Nguyên Nhân Không Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng


Năng lực chất lượng dịch vụ của các NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hiện vẫn còn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa kỳ vọng của khách hàng với thực tế chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Trong bối cảnh ngành ngân hàng đang ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ ngày càng trở nên khốc liệt. Do vậy, chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM nói chung, cũng như khả năng mở rộng hoạt động tín dụng nói riêng, trong đó có tín dụng cây CNDN. Những hạn chế chủ yếu về chất lượng dịch vụ của các NHTM được thể hiện trên các khía cạnh: ngân hàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ chưa theo đúng cam kết, ngân hàng chưa đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng, ngân hàng chưa giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của khách hàng.

Lãi suất cấp tín dụng của các NHTM vẫn còn duy trì ở mức khá cao. Cho đến nay, lãi suất cho vay tuy đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức chịu đựng của nhiều khách hàng. Điều này đã tạo ra rào cản to lớn trong việc mở rộng tín dụng cây CNDN của các NHTM.

Lãi suất cho vay còn cao là hệ quả của chi phí huy động vốn lớn, cũng như một số chi phí chi cho hoạt động cấp tín dụng đang có xu hướng gia tăng. Do vậy, để giảm lãi suất cho vay, các NHTM cần chú trọng giảm chi phí huy động vốn, cũng như tiết giảm những chi phí chi cho hoạt động tín dụng.

- Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng chưa cao.

Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho cây CNDN được biểu hiện qua năng suất sản xuất và lãi gộp tính trên một ha cây trồng. Mặc dù phần lớn cây CNDN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, song vẫn còn một bộ phận khách hàng có hiệu quả sản xuất thấp, đặc biệt đối với những hộ nông nghiệp trồng cây điều và cà phê. Hiệu quả sản xuất thấp xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Về mặt khách quan: đất trồng cây CNDN ở một số vùng kém màu mỡ; thời tiết bất lợi; tình hình sâu bệnh phổ biến. Ngoài ra, đối với sản phẩm cây CNDN, giá cả thị trường trên thế giới thường xuyên biến động khó lường, có những thời


điểm giá hồ tiêu và cà phê xuống quá thấp làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và doanh thu của những người trồng trọt và sản xuất.

Về mặt chủ quan: Sự đầu tư trong từng công đoạn của chuỗi sản xuất bao gồm: cây giống - trồng trọt – chăm sóc – khai thác, chế biến – bảo quản - tiêu thụ vẫn còn phát triển mang tính tự phát, thiếu gắn kết chặt chẽ với nhau, gây rủi ro bất ổn về giá cả cho nông hộ và rủi ro nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến. Tinh thần hợp tác giữa các doanh nghiệp thu mua chế biến và nông hộ trồng trọt còn hạn chế, các hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông hộ có thể bị phá vỡ do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp và đại lý thu mua. Khả năng lập dự án và tính toán tính khả thi của dư án còn hạn chế, đặc biệt đối với khách hàng là nông hộ. Một số chủ hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất, không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao. Một số vườn cây đã già cỗi nhưng thiếu sự đầu tư tái tạo lại vòng đời của cây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Trong nhiều trường hợp, người dân chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề phát triển bền vững và lợi ích lâu dài trong việc nâng cao giá trị sản phẩm. Chẳng hạn, khi giá nông sản tăng cao, các nông hộ thường sử dụng phân bón hóa học để kích thích tăng trưởng, sử dụng kỹ thuật làm tăng trọng lượng sản phẩm, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của sản phẩm cây CNDN trên thị trường xuất khẩu. Trong trường hợp được giá, các nông hộ cũng thường khai thác vườn cây triệt để. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vườn cây về sau như: cây dễ gãy, tuổi thọ thấp, nguy cơ mắc sâu bệnh cao.

Hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định cấp vốn tín dụng của ngân hàng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với cây CNDN sẽ góp phần gia tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông nghiệp.

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 13

-Nhận thức về vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày của khách hàng còn hạn chế.


Một bộ phận không nhỏ người dân chưa thấy hết được vai trò và ý nghĩa của vốn ngân hàng trong việc bù đắp nguồn vốn thiếu hụt cho trồng trọt, chăm sóc và chế biến cây CNDN. Một số hộ nông nghiệp còn có tâm lý e ngại tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Điều này dẫn đến thực tế là dù có tồn tại nhu cầu vốn tín dụng nhằm bù đắp nguồn vốn thiếu hụt cho sản xuất, nhưng nhiều hộ trồng cây CNDN vẫn không tiếp cận đến ngân hàng. Nguyên nhân của thực trạng này bao gồm:

+ Trình độ văn hóa của một số chủ hộ nông nghiệp còn hạn chế, đặc biệt đối với hộ nông nghiệp vùng sâu vùng xa, hộ dân tộc, nên ảnh hưởng đến nhận thức về nguồn vốn cho sản xuất.

+ Nhiều hộ gia đình sinh sống và trồng trọt ở những vùng khá xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, môi trường sống ít nhiều biệt lập với bên ngoài, điều này gây ra tâm lý e ngại khi tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

+ Nhiều hộ gia đình thiếu các thông tin cần thiết về các sản phẩm tín dụng và tiện ích của sản phẩm tín dụng. Thông tin hướng dẫn về quy trình, thủ tục làm hồ sơ cấp tín dụng chưa phổ biến đến mọi nhà.

Biểu đồ 2.16 Nguyên nhân không tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Đơn vị tính: %


Lý do khác 1%

Thiếu thông tin tín dụng

9%

Nhân viên ngân hàng làm khó

2%

Khoảng cách quá xa ngân hàng

7%

Thủ tục vay phức tạp

4%

Sản phẩm tín dụng không phù hợp

15%

Chi phí giao dịch lớn

5%

Lãi suất quá cao

19%

Không có nhu cầu vay

38%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả


Theo kết quả khảo sát từ những hộ trồng cây CNDN, các lý do được đưa ra nhằm giải thích cho việc hộ không tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng bao gồm: không có nhu cầu vốn tín dụng chiếm 38%, lãi suất cho vay quá cao chiếm 19%, sản phẩm tín dụng không phù hợp với nhu cầu chiếm 15%, người dân thiếu thông tin tín dụng chiếm 9%, khoảng cách từ hộ nông nghiệp đến ngân hàng quá xa chiếm 7%, còn lại là các lý do khác.

- Điều kiện đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng còn nhiều vướng

mắc.

Nhìn chung, các NHTM khi thẩm định hồ sơ vay vốn đều yêu cầu khách

hàng cung cấp các bằng chứng minh chứng về nguồn thu nhập cũng như tài sản bảo đảm.

Biểu đồ 2.17 Nguyên nhân ngân hàng từ chối cấp tín dụng

Đơn vị tính: %



Không biết lý do

10%

Đã từng thuộc nhóm nợ quá hạn

11%

Quỹ cho vay của ngân hàng thiếu

2%

Không có người bảo lãnh

4%

Mục đích vay không phù hợp với mục tiêu của ngân hàng

Không chứng minh được khả năng trả nợ

11%

29%

Không xây dựng được phương án kinh doanh

Không có tài sản thế chấp

8%

25%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Biểu đồ 2.17 cho thấy tùy theo mục đích sử dụng vốn vay là dùng cho công đoạn trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản hay tiêu thụ mà nguồn thu nhập để trả nợ có thể lấy từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn vay hay từ nguồn khác. Trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay cho


mục đích trồng trọt, chăm sóc vườn cây non chưa đến tuổi cho sản phẩm thì thu nhập để trả nợ vay ngân hàng phải lấy từ những hoạt động sản xuất không sử dụng khoản vay đó, vì bản chất của cây CNDN là đòi hỏi thời gian trồng trọt và chăm sóc khá dài mới cho sản phẩm, trong khi thời hạn của món vay có thể là ngắn hạn hoặc trung hạn. Điều này dẫn đến rào cản cho những hộ gia đình muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư vào công đoạn trồng trọt và chăm sóc vườn cây non, trong khi thiếu các nguồn thu nhập trong ngắn hạn. Trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay cho mục đích chăm sóc vườn cây đã trưởng thành, cho mục đích thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ thì nguồn trả nợ ngân hàng thông thường lấy từ hoạt động sản xuất có sử dụng vốn vay. Rủi ro trong công đoạn chăm sóc cây trưởng thành và công đoạn thu hoạch chủ yếu là loại rủi ro tự nhiên như thiên tai, sâu bệnh, và rủi ro thị trường như giá sản phẩm cây CNDN giảm. Rủi ro trong công đoạn thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chủ yếu thuộc loại rủi ro tác nghiệp như cháy nổ, trộm cắp, đối tác không thanh toán đúng hạn, và rủi ro giảm giá trên thị trường. Như vậy, phần lớn những rủi ro tín dụng xuất hiện trong hoạt động sản xuất cây CNDN là rủi ro hệ thống nằm ngoài tầm kiểm soát của người sử dụng vốn. Đây là rào cản không nhỏ cho các khách hàng khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Hầu hết, các ngân hàng khi cấp vốn tín dụng cho khách hàng trồng trọt và sản xuất cây CNDN đều yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Điều này xuất phát từ thực tế là hoạt động trồng trọt và sản xuất sản phẩm cây CNDN đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, trong khi tồn tại nhiều loại rủi ro trong lĩnh vực này. Đối với những hộ gia đình thiếu tài sản thế chấp hoặc giá trị tài sản thế chấp không lớn thì quy định này là rào cản cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của họ.

Trong các hộ nông nghiệp trồng cây CNDN đã từng làm hồ sơ vay vốn ngân hàng nhưng bị từ chối, các lý do nêu ra bao gồm: không chứng minh được khả năng trả nợ chiếm 29%, không có tài sản thế chấp chiếm 25%, đã từng vay nhưng thuộc nhóm nợ quá hạn chiếm 11%, mục đích vay không phù hợp với


mục tiêu của ngân hàng chiếm 11%, không xây dựng được phương án kinh doanh chiếm 8%, còn lại là các lý do khác.

- Các điều kiện khách quan và chủ quan khác.

Một số khách hàng đã từng vay ngân hàng trước đây nhưng có những kỳ hạn không trả được nợ đúng hạn, dẫn đến bị ghi nhận có lịch sử tín dụng không tốt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định cho vay lần sau của các NHTM.

Biểu đồ 2.18 Nguyên nhân không trả được nợ ngân hàng

Đơn vị tính: %



25%

23%

21%

20%

18%

15%

14%

11%

10%

7%

6%

5%

0%

Không thu Không bán Do thiên tai, Do ốm đau được tiền từ được sản dịch bệnh

người khác phẩm

Chi cho mục đích khác

Do giá sản Lý do khác phẩm giảm

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Phần lớn các khách hàng vay vốn ngân hàng cho phát triển cây CNDN tại Bình Dương là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, nhất là nhận thức nghĩa vụ của người vay trong giao dịch tín dụng với ngân hàng. Nhiều hộ chỉ mong muốn được vay vốn ngân hàng, còn việc định kỳ trả nợ là do cán bộ tín dụng tự xác định. Khi cán bộ tín dụng xác định kỳ hạn nợ không hợp lý, khách hàng không có khả năng trả nợ dẫn đến bị xếp vào nhóm nợ quá hạn, nợ xấu.

Biểu đồ 2.18 cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến khách hàng không trả được nợ đúng hạn, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do thiên tai dịch bệnh,


chiếm 23%. Nguyên nhân thứ hai là do giá sản phẩm giảm dẫn đến dòng tiền không được như dự kiến, chiếm 21%. Nguyên nhân thứ ba là do không bán được sản phẩm, chiếm 18%. Nguyên nhân thứ tư là không thu được tiền từ người mua sản phẩm, chiếm 14%. Còn lại là các nguyên nhân như chi cho mục đích khác, do ốm đau… Như vậy, phần lớn những nguyên nhân mang tính khách quan chi phối lý do khách hàng không trả được nợ đúng hạn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Ngoài việc khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương và tổng quan về thực trạng phát triển cây CNDN ở Việt Nam cũng như Bình Dương. Trong chương này, luận án đã đi sâu phân tích những nội dung mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN như: gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng quy mô tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó rút ra những kết quả đạt được trong mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình dương.

Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích những điều kiện để mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển bền vững cây CNDN như: nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển bền vững cây công nghiệp. Trên cơ sở phân tích điều kiện để mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển bền vững cây CNDN, luận án rút ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc sự mở rộng tín dụng cây CNDN.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.

3.1.1 Định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày

3.1.1.1. Định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày của Việt Nam.

Theo Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 02 năm 2012 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”, việc phát triển cây CNDN được định hướng mục tiêu như sau:

-Phát triển cây cà phê

- Diện tích đất bố trí là 500 ngàn ha, trong đó diện tích cà phê chè khoảng 60 ngàn ha; vùng sản xuất chính Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ.

- Chế biến cà phê: Bằng các hình thức kinh tế hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 20% năm 2010, lên đến 40% năm 2015 và 70% năm 2020; tương ứng giảm tỷ lệ chế biến cà phê thóc, cà phê nhân xô ở quy mô hộ gia đình từ 80% xuống còn 60% năm 2015 và 30% năm 2020. Tăng tỷ lệ cà phê chế biến ước tính từ 10% sản lượng năm 2010 lên 20% năm 2015 và 30% năm 2020. Mở rộng quy mô, công suất chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan từ 10.000 tấn năm 2010 lên 20.000 tấn năm 2015 và 30.000 tấn năm 2020.

-Phát triển cây cao su

- Giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha và định hướng quy hoạch ở các vùng như Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm


2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững.

- Chế biến cao su: Năm 2015 tổng công suất chế biến khoảng 1,2 triệu tấn mủ khô/năm. Đến năm 2020 tổng công suất chế biến khoảng 1,3 triệu tấn mủ khô/năm. Cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý, bao gồm: Mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 40%, mủ kem 20% mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR20 chiếm khoảng 40% để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Từ nay đến năm 2020, phải đầu tư tăng thêm công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Đối với cao su đại điền quy mô nhà máy có công suất từ 6.000

- 20.000 tấn/năm, cao su tiểu điền công suất từ 1.200 - 1.500 tấn/năm; đối với những nhà máy đã xây dựng cần tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hóa dây chuyền. Tuân thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, thực hiện việc kiểm phẩm cao su xuất khẩu.

Xây dưng các nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô, xe máy …, đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020.

-Phát triển cây điều

- Diện tích đất bố trí 400 ngàn ha, tiếp tục trồng mới từ nay đến năm 2020 khoảng 20 ngàn ha, chủ yếu sử dụng đất chưa sử dụng; các vùng trồng điều chính là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Chế biến điều: Đa dạng hóa sản phẩm ngành điều, nâng tỷ lệ nhân điều chế biến đạt tối thiểu 40% dưới các dạng hạt điều rang muối, bơ đạt điều, bánh kẹo nhân điều …; đồng thời tăng tỷ lệ tiêu thụ nội tiêu để tránh rủi ro do thị trường xuất khẩu có những biến động xấu, mặt khác sử dụng triệt để nhân điều bị vỡ do quá trình áp dụng cơ giới hóa thay thế lao động thủ công.

-Phát triển cây hồ tiêu

- Ổn định 50 ngàn ha như hiện nay, các vùng trồng chủ yếu là Đông Nam Bộ 26,8 ngàn ha, Tây Nguyên 17,8 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 3,7 ngàn ha, duyên hải Nam Trung Bộ 1,2 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 500 ha.

- Chế biến hồ tiêu: Đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, trong đó có 14 nhà máy đảm bảo kỹ thuật chế biến tiên tiến chất lượng cao, an


toàn thực phẩm. Đồng thời đầu tư mở rộng công suất và đầu tư mới các nhà máy chế biến tiêu trắng, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng từ 19,4% năm 2010 lên 30% vào năm 2020. Đầu tư để nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu nghiền bột từ 12,2% năm 2010 lên 25% vào năm 2020.

3.1.1.2 Định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Bình Dương

Theo Quyết định số 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 06 năm 2014 về “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025”, và Quyết định số 4164/QĐ – UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ngày 24 tháng 12 năm 2010 về“Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020”, việc phát triển cây CNDN được định hướng mục tiêu như sau:

Thứ nhất, phát triển bền vững, năng suất cao. Áp dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao. Hướng chuyển đổi tập trung vào ưu tiên phát triển theo hướng tăng diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây CNDN có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê. Đồng thời giảm diện tích các loại cây trồng như lúa, mía, khoai lang.

Thứ hai, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh cây CNDN. Phát triển các vùng chuyên canh cây CNDN tập trung vào các huyện ngoại thành có điều kiện thỗ nhưỡng phù hợp với loại cây này như: Bắc Tân Uyên, Bắc Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển cây CNDN. Ứng dựng các công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất từ trồng trọt đến thu hoạch, tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới.

Thứ tư, phát triển trồng trọt cây CNDN bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ theo hướng công nghiệp, bảo vệ môi trường.


3.1.2 Định hướng mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương.

Gia nhập WTO đã đem đến những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam: Thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống sẽ được mở rộng, cơ sở pháp lý sẽ được thay đổi theo hướng ổn định và minh bạch hơn, các nhà sản xuất Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường nông sản nói chung và thị trường xuất khẩu cây CNDN nói riêng của cộng đồng thương mại quốc tế một cách bình đẳng, tạo cơ hội cho nông dân Việt Nam thay đổi tư duy, tiếp cận với các kiến thức sản xuất tiên tiến, thu hút được các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài,…

Tuy nhiên, song hành với các cơ hội đó, nền nông nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn do hội nhập mang lại, đó là cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thị trường các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng; sự bảo hộ của Nhà nước trong lĩnh vực này phải giảm do thực hiện các cam kết WTO. Thêm vào đó, trong thời gian tới còn phải chịu ảnh hưởng mạnh của sự biến đổi khí hậu toàn cầu…

Để vượt qua những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối kinh tế của Đảng về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần thiết phải có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng hỗ trợ. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương có những định hướng để mở rộng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển cây CNDN như:

- Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các định chế tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Qũy tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

- Xác định mức lãi suất phù hợp: người nghèo - đối tượng phục vụ chính của các chương trình tín dụng nông thôn thường được cho là không đủ sức trả lãi theo mức lãi suất thị trường.

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí