Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 13


của khách hàng một cách kịp thời và thuận tiện nhất. Thực hiện giao khoán đến từng cán bộ tín dụng về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với Hộ sản xuất, tăng cả về doanh số, và chỉ tiêu tăng trưởng khách hàng, tháng, quí và năm. Đồng thời có cơ chế khuyến khích, khen thưởng, động viên đối với những cán bộ tín dụng có thành tích trong công tác tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng khách hàng Hộ sản xuất.

3.4.6. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng

Mở rộng qui mô tín dụng là một vấn đề rất quan trọng đối với bất cứ NHTM ở Việt Nam nói chung, và đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ nói riêng, vì thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phúc Thọ chiếm trên 90% tổng thu nhập. Đây là vấn đề tồn tại và phát triển của chính bản thân ngân hàng trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng cao. Tuy vậy, việc mở rộng tín dụng luôn đặt ra vấn đề phải nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động của ngân hàng thương mại hiện nay, việc nóng bỏng của ngành. Trên phương diện chất lượng và hiệu quả tín dụng để xem xét, việc mở rộng tín dụng bằng cách mở rộng đối tượng đầu tư, đầu tư theo dự án khép kín từ sản xuất – chế biến- tiêu thụ sản phẩm, thì nói chung phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư làm thước đo; đầu tư nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, chế biến, dịch vụ, lưu thông… đồng thời phải chú ý năng lực quản lý, tư chất của người vay. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì hiệu quả kinh tế xã hội của một khoản vay là mức tăng trưởng lợi nhuận, là mức tăng việc làm do sử dụng vốn mà có. Hiểu theo khía cạnh chủ thể tham gia trong quá trình tín dụng, thì hiệu quả kinh tế xã hội của khoản vay phải được đánh giá bao gồm cho bản thân khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân ngân hàng.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc


Thọ, việc mở rộng tín dụng đối với Hộ sản xuất, phải phối hợp với quá trình đầu tư để xây dựng các vành đai nguyên liệu, cho công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch; đồng thời phải phối hợp với quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là hạ tầng điện, đường, trường, trạm và tạo khả năng tiếp cận thị trường cho khu vực nông nghiệp và nông dân. Việc cho vay mua sắm, phát triển kinh tế trang trại, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi phải kết hợp tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung và dài hạn để tạo nên cơ cấu tín dụng phù hợp; lấy mở rộng tín dụng ngắn hạn để tạo điều kiện phát huy hiệu quả tín dụng trung và dài hạn; và ngược lại, mở rộng tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ tín dụng ngắn hạn đem lại hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng Hộ sản xuất, vấn đề nâng cao khả năng thẩm định dự án vay vốn phải được xem là yếu tố “cốt tử”. Lâu nay, đa số cán bộ tín dụng luôn xem yếu tố có tài sản thế chấp hoặc có bảo lãnh là điều kiện đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Đó là nhận thức mơ hồ, sai lầm. Họ đã quên rằng, khả năng duy nhất để Hộ sản xuất vay vốn trả được nợ là hiệu quả sản xuất do sử dụng vốn vay mà có. Việc thu nợ bằng phát mại tài sản thế chấp chỉ là “hạ sách” của một ngân hàng cho vay. Chỉ xét riêng phương diện lợi ích cục bộ của ngân hàng (là thu được nợ), thì việc phát mại tài sản thế chấp để thu nợ, nhiều khi lại không thực hiện được, thậm chí gây tai hoạ thêm cho ngân hàng phải bỏ chi phí bảo quản tài sản thế chấp. Hơn nữa, việc tín dụng đối với Hộ sản xuất đang có xu hướng xoá dần qui định phải có tài sản thế chấp (hiện nay hộ dân vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản) thì việc nâng cao khả năng thẩm định dự án kinh doanh, kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay không những là yếu tố “cốt tử” mà là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng đối với khu vực này. Chỉ có thông qua thẩm định dự án vay vốn, ngân hàng mới đánh giá đúng thực trạng tài chính và khả năng trả nợ của người vay để quyết định


cho vay hay không cho vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bên cạnh việc áp dụng biện pháp thẩm định dự án trước khi cho vay, ngân hàng còn phải áp dụng nhiều biện pháp cần thiết khác như đánh giá tư cách người vay, kiểm soát sử dụng vốn vay của Hộ sản xuất để đạt mục tiêu duy nhất là nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng.

Tuy nhiên, để mở rộng tín dụng và nâng cao được chất lượng tín dụng thì ngoài yếu tố các cơ chế chính sách, vấn đề đầu tiên phải quan tâm là yếu tố con người được giao thực hiện các nhiệm vụ đó. Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp liên quan đến quá trình xử lý nghiệp vụ tín dụng. Trong điều kiện nào đi chăng nữa, thì nâng cao năng lực nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu cấp bách trong quá trình hoạt động của ngân hàng, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng tín dụng. Thực tế hiện nay ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ, đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, trình độ không đồng đều. Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng là một nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược phát triển nhân lực của ngân hàng. Bằng các hình thức và biện pháp đào tạo đa dạng để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ, sớm đảm bảo tiêu chuẩn hoá từng loại cán bộ cho mục tiêu kinh doanh. Song cùng với giải pháp đào tạo, thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, để đoạn tuyệt hiện tượng rủi ro do xuất phát từ đạo đức của cán bộ ngân hàng. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Đồng thời phải có những chính sách, chế độ khuyến khích vật chất cho cán bộ tín dụng nông thôn, đặc biệt cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác kiểm soát đảm bảo tiền vay sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Làm tốt công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, nắm chắc thông tin về khách hàng, tránh đầu tư trùng lắp, hạn chế được rủi

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 13


ro.

Hoạt động kinh doanh tín dụng trong cơ chế thị trường “chứa đựng

nhiều rủi ro”. Đặc biệt đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với địa bàn hoạt động là nông nghiệp, nông thôn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, thiên tai bão lụt, hạn hán, dịch bệnh thường xảy ra, nên rủi ro tín dụng khó tránh khỏi. Vì vậy, trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phải vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp, để chủ động phòng ngừa, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời thực hiện nghiêm túc việc trích lập qũi dự phòng rủi ro tín dụng đúng và đủ theo qui định trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giải quyết, xử lý những món rủi ro kịp thời từ nguồn quỹ dự phòng. Làm cho chất lượng tín dụng phản ánh đúng thực chất hoạt động của ngân hàng.

3.4.7. Kết hợp cho vay và tư vấn đầu tư đối với Hộ sản xuất

Muốn mở rộng tín dụng phải dựa trên hai phương diện: vừa mở rộng qui mô và mở rộng lĩnh vực đầu tư. Hiện nay, khả năng mở rộng sản xuất - kinh doanh của nhiều Hộ sản xuất trên địa bàn ngày càng tăng, các đối tượng chi phí cho sản xuất - kinh doanh ngày càng phong phú. Bởi vậy, việc mở rộng lĩnh vực đầu tư đối tượng tín dụng là phù hợp với yêu cầu thực tế của sản xuất - kinh doanh. Quá trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Phúc Thọ đòi hỏi cần phải đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, cũng như các ngành nghề dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và đời sống ở nông thôn. Do đó NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ cần mở rộng hơn nữa đối tượng tín dụng như: Trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu… Ngoài ra cần mở rộng đầu tư cho các khâu dịch vụ, chế biến các sản phẩm, cơ khí chế tạo, sửa chữa công cụ... đặc biệt là có sự quan tâm và mở rộng tín dụng đối với Thương nghiệp nông thôn để mở rộng việc tiêu thụ nông sản.


Một đặc điểm và cũng là khó khăn lớn trong công tác đầu tư vốn tín dụng, của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc Thọ cho Hộ sản xuất, đó là nền kinh tế của huyện sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp, trình độ dân trí thấp, kiến thức và kinh nghiệm của Hộ sản xuất về thâm canh, về kinh tế thị trường còn hạn chế. Do vậy khi chuyển sang sản xuất hàng hoá, nông sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường, thì đa số các Hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình, đối tượng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản xuất. Chính vì vậy muốn mở rộng được cho vay Hộ sản xuất trên địa bàn huyện thì hơn ai hết mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng, bằng khả năng và kinh nghiệm sản xuất đúc kết được trong quá trình “đồng hành cùng nông dân”, cần phải tiếp cận Hộ sản xuất, phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành kỹ thuật như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cùng tư vấn cho hộ lựa chọn đối tượng sản xuất kinh doanh (cây trồng, vật nuôi) sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng sản xuất của hộ, nâng cao chất lượng tín dụng và cũng là điều kiện để mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của ngân hàng.

3.4.8. Nâng cao hiệu quả việc thu hồi nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn

Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng đối với cho vay Hộ sản xuất nói riêng chứa đựng nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất là chất lượng hoạt động tín dụng và dấu hiệu báo trước khả năng thiệt hại đối với Ngân hàng. Cho vay Hộ sản xuất nông nghiệp là một vấn đề không đơn giản bởi vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết, tình trạng dịch bệnh, giá cả thị trường nông sản phẩm không ổn định nên gặp nhiều rủi ro dẫn đến khả năng thu hồi vốn thấp. Xử lý tốt nợ quá hạn là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay của các Ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo & PTNT Huyện Phúc Thọ nói riêng. Bởi vì làm tốt công


tác này sẽ nâng cao được uy tín để Ngân hàng tồn tại và đạt được mục tiêu cạnh tranh trên thị trường. Để giải quyết vấn đề nợ quá hạn, NHNo & PTNT Huyện Phúc Thọ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Biện pháp ngăn ngừa:

Ngăn ngừa nợ quá hạn là một trong những giải pháp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có ý từ thức người điều hành, lãnh đạo đến CBCNV trong toàn chi nhánh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. Một trong những thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là thực hiện biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi. Thông qua việc thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng theo quy chế cho vay thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay đi đôi với việc tăng cường và nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng với việc bố trí, sắp xếp sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, môi trường, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ. Thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng, áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tượng liên quan trong kinh doanh tín dụng.

Biện pháp xử lý và thu hồi nợ quá hạn:

Thông thường nợ quá hạn phát sinh xảy ra khi người vay sử dụng vốn sai mục đích, trả gốc, trả lãi không đầy đủ theo cam kết, tài sản thế chấp thay đổi, thiên tai dịch bệnh, mất mùa, giá cả nông sản xuống quá thấp không đủ bù đắp chi phí... Khi thấy dấu hiệu của nợ quá hạn phát sinh cán bộ tín dụng phải trực tiếp cố vấn cho khách hàng về bán sản phẩm, thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, yêu cầu người vay giảm bớt kế hoạch đầu tư trung, dài hạn, mua sắm tài sản chưa thật cần thiết, thậm trí phải kiểm soát thu nhập và chi phí của người vay để tập trung nguồn trả nợ ngăn


chặn nợ quá hạn phát sinh.

Đối với những Hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ có thể do nguyên nhân bất khả kháng chưa có khả năng trả nợ Ngân hàng. Trước hết Ngân hàng cần phải động viên thuyết phục khách hàng tìm nguồn để thanh toán số nợ quá hạn cho Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng phải tạo điều kiện cho người vay bằng cách gia hạn nợ, giãn nợ hoặc cho vay tiếp nếu khách hàng có nợ quá hạn dưới 6 tháng, có dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo nguồn trả nợ Ngân hàng. Trường hợp đầu tư tiếp, Ngân hàng phải tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, quản lý các nguồn thu nhập của người vay để thu nợ cho đến khi trả hết nợ vay mới và nợ quá hạn cũ.

Đối với các Hộ sản xuất có hàng hoá ứ đọng chưa bán được thì Ngân hàng có thể giới thiệu đơn vị mua bán hàng hoá giúp Hộ sản xuất giải quyết tồn đọng với điều kiện hàng hoá phải có chất lượng.

Đối với khách hàng có sự vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay rất khó khăn buộc Ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn và tìm biện pháp thu hồi.

Đối với những khách hàng có khả năng trả nợ mà vẫn cố tình không trả thì Ngân hàng cần phải phối kết hợp với các cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương xử lý thật nghiêm khắc để làm gương cho người khác. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp này phải có sự lựa chọn khi đã đưa ra xử lý bằng pháp luật thì phải nắm chắc sẽ thu hồi được nợ, có như vậy mới có tác dụng răn đe những khách hàng khác.

Biện pháp đối với nội bộ Ngân hàng:

Ngân hàng huyện phải thường xuyên chỉ đạo cán bộ thực hiện phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên và có hệ thống, theo dõi và xử lý nợ quá hạn còn tiềm ẩn, nợ quá hạn mới phát sinh. Nên phân tích chi tiết tới từng


món nợ quá hạn xem lý do gì khách hàng để phát sinh nợ quá hạn, yêu cầu của bước này là phải xác định được những món nợ nào có tài sản đảm bảo, khả năng thanh lý được các tài sản đó để thu nợ trên cơ sở đó mà lựa chọn biện pháp cho phù hợp.

Thành lập Ban chỉ đạo thu nợ quá hạn của Ngân hàng huyện, các tổ thu nợ tại các phòng giao dịch trực thuộc có sự phân công chặt chẽ cụ thể tới các thành viên. giao chỉ tiêu thu nợ quá hạn cho từng tổ, từng cán bộ tín dụng. Kết quả thu nợ quá hạn được báo cáo theo từng tuần, từng tháng, từng quý, từng đợt thi đua sẽ được tổng kết đánh giá để động viên khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ tín dụng làm tốt, đồng thời có những biện pháp hành chính và kinh tế đối với những cán bộ tín dụng không hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Chỉ đạo cán bộ tín dụng thường xuyên xuyên láy số số liệu hàng ngày kịp thời số khách hàng có nợ đến hạn để đôn đốc và xác định khả năng thu hồi, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

Giao cho cán bộ phụ trách địa bàn xã nắm và chịu trách nhiệm về số dư nợ tai xã đó. Cán bộ tín dụng phải họp giao ban với uỷ ban nhân dân xã báo cáo tình hình cho vay thu nợ , giải pháp mở rộng tín dụng trên địa bàn và các hộ vay khó khăn trong trả nợ , đề nghị địa phương hỗ trợ đôn đốc thu hồi , kết hợp cùng ngân hàng thành lập đoàn sử lý nợ.

Hàng tháng Nơi nào khó khăn trong khâu thu hồi nợ và giải ngân thành lập các tổ công tác xuống địa bàn kể cả cán bộ lãnh đạo cùng với chính quyến xã đề ra biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời.

3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.5.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

3.5.1.1. Đối với Nhà nước

Như ta đã biết nguyên nhân dẫn đến khả năng không trả được nợ Ngân hàng của Hộ sản xuất thì có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân đó là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022