Đa Dạng Phương Thức Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất


các Hộ sản xuất với chi phí rẻ nhất.

Ngoài ra ngân hàng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, nâng cấp một số phòng giao dịch hiện có, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phát huy lợi thế của hệ thống mạng lưới rộng khắp, hoạt động nhiều năm ở khu vực nông thôn, khai thác tối đa các tiện ích công nghệ thông tin hiện có, đẩy nhanh tiến độ phát triển sản phẩm dịch vụ, làm tốt công tác thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, tạo lập uy tín và thương hiệu Agribank, từ đó mở rộng tín dụng có hiệu quả.

3.4.3. Đa dạng phương thức tín dụng đối với Hộ sản xuất

Cho đến nay, chi nhánh vẫn chưa triển khai phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với Hộ sản xuất. Song do, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng lên nên ngân hàng phải đa dạng hóa phương thức cho vay để vươn tới chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, đối với những hộ có qui mô sản xuất lớn, trang trại, ngân hàng nên áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng, đồng thời nên qui định hạn mức tín dụng từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, để giảm bớt thủ tục hồ sơ cho hộ khi vay vốn ngân hàng. Đây là một trong những giải pháp để mở rộng tín dụng đối với Hộ sản xuất, để đẩy mạnh cho vay theo hạn mức tín dụng ngân hàng cần bám sát các chương trình dự án phát triển kinh tế của huyện, tích cực thu hút các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, tạo ra mối quan hệ tin cậy giữa ngân hàng và khách hàng.

3.4.3.1. Mở rộng tín dụng thông qua tổ vay vốn

Đa số món vay của Hộ sản xuất hiện nay có số tiền nhỏ và trải khắp trên địa bàn rộng, dẫn đến chi phí quản lý món vay tăng cao, gây bất lợi cho cả hai phía. Vì vậy, mỗi một cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều món vay, dẫn đến tình trạng quản lý các khoản vay không được sát sao, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của Hộ sản xuất. Để khắc phục tình


trạng trên ngân hàng nên tìm một hình thức tín dụng hiệu quả mà ít tốn kém hơn.

Thứ nhất, cho vay thông qua tổ nhóm hợp tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cho vay thông qua tổ nhóm là một hình thức cho vay gián tiếp, song nó đã tỏ rõ ưu thế đặc biệt khi cho vay các Hộ sản xuất. Tổ nhóm tín dụng hợp tác là một tổ chức bao gồm các thành viên cùng sinh sống trong một thôn, xóm, làng, xã... tự nguyện tập hợp với nhau thành một tổ, có tổ trưởng, tổ phó và kế toán (hoặc thư kí) được các thành viên trong tổ tự bầu, hoạt động theo qui chế nội bộ, được các tổ chức đoàn thể, hội cấp trên quản lý trực tiếp hoặc được UBND xã, phường thừa nhận và liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn ngân hàng.

Các hộ này cùng kí chung một hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng, khi vay vốn nếu một hộ thành viên nào đó không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng thì tổ nhóm sẽ đứng ra bảo lãnh tín chấp cho thành viên đó và tổ nhóm có trách nhiệm cùng với ngân hàng quản lý khoản vay đó. Trước khi nộp hồ sơ vay vốn, tổ nhóm hợp tác cần cùng nhau xem xét xin vay bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu khả năng của từng hộ và của cả tổ. Khi nhận tiền vay mỗi hộ có thể để lại một số vốn để gửi vào tài khoản ở ngân hàng để dự phòng trong trường hợp có hộ không trả được nợ thì sẽ trích số tiền đó để trả nợ thay. Như vậy mô hình cho vay thông qua tổ nhóm đã san sẻ một phần khâu giám sát khoản vốn vay của ngân hàng tới các thành viên trong tổ, đồng thời các thành viên trong tổ còn phải giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sử dụng tiền vay để mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, hạn chế rủi ro.

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 12

Ngoài ra các thành viên trong các tổ nhóm là các thành viên ưu tú và có uy tín đối với xóm, làng cho nên đây cũng đã là một cách sàng lọc, lựa chọn khách hàng một cách hiệu quả và chính xác, chọn ra được những khách hàng có tư cách tín dụng tốt cho ngân hàng.


Thứ hai, cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội

Đó là các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,... ngân hàng cần có mối liên kết hết sức chặt chẽ đối với các tổ chức này. Các tổ chức này có thể xây dựng những chương trình, dự án kinh tế để thực hiện triển khai trong phạm vi hoạt động của hội mình. Ngân hàng xem xét, thẩm định dự án xem có hiệu quả hay không để tiến hành giải ngân. Các tổ chức này phải có trách nhiệm sàng lọc, lựa chọn các thành viên có đủ tiêu chuẩn thực hiện dự án và phải sát sao quản lý nguồn vốn vay cùng với ngân hàng. Các tổ chức chính trị này sẽ là cầu nối trung chuyển, là trung gian quan hệ giữa ngân hàng và các hộ. Việc thu nợ gốc, thu lãi vay ngân hàng có thể bàn giao một phần nào đó cho các tổ chức này.

- Nhu cầu vốn mua vật tư của Hộ sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhu cầu vốn sản xuất. Do đó, nếu đáp ứng đủ vốn cho đơn vị cung ứng vật tư và kiểm soát tốt quá trình phân phối vật tư đó cho Hộ sản xuất, cũng có nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho Hộ sản xuất kinh doanh.

- Quá trình cấp tín dụng cho các công ty vật tư nhập vật tư, công ty giống cây trồng cung ứng cho nông dân theo chiến dịch mùa vụ những năm qua tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ đã có nhiều kinh nghiệm.

Tuy vậy, để mở rộng và phát triển vững chắc phương thức cho vay gián tiếp nói trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần thực hiện qui trình tín dụng một cách khoa học và thống nhất.

Việc cho vay đối với Hộ sản xuất mua vật tư thông qua công ty cung ứng vật tư nên thực hiện theo hướng: công ty cung ứng vật tư vừa là người bao tiêu sản phẩm cho Hộ sản xuất, Ngân hàng chỉ cho vay vào một đầu mỗi


là công ty cung ứng vật tư. Thực chất ở đây, ngân hàng thực hiện cấp tín dụng ứng trước cho Hộ sản xuất thông qua đơn vị bao tiêu sản phẩm. Bởi vậy, ngân hàng cũng phải cử cán bộ tín dụng giám sát công ty cung ứng vật tư trong quá trình phân phối vật tư đến Hộ sản xuất và thu nợ bằng cách khấu trừ vào tiền bán sản phẩm.

3.4.3.2. Phát triển phương thức tín dụng đối với mô hình sản xuất có qui trình khép kín

Thực tế đã kiểm chứng, tín dụng đối với mô hình sản xuất có chu trình khép kín là phương thức tín dụng Hộ sản xuất có hiệu quả, song để phát triển phải xuất hiện mô hình sản xuất đó. Đối với Phúc Thọ, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, một số mô hình sản xuất có chu trình khép kín, như: mô hình khai thác đánh bắt và chế biến hải sản, mô hình trang trại chăn nuôi và chế biến xuất khẩu… đã phát triển và có hiệu quả. Điều đó đã cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phúc Thọ thực hiện cấp tín dụng cho Hộ sản xuất thông qua mô hình sản xuất này. Tuy nhiên, để từng bước mở rộng tín dụng Hộ sản xuất thông qua mô hình sản xuất có chu trình khép kín, đòi hỏi qui trình tín dụng phải đồng bộ. Theo đó, ngân hàng phải đáp ứng vốn cho Hộ sản xuất ở tất cả các giai đoạn của chu trình sản xuất, từ xây dựng dự án, dự trữ vật tư, chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm,… mới đảm bảo tổ chức sản xuất kinh doanh liên tục không bị gián đoạn.

3.4.3.3. Phối hợp tín dụng ngắn hạn với mở rộng tín dụng trung, dài hạn để đáp ứng vốn cho Hộ sản xuất đầu tư chiều sâu

Tình trạng phổ biến hiện nay, do ngân hàng chưa đáp ứng đủ vốn tín dụng trung, dài hạn, nên Hộ sản xuất thường sử dụng nguồn vay ngắn hạn để mua sắm phương tiện, công cụ sản xuất. Do đó, nhiều trường hợp dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí gây ra rủi ro do Hộ sản xuất không có khả năng trả nợ.


Việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn để đáp ứng vốn cho Hộ sản xuất là vấn đề hết sức cần thiết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói chung. Đặc biệt tại địa bàn Phúc Thọ, việc kinh doanh của Hộ sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch dần sang hộ khai thác và sản xuất hàng hoá cần có vốn để mua sắm công cụ và phương tiện sản xuất. Lâu nay, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tín dụng trung và dài hạn, trong sự vận dụng này chỉ cho phép ở một giới hạn nhất định (15-20% nguồn vốn ngắn hạn), nếu vượt qua tỷ lệ cho phép sẽ xẩy ra “lợi bất cập hại” cho ngân hàng. Do vậy, vấn đề có tính chiến lược để mở rộng tín dụng trung và dài hạn đối với Hộ sản xuất, ngân hàng phải có chiến lược huy động nguồn vốn trung và dài hạn để tín dụng. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ, vấn đề đó có thể xử lý theo các hướng sau đây:

- Đối với khu vực Hộ sản xuất có chu trình sản xuất khép kín, phải kết hợp cả tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn, vận dụng phương thức tín dụng theo công đoạn sản xuất, tín dụng công đoạn sau để thu hồi nợ tín dụng công đoạn trước.

- Đối với khu vực sản xuất hàng hoá theo mô hình dự án, phải huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích để bổ sung nguồn tín dụng.

- Đối với dự án phát triển vùng và tiểu vùng thường có sự tham gia của nhiều loại nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn tài trợ, vốn ngân hàng. Trường hợp này, ngân hàng phải tranh thủ đàm phán với các đối tác tham gia đồng tài trợ để nắm vị thế làm nhiệm vụ uỷ thác giải ngân toàn bộ nguồn vốn đó.

3.4.4. Xác định mức lãi suất tín dụng linh hoạt và hợp lý

Trong thực tế mỗi một món vay hàm chứa một mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, do đó ngân hàng không nên áp dụng một mức lãi suất cứng nhắc


cho mọi đối tượng mà nên áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro các món vay. Ngân hàng chỉ nên qui định một khung lãi suất dao động trong một khoảng nào đó đối với một nhóm khách hàng, giao cho cán bộ tín dụng căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khách hàng, để đưa ra quyết định mức lãi suất nhưng phải phù hợp với khung lãi suất qui định. Thực tế cho thấy đối với khách hàng Hộ sản xuất trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thì nhu cầu về sử dụng các dịch vụ kèm theo như thanh toán, chuyển tiền, ngân quỹ…là rất ít. Chính vì vậy, đối với khách hàng là Hộ sản xuất, lãi suất là nhân tố có sức cạnh tranh rất lớn và là nhân tố mang tính quyết định trong chiến lược mở rộng thị phần của ngân hàng đối với khách hàng là Hộ sản xuất, các Hộ sản xuất quan tâm đến mức lãi suất nhiều hơn các dịch vụ tiện ích. Do đó ngân hàng cần xây dựng và vận hành một cơ chế lãi suất linh hoạt, chính sách lãi suất phù hợp và có tính cạnh tranh. Để thực thi điều này ngoài việc tiết kiệm các chi phí hoạt động ngân hàng còn phải có các chính sách thu hút những nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho việc hạ lãi suất. Những nguồn vốn này gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, nguồn vốn ủy thác, vốn từ các chương trình dự án của Chính phủ…

Có nhiều cách khác nhau mà ngân hàng có thể áp dụng trong việc thiết lập một cơ chế lãi suất linh hoạt:

* Dựa trên phân loại khách hàng vay vốn:

+ Với khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, ngân hàng áp dụng mức lãi suất tín dụng thấp hơn lãi suất tín dụng trung bình, do hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, rủi ro tín dụng thấp.

+ Với khách hàng khác đủ điều kiện vay vốn thì cho vay với lãi suất cao hơn do khả năng rủi ro cao hơn.

Như vậy mấu chốt của căn cứ này là dựa trên phân loại khách hàng,


lựa chọn khách hàng vay vốn của ngân hàng. Ngân hàng cần xây dựng được các tiêu chí phân loại khách hàng khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn.

* Dựa vào nguồn huy động để cho vay:

+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước theo các chương trình tín dụng chỉ định:

Do không mất phí huy động, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi cho các đối tượng theo yêu cầu của bên cung cấp vốn.

+ Nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước:

Đối với nguồn vốn này ngân hàng phải cho vay đúng đối tượng theo lãi suất được uỷ thác để giữ uy tín với đối tác cho vay. Mức lãi suất uỷ thác thường thấp hơn so với lãi suất huy động của ngân hàng. Tuy khó có thể hạ quá thấp mức lãi suất cho vay từ nguồn vốn này vì thực chất ngân hàng cũng phải trả phí cho nguồn vốn này nhưng nhìn chung đây là một nguồn vốn tốt, chi phí thấp và qui mô khá lớn.

+ Nguồn vốn huy động của ngân hàng:

Nguồn vốn này ngân hàng phải trả lãi suất huy động bằng với lãi suất huy động trên thị trường, nhìn chung khó có thể dùng nguồn vốn này để cho vay với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay các Hộ sản xuất với lãi suất thương mại nhưng nên thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng khác cùng cho vay Hộ sản xuất nếu có thể. Do đó ngân hàng cần tiết kiệm chi phí hoạt động để có thể thực hiện được mục tiêu hạ lãi suất.

* Sử dụng lãi suất tín dụng thả nổi:

Lãi suất tín dụng đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất thả nổi theo thị trường. Do giá cả thị trường có những biến đổi khó có thể lường trước được và lãi suất cũng giao động và thay đổi theo. Bên cạnh đó hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ


của lạm phát và thực tế cho thấy lạm phát có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển nếu lạm phát dừng ở mức độ vừa phải. Do đó lạm phát là điều tất yếu sẽ xảy ra đối với bất kì nền kinh tế nào trong cơ chế thị trường, song chúng ta lại không biết nó xảy ra ở mức độ như thế nào, với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm. Vì vậy ngân hàng nên thỏa thuận với khách hàng mức lãi suất thả nổi theo thị trường, có thể đó là mức lãi suất thị trường vào thời điểm đó. Qui định như vậy sẽ là khách quan và hợp lý cho cả khách hàng và ngân hàng, bởi vì do thời gian vay trung hạn và dài hạn dài cho nên nếu qui định một mức lãi suất cố định, thì sẽ có một lúc nào đó khách hàng phải chịu mức lãi sất cao hơn lãi suất thực tế trên thị trường và ngược lại có một lúc nào đó lãi suất tín dụng của ngân hàng không đáp ứng đủ chi phí huy động và chi phí hoạt động của ngân hàng. Như vậy qui định một mức lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường, sẽ giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro lãi suất và khách hàng giảm thiểu được chi phí vốn.

3.4.5. Tăng tỷ trọng dư nợ Hộ sản xuất, tăng suất đầu tư

Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách “Tam nông”, chú trọng đầu tư vào khu vực Nông nghiệp, Nông thôn. Cơ cấu tín dụng một cách hợp lý, nâng tỷ trọng dư nợ tín dụng khu vực này chiếm từ 85% - 90%/ tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ tín dụng Hộ sản xuất và cá nhân chiếm từ 75% - 80% /tổng dư nợ. Chủ động tiếp cận khách hàng dưới nhiều hình thức: Cán bộ trực tiếp điều tra, khảo sát khách hàng; thông qua hội nghị khách hàng; Qua các tổ chức chính trị như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…để lựa chọn xem xét tín dụng khi khách hàng có nhu cầu và dự án hiệu quả.

+ Đối với Hộ sản xuất và cá nhân: Thực hiện tăng diện hộ và suất đầu tư; kết hợp nhiều hình thức chuyển tải vốn như: Tín dụng trực tiếp, tín dụng qua tổ, giao tay ba qua các đơn vị cung ứng vật tư…nhằm đáp ứng nhu cầu vốn

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí