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Bình Dương 2011 – 2015 và tổng hợp của tác giả

Biểu đồ 2.14 cho thấy tỷ lệ thanh khoản tài sản của các NHTM đang có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể là, năm 2011 tỷ lệ bình quân ở các ngân hàng là


24,1%, năm 2012 tỷ lệ bình quân ở các ngân hàng là 24,4%, năm 2013 tăng lên 27,9%, năm 2014 tăng lên 29,4% và đến năm 2015 tiếp tục tăng lên là 30,4%.

Xét riêng trong năm 2015, có 5 ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản tài sản thấp hơn mức bình quân là: Vietinbank (27,5%), ACB (27,5%), VIB (26,5%), MB (28,5%), STB (28,13%). Các ngân hàng có mức độ thanh khoản tốt nhất hiện nay là BIDV (35,2%), SCB (35,6%), TCB (32,7%). Đây là những ngân hàng còn nhiều dư địa về vốn để có thể tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng mà không ảnh hưởng nhiều đến rủi ro thanh khoản.

Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi


120


100


80


60


40


20

2011

2012

2013

2014

2015

0

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Bình Dương 2011 – 2015 và tổng hợp của tác giả

Biểu đồ 2.15 cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của phần lớn các ngân hàng dao động quanh mức 70% đến 80%. Năm 2011 mức bình quân tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi của các ngân hàng là 87%. Năm 2012, mức bình quân của tỷ lệ này ở cả hai nhóm NHTM có vốn Nhà nước và NHTM không có vốn Nhà nước đều là 83%. Đến năm 2013, tỷ lệ này ở nhóm NHTM có vốn Nhà nước giảm xuống còn 78%, trong khi nhóm NHTM không có vốn Nhà nước tăng mạnh lên mức 92%, chủ yếu do VIB, MB và STB tăng mạnh cho vay khiến tỷ lệ


cho vay/tổng tiền gửi tại các ngân hàng này đạt xấp xỉ hoặc vượt quá 100%. Năm 2014, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi ở hai nhóm ngân hàng đều suy giảm, nhóm NHTM có vốn Nhà nước giảm xuống 77%, còn nhóm NHTM không có vốn Nhà nước giảm xuống còn 80%. Đến năm 2015, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi ở hai nhóm ngân hàng đều gia tăng, nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng lên 79%, còn nhóm NHTM không có vốn Nhà nước tăng lên 85%.

Các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi ở mức cao trong năm 2015 tiếp tục là VIB (95%), STB (95%). Các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi ở mức khá thấp là BIDV (72%), SCB (72%). Như phần trên đã phân tích, đây là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối thấp, do đó các ngân hàng này có cơ sở để tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay.

2.2.3.2. Kết quả đánh giá tác động của năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại đến mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua mô hình Thompson - Strickland.

Trên cơ sở mô hình Thompson - Strickland đã được xây dựng trong chương 1, tác giả tiến hành đánh giá tác động của năng lực hoạt động của các NHTM đến mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp từ 2 mẫu điều tra do tác giả tiến hành:

Mẫu điều tra thứ nhất nhằm xác định các nhân tố đánh giá năng lực hoạt động của ngân hàng và trọng số tương ứng thể hiện tầm quan trọng của các nhân tố này. Phiếu điều tra nội dung đánh giá năng lực hoạt động của ngân hàng được thiết lập để phỏng vấn chuyên gia về nội dung đánh giá năng lực hoạt động của các NHTM và mức độ quan trọng của các nhân tố trong mô hình Thompson – Strickland (Phụ lục 1). Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí với 10 nhân tố được đề xuất trong mô hình Thompson – Strickland. Các nhân tố khác được đề xuất không thống nhất giữa các chuyên gia nên tác giả không đưa thêm nhân tố mới vào mô hình.


Mẫu điều tra thứ hai nhằm tính điểm trung bình cho từng nhân tố. Thang đo của mỗi nhân tố được xây dựng từ nhiều biến quan sát. Bảng câu hỏi được thiết lập để phỏng vấn nhân viên ngân hàng về các nhân tố trong mô hình Thompson – Strickland (Phụ lục 2). Tổng hợp có 46 biến quan sát cho 10 nhân tố (không bao gồm 3 biến quan sát của nhân tố mở rộng tín dụng. Do đó, kích thước mẫu khảo sát là n ≥ m*5 = 230. Để đảm bảo độ tin cậy, tác giả thực hiện 280 phiếu khảo sát. Số phiếu khảo sát thu về là 265 phiếu, số phiếu khảo sát có đầy đủ thông tin để thực hiện phân tích là 258 phiếu.

Tầm quan trọng các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động của ngân hàng.

Kết quả lấy ý kiến từ các chuyên gia ngân hàng về tầm quan trọng các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động được tổng hợp và tính ra các giá trị: tổng điểm từng nhân tố, điểm trung bình và trọng số nhân tố. Kết quả cho ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11 Tầm quan trọng của các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động các ngân hàng thương mại

Nhân tố

Tổng điểm

Điểm trung bình

Trọng số

1. Năng lực tài chính

270

4,219

0,119

2. Năng lực quản trị điều hành

257

4,016

0,114

3. Năng lực nguồn nhân lực

245

3,828

0,108

4. Năng lực uy tín, thương hiệu

241

3,766

0,106

5. Năng lực chất lượng dịch vụ

220

3,438

0,097

6. Năng lực marketing

217

3,391

0,096

7. Năng lực cạnh tranh lãi suất

211

3,297

0,093

8. Năng lực phát triển sản phẩm

208

3,250

0,092

9. Năng lực công nghệ

202

3,156

0,089

10. Năng lực phát triển mạng lưới

193

3,016

0,085

Tổng

2.264


1,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 10

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Từ kết quả khảo sát trong bảng 2.11 có thể phân chia các nhân tố thành 2


nhóm các nhân tố có vai trò quan trọng nhất đối với năng lực hoạt động của các ngân hàng và nhóm nhân tố còn lại.

Nhóm các nhân tố quan trọng nhất gồm 4 nhân tố là: năng lực tài chính (trọng số là 0.119), năng lực quản trị điều hành (trọng số 0.114), năng lực nguồn nhân lực (trọng số 0.108) và năng lực uy tín – thương hiệu (trọng số 0.106).

Nhóm các nhân tố còn lại: có trọng số từ 0.097 đến 0.085, cụ thể là năng lực chất lượng dịch vụ (trọng số 0.097), năng lực marketing (trọng số 0.096), năng lực cạnh tranh lãi suất (trọng số 0,093), năng lực phát triển sản phẩm (trọng số 0.092), năng lực công nghệ (trọng số 0.089) và cuối cùng là năng lực phát triển mạng lưới (trọng số 0.085).

Các trọng số này sẽ được sử dụng để tính điểm nhân tố năng lực hoạt động của các NHTM.

Điểm bình quân và điểm nhân tố năng lực hoạt động của các nhân tố

Trong mẫu điều tra 2, các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Thông qua kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha, các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 cho thấy độ tin cậy chấp nhận được. Chỉ có biến quan sát SP3 bị loại khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 các biến quan sát còn lại đều đạt yêu cầu.

Bảng 2.12 Kiểm định độ tin cậy của thang đo


Thang đo

Cronbach’s Alpha khi chưa loại biến

Cronbach’s Alpha sau khi loại biến

1. Năng lực tài chính

0,852

0,852

2. Năng lực quản trị điều hành

0,889

0,889

3. Năng lực nguồn nhân lực

0,759

0,759

4. Năng lực uy tín, thương hiệu

0,686

0,686

5. Năng lực chất lượng dịch vụ

0,777

0,777

6. Năng lực marketing

0,930

0,930

7. Năng lực cạnh tranh lãi suất

0,786

0,786

8. Năng lực phát triển sản phẩm

0,606

0,678

9. Năng lực công nghệ

0,830

0,830

10. Năng lực phát triển mạng lưới

0,743

0,743

Nguồn: Phụ lục 5


Tiếp theo, tác giả tiến hành tính điểm cho từng nhân tố trong thang đo năng lực hoạt động của các NHTM ở Bình Dương.

Bảng 2.13 Năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Bình Dương


Các nhân tố năng lực hoạt động (xếp

theo điểm số năng lực hoạt động)

Trọng số

NLHĐ

Điểm bình

quân NLHĐ

Điểm nhân tố

NLHĐ

(1)

(2)

(3)

(4=2*3)

1. Năng lực tài chính

0,119

3,806

0,453

2. Năng lực quản trị điều hành

0,114

3,844

0,438

3. Năng lực nguồn nhân lực

0,108

3,625

0,392

4. Năng lực uy tín, thương hiệu

0,106

3,959

0,420

5. Năng lực chất lượng dịch vụ

0,097

3,647

0,354

6. Năng lực marketing

0,096

3,786

0,363

7. Năng lực cạnh tranh lãi suất

0,093

2,644

0,246

8. Năng lực phát triển sản phẩm mới

0,092

3,609

0,332

9. Năng lực công nghệ

0,089

3,869

0,344

10. Năng lực phát triển mạng lưới

0,085

3,855

0,328

Tổng

1


3,670

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Từ kết quả trong bảng 2.13, tổng điểm nhân tố năng lực hoạt động của các NHTM là 3,670 điểm, đạt ở mức khá. Ngoại trừ nhân tố tố uy tín, thương hiệu, năng lực công nghệ, phần lớn các nhân tố còn lại đều có điểm bình quân năng lực hoạt động khá thấp. Đặc biệt, có 4 nhân tố đạt điểm thấp nhất là năng lực phát triển sản phẩm, năng lực phát triển mạng lưới, năng lực chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh lãi suất.

- Năng lực tài chính được đánh giá có tầm quan trọng cao nhất. Tuy nhiên, điểm bình quân NLHĐ cho nhân tố này chỉ đạt 3,806 điểm, xếp thứ năm trong


10 nhân tố cấu thành năng lực hoạt động. Kết quả này gợi ý rằng, để nâng cao năng lực hoạt động, các NHTM cần đặc biệt tập trung cải thiện năng lực tài chính.

Bảng 2.14 Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại


Tiêu chí

Điểm trung bình

TC1: Ngân hàng có nguồn vốn tự có lớn, trụ sở khang trang?

3,767

TC2: Ngân hàng có nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín

dụng của anh/chị?

3,826

TC3: Ngân hàng luôn đáp ứng yêu cầu chi trả của anh/chị?

3,760

TC4: Thông tin báo chí cho thấy ngân hàng luôn có lợi nhuận?

3,876

TC5: Ngân hàng luôn thực hiện tái đầu tư cơ sở vật chất mỗi

năm?

3,802

Điểm bình quân nhân tố

3,806

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Trong các nhân tố cấu thành năng lực tài chính, nhân tố tính thanh khoản tốt (Ngân hàng luôn đáp ứng yêu cầu chi trả của anh/chị?) và nhân tố cơ sở vật chất (Ngân hàng có nguồn vốn tự có lớn, trụ sở khang trang?) được đánh giá thấp nhất. Trong nhiều năm liền, các ngân hàng đã đẩy mạnh dư nợ cho vay mà không thẩm định thấu đáo hiệu quả sử dụng món vay. Hệ quả là khi nền kinh tế bước vào chu kỳ suy thoái, hàng loạt khách hàng vay gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải phá sản đã dẫn đến dư nợ xấu tại các ngân hàng tăng vọt. Trong khi đó, phần lớn các NHTM có quy mô vốn nhỏ, khả năng huy động vốn dài hạn thiếu tính đa dạng và linh hoạt. Điều này gây rủi ro thanh khoản nghiêm trọng cho nhiều ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ trong một thời gian dài.

- Năng lực quản trị điều hành có tầm quan trọng thứ hai, song điểm bình quân NLHĐ cho nhân tố này chỉ đạt 3,844 điểm, xếp thứ tư trong các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động. Như vậy, cùng với nhân tố năng lực tài chính, các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành.


Bảng 2.15 Năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại


Tiêu chí

Điểm

trung bình

QT1: Ngân hàng nơi anh chị giao dịch có đủ nhân lực có

chuyên môn nắm được đặc thù từng khoản vay?


3,837

QT2: Ngân hàng quản trị được ngồn vốn cho vay từ lúc giải

ngân đến thu nợ gốc lẫn lãi và kết thúc quá trình cho vay?


3,868

QT3: Ngân hàng có số lượng nhân viên đủ đáp ứng yêu cầu

giao dịch?


3,888

QT4: Giao dịch của anh/chị được ngân hàng thực hiện một

cách chính xác?


3,841

QT5: Chứng từ giao dịch của anh/chị nhận được luôn có

chữ ký của bộ phận kiểm soát?


4,004

QT6: Các thông tin về sản phẩm dịch vụ mà anh chị sử

dụng luôn được ngân hàng cung cấp đầy đủ và chính xác?


3,868

QT7: Ngân hàng nắm được các rủi ro có thể xảy ra cho

từng khoản vay đối với từng đối tượng khách hàng?


3,601

Điểm bình quân nhân tố

3,844

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Theo bảng 2.15 đối với năng lực quản trị điều hành, các tiêu chí được cho điểm thấp nhất là: ngân hàng nắm được các rủi ro có thể xảy ra cho từng khoản vay đối với từng đối tượng khách hàng, giao dịch của anh/chị được ngân hàng thực hiện một cách chính xác, ngân hàng nơi anh chị giao dịch có đủ nhân lực có chuyên môn nắm được đặc thù từng khoản vay.

Mặc dù phần lớn các ngân hàng đã xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học, tuy nhiên mức độ thích ứng với những thay đổi sâu rộng của môi trường kinh doanh vẫn chưa cao. Do đó, khi có những biến động bất lợi của môi trường vĩ mô, các ngân hàng buộc phải thay đổi cơ cấu tổ chức. Quá trình tái cấu trúc ngân hàng là một minh chứng rõ ràng khi nhiều ngân hàng từ chỗ tập trung phân khúc bán buôn nay chuyển hướng sang phân khúc bán lẻ, một số ngân hàng khác thu hẹp thị trường để tập trung vào phân khúc có thế mạnh riêng.


Các quyết định quan trọng trong ngân hàng, bao gồm quyết định đầu tư và cấp tín dụng, được đánh giá là còn nhiều thiếu sót. Điều này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 2006 – 2008, nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản đã góp phần gây ra những cơn sốt giá, cầu ảo tăng nhanh dẫn đến sự hình thành bong bóng. Khi thị trường bất động sản suy giảm, hàng tồn kho tăng vọt đã để lại những khoản nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng.

Hệ thống kiểm soát trong các NHTM được đánh giá là còn tồn tại nhiều khe hở. Điều này đã góp phần gây ra những rủi ro khôn lường trong các nghiệp vụ như huy động vốn, tín dụng, đầu tư trong ngân hàng. Trong giai đoạn 2013 – 2014, hàng loạt vụ lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng là minh chứng rõ nét nhất.

Chất lượng dịch vụ của các NHTM có điểm bình quân NLHĐ là 3,647 điểm, xếp trong bốn nhân tố có điểm bình quân thấp nhất. Mặc dù, nhân tố này chỉ được đánh giá có tầm quan trọng thứ 5, tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tín dụng được dự báo sẽ trở nên rất khốc liệt, thì nhân tố năng lực chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực hoạt động, các NHTM cần chú trọng nhiều hơn nữa trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ.

Bảng 2.16 Chất lượng dịch vụ các ngân hàng thương mại


Tiêu chí

Điểm bình quân

DV1: Cơ sở vật chất của ngân hàng hiện đại, tạo niềm tin cho

khách hàng?


3,864

DV2: Thời gian thực hiện dịch vụ nhanh?

3,678

DV3: Ngân hàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng

theo đúng cam kết?


3,380

DV4: Ngân hàng tạo sự tin cậy trong khách hàng?

3,717

DV5: Ngân hàng đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng?

3,733

DV6: Ngân hàng giải quyết các khiếu nại của khách hàng

thỏa đáng?


3,512

Điểm bình quân nhân tố

3,647

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả


Theo bảng 2.16 đối với nhân tố năng lực dịch vụ, các tiêu chí được cho điểm thấp nhất là: ngân hàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng theo đúng cam kết, ngân hàng giải quyết các khiếu nại của khách hàng thỏa đáng.

Nhìn chung, sự đáp ứng nhu cầu dịch vụ tại một số ngân hàng vẫn chưa theo đúng cam kết. Chẳng hạn, với hợp đồng có lãi suất cho vay được điều chỉnh theo 3 tháng một lần, căn cứ vào lãi suất huy động 13 tháng cộng biên độ điều chỉnh, thì khi lãi suất huy động tăng, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay ngay khi đến hạn điều chỉnh. Ngược lại, nếu lãi suất huy động đang giảm, thường ngân hàng không vội điều chỉnh lãi suất cho vay khi đến hạn điều chỉnh mà chỉ khi khách hàng chủ động đề nghị thì ngân hàng mới tiến hành điều chỉnh.

Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng được thiết kế theo các tiêu chuẩn định sẵn và hợp đồng tín dụng mang nhiều tính gia nhập, có nghĩa là khách hàng chỉ có lựa chọn hoặc chấp nhận hoặc không chấp nhận hợp đồng mà ít khi có thể đàm phán để thay đổi các điều khoản. Các khiếu nại của khách hàng chưa được ngân hàng tiếp nhận đầy đủ và nhanh chóng, chưa được giải quyết thỏa đáng. Đặc biệt là những khiếu nại về thời gian giải ngân vốn và tính minh bạch thông tin trong vấn đề thu hồi nợ.

Bảng 2.17 Năng lực cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng thương mại


Tiêu chí

Điểm bình quân

LS1: Ngân hàng có lãi suất huy động hợp lý?

3,097

LS2: Lãi suất cho vay của ngân hàng thay đổi linh hoạt?

3,357

LS3: Các loại phí dịch vụ của ngân hàng thu đúng và hợp lệ?

2,550

LS4: Các loại phí phạt của ngân hàng hợp lý?

1,574

Điểm bình quân nhân tố

2,644

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí