Thành Lập Quỹ Hỗ Trợ Đầu Tư Cây Công Nghiệp Dài Ngày


Trong chương trình tái canh cây CNDN, có thể vận dụng cách làm của Colombia và Ấn Độ đã được thực hiện thành công. Khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người trồng cà phê ở các nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nông dân về nguồn vốn và kỹ thuật. Theo đó, mỗi nông hộ tái canh 20% diện tích của mình và được Chính phủ chi trả 40% các khoản nợ thông qua NHNN. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê sẽ phối hợp với người nông dân quản lý rủi ro và xúc tiến việc tiêu dùng cà phê trong nước… Hiện mỗi năm Colombia tái canh khoảng 70.000 ha cà phê. Họ thực hiện kế hoạch này đến hết năm 2020 để đổi mới 300.000 ha cà phê già cỗi.

3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ

3.3.3.1 Chính sách đất đai

Việc duy trì sản xuất nhỏ, manh múm là một trong những lực cản lớn nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do đó, Chính phủ cần phải hướng nền Nông nghiệp tới mô hình sản xuất lớn mới có thể áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. Để từng bước thực hiện đổi mới phương thức sản xuất hiện đại thì điều kiện cần thiết là phải nâng hạn điền cho người nông dân. Vì vậy, Chính phủ cần kiến nghị với Quốc Hội sửa đổi luật đất đai để phù hợp với quá trình tích tụ đất đai và điều kiện hiện nay, có như thế mới đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có kinh tế cây CNDN.

3.3.3.2 Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cây công nghiệp dài ngày

Cây CNDN là cây chiến lược của kinh tế nông nghiệp. Đầu tư cây CNDN sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tốt trong kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Do đó, ngoài những chính sách để hỗ trợ phát triển cây CNDN hiện nay, Chính phủ cần thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các cây CNDN chiến lược. Quỹ này chỉ dành riêng cho việc hỗ trợ về đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ và nâng cao năng lực cho nông dân trồng cây CNDN theo hướng hiện đại, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, Quỹ dành một phần để hỗ trợ giống và chi phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quỹ này có thể giao cho Ngân hàng phát triển quản lý và phê duyệt hỗ trợ kinh phí.


3.3.3.3 Chính sách trợ giá, tạm trữ và bảo hiểm

Chính phủ cần xây dựng chính sách trợ giá, tạm trữ và bảo hiểm đối với lĩnh vực cây CNDN. Hàng nông sản nói chung, cây CNDN nói riêng thường xảy ra tình trạng giá cả bấp bênh, mất mùa,v.v… Nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, Chính phủ cần sớm nghiên cứu và đưa ra chính sách trợ giá, thu mua tạm trữ đối với mặt hàng cây CNDN, bên cạnh đó cần nghiên cứu cho các công ty bảo hiể, tham gia bảo hiểm giá và bảo hiểm mất mùa đối với cây CNDN, từ đó giúp cho người sản xuất yên tâm và mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

3.3.3.4 Ổn định khâu tiêu thụ

Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đồng thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu. Đa số sản phẩm cây CNDN sản xuất ra là dùng cho xuất khẩu. Do đó, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống như hiện nay, cần nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước trong khối ASEAN, Nam Mỹ, các nước châu Phi, Trung Đông và thị trường các nuớc Đông Âu…Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa đến thị trường trong nước, ngoài các thị trường ở các đô thị lớn như hiện nay, nhà phân phối nên phát triển rộng ra các thị trường ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Trung, các tỉnh miền Bắc... Để mở rộng được thị trường, hộ nông nghiệp, các doanh nghiệp chế biến phải quan tâm toàn bộ các khâu như: tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, chế biến, chính sách giá cả, quảng bá thương hiệu. Công tác kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật và chất lượng phải được tiến hành chặt chẽ và thực hiện một cách đồng bộ.

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 16

Mở rộng hệ thống thông tin giúp nông dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua các hiệp hội. Chuyển từ chính sách trợ cấp xuất khẩu sang chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cây CNDN Việt Nam, chuẩn bị điều kiện tốt để tham gia hiệp định TPP.

Tiến tới hình thành sàn giao dịch sản phẩm cây CNDN nhằm đạt được giá minh bạch, công bằng cho cả người mua lẫn người bán.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, luận án đã đưa ra cơ sở đề xuất các giải pháp dựa trên nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương và dựa trên đinh hướng phát triển cây CNDN của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

Trên cơ sở đó các giải pháp có tính hệ thống và toàn diện đã được đề xuất nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN tại Bình Dương.

Các giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tác giả đề xuất bao gồm 5 nhóm: nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng của NHTM, nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tín dụng của NHTM, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, nhóm giải pháp quản trị rủi ro trong việc mở rộng tín dụng.

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, trong chương 3 tác giả còn đề xuất các kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Bình Dương, với NHNN Việt Nam, với Chính phủ Việt Nam.


KẾT LUẬN


Phát triển bền vững cây CNDN là một mục tiêu cơ bản và lâu dài trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Bình Dương nói riêng. Bình Dương là một tỉnh Đông Nam Bộ có điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng rất phù hợp cho sự phát triển cây CNDN. Nơi đây lại là cửa ngõ giao thương của nhiều vùng kinh tế trọng điểm, được đặt nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây CNDN; do đó phát triển các vùng nguyên liệu cây CNDN nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh của ngành là hết sức cần thiết.

Trong nhiều năm qua, sự phát triển của cây CNDN ở Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cây CNDN là một trong những lĩnh vực tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn tồn tại nhiều rào cản cho sự phát triển, trong đó có những rào cản mở rộng tín dụng ngân hàng.

Mục tiêu của luận án là phân tích những rào cản chủ yếu của mở rộng tín dụng ngân hàng cho cây CNDN; qua đó, đề xuất một loạt các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển bền vững cây CNDN tại Bình Dương luận án đã đạt được kết quả sau:

Về mặt lý luận, luận án đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ thống những lý luận cơ bản nhất về tín dụng ngân hàng cho sự phát triển bền vững cây CNDN. Cụ thể là luận án đã làm sáng tỏ quan điểm phát triển bền vững cây CNDN; vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng cho cây CNDN; các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng cho cây CNDN; những kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng cho cây CNDN trên thế giới.

Về mặt thực tiễn, thông qua phân tích thực trạng phát triển cây CNDN, thực trạng tín dụng ngân hàng cho cây CNDN, những nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng tín dụng ngân hàng cho cây CNDN, luận án đã rút ra những rào cản chủ yếu cho sự


mở rộng tín dụng ngân hàng, bao gồm những rào cản từ ngân hàng và từ phía khách hàng.

Về mặt giải pháp ứng dụng vào thực tiễn, luận án đã đề xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng cho sự phát triển bền vững cây CNDN. Các giải pháp mở rộng tín dụng để phát triển bền vững cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm 5 nhóm: nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng của NHTM, nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của NHTM, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, nhóm giải pháp quản trị rủi ro trong việc mở rộng tín dụng. Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, tác giả còn đề xuất các kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Bình Dương, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với Chính phủ Việt Nam.

Với những kết quả nói trên, luận án đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cho sự phát triển bền vững cây CNDN ở Bình Dương, mà còn có thể vận dụng cho nhiều địa phương khác ở Việt Nam. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thể quan tâm đến chủ đề này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ

1. Bài báo: Đề xuất khung phân tích cho đề tài mở rộng tín dụng tại ngân hàng

hương mại, Tạp chí khoa học Đại Học Sài Gòn, số 26, tháng 01/2015.

2. Bài báo: Năng ực hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 07 tháng 04/2015- Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

3. Bài báo: Hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tỉnh Bình

Dương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 15 thaùng 8/2015- Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

4. Bài báo: Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Tạp chí Công Thương, số 05 tháng 05/2016- Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2011 đến năm 2015.

2. Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015.

3. Báo cáo thông kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Thông tư 18 /2012/TT- BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

5. Chính phủ (2007),Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”.

6. Chính phủ (2014), Quyết định số 893/QĐ-TTg về “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025”.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứX.

8. Hiệp hội Cà phê Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên, 2013, 2014

9. Hiệp hội Cao su Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên, 2013, 2014

10. Hiệp hội Điều Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên, 2013, 2014

11. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên, 2013, 2014

12. Lê Thị Mận (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

13. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương, Dữ liệu thống kê tổng hợp giai đoạn 2010 - 2014

14. Ngô Hướng và Đoàn Thanh Hà (2013), Khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại cho phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kinh tế, TP. HCM.


15. Nguyễn Đức Lý (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, số 3/2014.

16. Nguyễn Minh Hà (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 76.

17. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản thống kê.

18. Nguyễn Quốc Nghi (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với các chi nhánh ngân hàng cấp huyện ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

19. Nguyễn Sinh Cúc (2005), Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Tạp chí Cộng sản,số 22/2005.

20. Nguyễn Thành Long (2012), Đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại tại thành phố Long Xuyên, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 259/2012.

21. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

22. Phạm Thị Thanh Xuân (2015), Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế.

23. Tô Ngọc Hưng (2011), Giải pháp phát triển tín dụng có hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 17/2011

24. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507.[ngàytruy cập 07/04/2016].

25. Trần Đức Viên (2012), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 23/2012.

26. Trần Huy Hoàng (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh Tế TP.HCM.


27. Trần Quốc Loan (2014), Một số vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện quy trình thẩm định của cán bộ tín dụng vùng cây công nghiệp, Tạp chí Ngân hàng, số 4/2014.

28. Trần Thọ Đạt (1998), Chi phí giao dịch vay và sự phân đoạn trên thị trường tín dụng nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. 10/1998.

29. Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED(2004), Báo cáo Brundtlandvề phát triển bền vững kinh tế.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Quyết định số 4164/QĐ-UBND về“Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020”.

31. Vũ Văn Thực (2014), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 15/2014.

32. N. Gregory Mankiw (2003), Principles of Economics, Havard University- NXB Thống kê, Hà Nội

33. Nguyễn Trọng Hoài (2006), Bất cân xứng về thông tin trên các thị trường tài chính, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM.

34. Nguyễn Lân (2006). Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Nxb Tổng hợp TP.HCM.

35. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2013). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế.

36. Võ Việt Hùng (2009). Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.


TIẾNG ANH

37. Abi Kedir (2002), Determinants of Access to Credit and Loan Amount: Household-level Evidence from Urban Ethiopia. Journal of African Economies, 10(3): 390-409

38. Anang, B., T. & Sipiläinen, T. & Bäckman, S. & Kola, J. (2015), Factors influencing smallholder farmers’ access to agricultural microcredit in Northern Ghana, African Journal of Agricultural Research, Vol. 10(24), pp. 2460-2469.


39. Calza A., M. Manrique and J. Sousa (2003), “Aggregate loans to the Euro Area private sector”, ECB Working Papers Series, No. 202;

40. Calza, A., C. Gartner, and J. Sousa (2001), “Modelling the demand for loans to the private sector in the Euro area”, ECB Working Paper Series, No. 55;

41. Cole, R. (1998),The importance of relationships to the availability of credit, Journal of Banking and Finance 22, 959–977.

42. Di Giokas (1991), Bank Branch Operating Efficiency: A Comparative Application of DEA and the Loglinear Model, University of Athens and Commercial Bank of Greece

43. Freixas, X., and J. C. Rochet, (2008),Microeconomics of Banking (MIT Press, Cambridge MA).

44. Friedman, B., and K. Kuttner (1993), “Economic Activity and the Short-term Credit Markets: An Analysis of Prices and Quantities”, Brookings Papers on Economic Activity, Vol. 2, pp. 193-283.

45. Grönroos, C. (1990), Service Management and Marketing, Lexington Books, Lexington, MA.

46. Hoff, K. and J. Stiglitz, (1993), “Imperfect Information in Rural Credit Markets: Puzzles and Policy Perspectives ” in K. Hoff, A. Braverman, and J. Stiglitz (eds.),The Economics of Rural Organization: Theory, Practice and Policy. London: Oxford University Press (for the World Bank).

47. Hosmer D, Lemeshew S (1989), Applied Logistic Regression. New York: Wiley-Inter Science Publication.

48. Hun Myoung Park, (2010), Regression models for Binary dependent variables using Stata, SAS, R, LIMDEP, and SPSS, University information technology services.

49. Kakes, J., J. Sturm & P. Maier., (2001),Monetary Transmission and Bank Lending in Germany. Nederlandsche Bank; Center for Econ Studies & Ifo Institute for Econ Research, Munich. U Groningen Kredit und Kapital Vol. 34, 505-525.


50. Karl L.Wuensch, (2014), Binary Logistic regression with SPSS, East Carolina University.

51. Kashyap, A.K., J.C. Stein & D.W. Wilcox (1993), Monetary Policy and Credit Conditions, Evidence from the Composition of External Finance.American Economic Review 83, 78-98.

52. Kotler, Philip; Keller (2006), Marketing Management. Pearson Education, Paper 6,7.

53. Lang, M. & I. Krznar (2004), Transmission Mechanism of Monetary Policy in Croatia, Paper Presented at the 10th Dubrovnik Economic Conference, Dubrovnik, June 23 - 26, 2004.

54. Lau, M., M. & Cheung, R., & Lam, A., Y., C. & Chu, Y., T. (2013),

Measuring Service Quality in the Banking Industry: A Hong Kong Based Study, Contemporary Management Research, Pages 263-282, Vol. 9, No. 3.

55. Leblanc, G. & Nguyen, N. (1988), 'Customers' perceptions of service quality in financial institutions', International Journal of Bank Marketing, vol. 6, no. 4, pp. 7-18.

56. Lehtinen, U. & Lehtinen, J.R. (1982), 'Service quality: a study of quality dimensions', Working Paper, Helsinki, Service Management Institute.

57. Long, M., I. Malitz, and S. Ravid (1993), Trade credit, quality guarantees, and product marketability, Financial Management22, 117–127.

58. Maddala, G.S. (1984), Limited Dependent and Qualitative Variables in Econometrics. Cambridge University Press.

59. Mersha, T. and Adlakha, V. (1992), Attributes of service quality: the consumers’ perspective, International Journal of Service Industry Management, Vol. 3 No. 3, pp. 34-45.

60. Mingmaneenakin, and Y. Tubpun (1993), The Thai Rural Credit System and Elements of a Theory: Public Subsidies, Private Information, and Segmented Markets in K. Hoff, A. Braverman and J. Stiglitz (eds.), The Economics of


Rural Organization: Theory, Practice and Policy. London: Oxford University Press (for the World Bank).

61. Mohammad, Anber and Alhamadani, Shireen.(2011), Service Quality Perspectives and Customer Satisfaction in Commerical Banks Working in Jorden, Middle Eastern Finance and Economics, Issue 14, pp 60-74

62. Parasuraman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. (1988), “SERVQUAL: a multiple item scale for measuring customer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, Spring, pp. 12-40.

63. Parasuraman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. (1994), “Reassessment of expectations as a comparison standard in service quality measurement: Implications for future research”, Journal of Marketing, January, pp. 111-24.

64. Petersen, M. and R. Rajan, (1995), The effect of credit market competition on lending relationships, Quarterly Journal of Economics60, 407–444.

65. Pham Thi Thu Tra và Robert Lensink (2007), “Lending Policies of Formal, Informal and Semi-Formal Lenders: Evidence from Vietnam”, Economics of Transition. Fothercoming

66. Porter, M.E. (2008), On Competition. Updated and Expanded Edition. Boston: Harvard Business School Press.

67. Robert Lensink, Nguyen Van Ngan, Le Khuong Ninh (2006), Deternimants of Farming Household’s Access to Formal Credit in the Mekong Delta, Vietnam, Journal of Emerging Markets Finance. Forthcoming.

68. Sasser, W.E., Olsen, R.P. and Wyckoff, D.D. (1978), Management of Service Operations, Allyn & Bacon, Boston, MA.

69. Simon Jackman, (2007), Models for Binary outcomes and proportions, Stanford University.

70. Takahashi (2010), The Short-term Poverty Impact of Small Scale, Collateral free Microcredit in Indonesia: A Matching Estimator Approach. The Developing Economics 48(1): 128-55

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí