Phương Hướng Hoạt Động Chung Của Vpbank Chi Nhánh Kinh


hàng đã dẫn đến tình trạng lãi suất cho vay quá cao, thực tế doanh nghiệp Việt Nam luôn phải vay với lãi suất 20%/ năm trở lên. Sau một năm thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất đi vay của doanh nghiệp Việt Nam cao nhất thế giới, chi phí tài chính trở thành gánh nặng của các doanh nghiệp.Do mặt bằng lãi suất các nước trong khu vực thấp hơn lãi suất ở Việt Nam từ 2 - 4 lần nên trong điều kiện các yếu tố khác ổn định thì giá cả trong nước đã cao hơn các đối thủ trong khu vực 2-2,8% nên sức cạnh tranh của hàng Việt giảm sút.

Lạm phát cao cũng khiến người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng hạn chế chi tiêu, sức mua xã hội giảm mạnh. Do tiêu thụ giảm nên tồn kho các doanh nghiệp tăng cao. Tỉ lệ hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng tới 34% là một dấu hiệu đáng ngại.

Giai đoạn 2011-2014 Chính phủ đã thi hành một loạt các biện pháp ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất vay của các doanh nghiệp, khuyến khích cho vay các lĩnh vực ưu tiên…tuy nhiên nền kinh tế chuyển biến vẫn chậm chạp, thậm chí còn “tối màu” hơn đối với DNV&N (theo báo cáo của Dự án “Nghiên cứu khu vực doanh nghiệp” giai đoạn 2013-2014 do Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO) và Trường Đại học Copenhagen (UoC) phối hợp tổ chức). Chính phủ đã triển khai các chính sách chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại như: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp), 50% trở ngại yêu cầu về vấn đề tài sản thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp), 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp. Dù nguồn vốn của ngân hàng có thừa, DN vẫn khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tư, sản xuất kinh doanh trong bối cảnh sức mua của thị trường, tồn kho chưa cải thiện nhiều. Lãi suất cho vay đã hạ


nhưng vẫn cao (thấp nhất hiện nay là 8%/năm) cộng với điều kiện cho vay khó khăn ở đầu vào khiến doanh nghiệp không dám hoặc hạn chế vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Sức tiêu thụ giảm ở đầu ra khiến tồn kho cao lại làm cho doanh nghiệp càng "sợ" vay. Trong thời kì khó khăn và môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro, DN đã thận trọng hơn với từng đồng vốn bỏ ra, thể hiện qua việc thu hẹp quy mô vốn để nâng cao hệ số an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn đăng kí bình quân của DN có xu hướng giảm những năm gần đây. Năm 2011 bình quân 1 DN đăng kí thành lập với 6,63 tỷ đồng, nhưng nay đã giảm xuống 5,13 tỷ đồng (chưa tính tới yếu tố lạm phát).

DN rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng. Số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 là 60,7 nghìn DN, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011. Năm 2014 cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể. Phần lớn số lượng doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong giai đoạn hiện nay khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém, 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt, tổng cộng là 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó khăn.

Mặc dù lãi suất giảm nhưng khả năng hấp thụ vốn của DN thấp. Đặc biệt tín dụng cho các DNV&N tăng trưởng rất chậm, cả năm 2013 chỉ tăng khoảng 0,95% so với cuối năm 2012. Lãi vay đã giảm nhưng vẫn cao là khó khăn trước mắt mà DNV&N phải đối mặt, song khó khăn lớn hơn mà


71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


DNV&N phải vượt qua, những khó khăn xuất phát từ chính DNV&N và kéo dài dai dẳng: hạn chế về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm thương trường, cũng như ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực. Tuy có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nhưng các DNV&N gặp hạn chế trong cách tiếp cận các nguồn thông tin thị trường, các nguồn vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến và các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô - 11

Theo khảo sát của Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình tiếp cận thông tin, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước đều được các DNV&N quan tâm nhưng rất ít DN tiếp cận được hay tiếp cận được thì điều kiện khó có thể đáp ứng như: vay vốn, mặt bằng sản xuất, bảo lãnh tín dụng…Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, chỉ có hơn 1/3 DNV&N (chưa đến 36%) trong số các DN đang hoạt động có tiếp cận vốn ngân hàng. DNV&N vay vốn tại tổ chức tín dụng và dư nợ tín dụng đối với khu vực này liên tục giảm trong những năm gần đây.

Năm 2015 lại là năm thách thức mới cho các DNV&N. Nền kinh tế có những tồn tại rất lớn, nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính… và tất cả đều dồn cho DNV&N là một hệ thống yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp thu tiếp cận và khả năng đáp ứng trong cơ chế thị trường yếu hơn so với các DN khác.

Do đó trong giai đoạn hiện nay các DNV&N cần sự hỗ trợ rất tích cực kịp thời của Nhà nước, cơ quan chức năng, Chính phủ cả về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và điều kiện kinh doanh…

3.1.2. Chủ trương phát triển DNV&N của Nhà nước


Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Việt Nam. Theo đánh giá của Chính phủ, nhóm doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Song, DNV&N vẫn gặp khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó. Vì vậy, trong giai đoạn khó khăn này, chủ trương của Nhà nước đối với DNV&N là cần được tiếp tục hỗ trợ để phát triển bền vững.

Phát triển thương mại cần được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Theo đó, các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách cần chú trọng hài hòa hóa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo cơ hội kinh doanh lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế, nhất là DNV&N nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Có thể ghi nhận, trong thời gian gần đây các ngành chức năng, các tổ chức quốc tế đã có nhiều nỗ lực trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Các biện pháp trợ giúp này là cần thiết, nhưng vấn đề còn lại chính là làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các thông tin về những chính sách trợ giúp này. Ở đây Nhà nước nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp rất quan trọng.

Trong thời gian vừa qua Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã triển khai các hội thảo hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNV&N. Đồng thời thông qua các Hiệp hội Doanh nghiệp, các nguồn thông tin thị trường, các nguồn vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin cũng như


73


ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến và các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng đã và đang được triển khai nhằm giúp đỡ các DNV&N.

Chính phủ cũng đưa ra 6 biện pháp lớn nhằm hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp này. Trong số các biện pháp được đưa ra, đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNV&N, cùng với việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho đối tượng doanh nghiệp này.

Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DNV&N.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNV&N như bao thanh toán, cho thuê tài chính... Về phần mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Thủ tướng.

Nhìn chung, chính phủ và các cơ quan hữu quan khác đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ và vực dậy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là khối các DNV&N.

3.1.3. Phương hướng hoạt động chung của VPbank chi nhánh Kinh

Đô

Mục tiêu của Ban lãnh đạo VPBank Kinh Đô đó là: Đến 2020 xây dựng


VPBank Kinh Đô trở thành chi nhánh có tầm vóc tương xứng với chi nhánh có quy mô lớn bậc nhất của VPBank, mạng lưới khách hàng đông đảo, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.

Chi nhánh cũng khẳng định mục tiêu phát triển là ngân hàng bán lẻ

nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung đưa VPBank từ nhóm ngân hàng


giữa trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Ban lãnh đạo của VPBank Kinh Đô đã xây dựng chiến lược phát triển


gồm:

● Hoàn thiện hơn cơ chế quản trị điều hành, chú trọng đến quy trình


phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng để gây dựng thương hiệu cho Chi nhánh.

● Xây dựng VPBank Kinh Đô trở thành một NHTM cổ phần bán lẻ có tốc độ phát triển cao, phục vụ lợi ích đa dạng của doanh nghiệp, dân cư, tổ chức bằng đa dạng cách dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.

● Hợp tác và ký kết với nhiều đối tác quan trọng, lựa chọn các khách hàng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích tối ưu, đáp ứng đa dạng nhu cầu của các khách hàng.

● Chủ động nắm diễn biến lãi suất, phí dịch vụ trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và cho vay nền kinh tế.

● Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Muốn vậy công tác huy động vốn cũng cần phải được chuyển đổi cơ cấu các nguồn vốn huy động theo hướng nâng dần tỷ trọng huy động tiền gửi trung và dài hạn thì mới đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

● Đầu tư vào nguồn nhân lực để tạo tiềm lực phát triển cho Chi nhánh trong tương lai khi mở rộng.

3.1.4. Định hướng đầu tư tín dụng DNV&N của VPbank chi nhánh

Kinh Đô


75


Với chính sách bán lẻ, Chi nhánh Kinh Đô đang hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí “siêu nhỏ”, các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân có thu nhập trung bình khá trở lên.

Với tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh chỉ gồm DNV&N và đối tượng này cũng nằm trong lĩnh vực khuyến khích cho vay, mục tiêu năm 2015 của chi nhánh là đạt tỷ lệ dư nợ tín dụng cho DNV&N trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 60%. Đồng thời chi nhánh định hướng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng DNV&N, thúc đẩy tăng dư nợ lành mạnh, hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng thẩm định và nâng cao chất lượng tín dụng.

Chi nhánh sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho DNV&N vay vốn, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ ,chủ động tìm kiếm khách hàng và tư vấn lập kế hoạch kinh doanh cho DNV&N là những bước đi chi nhánh sẽ thực hiện trong thời gian tới.

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DNV&N TẠI VPBANK CHI NHÁNH KINH ĐÔ

Hiện nay, các DNV&N với tầm quan trọng của mình luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nói chung và ngân hàng VPBank nói riêng. Việc mở rộng hoạt động cho vay DNV&N không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh Kinh Đô. Sau hơn 7 năm hoạt động, chi nhánh Kinh Đô đã liên tục mở rộng tín dụng đối với khu vực DNV&N tuy nhiên trong quá trình hoạt động đã bộc lộ một số hạn chế. Để khắc phục những tồn tại đang gặp phải khi mở rộng cho vay DNV&N, chi nhánh Kinh Đô cần có một số giải pháp như sau:

Nhóm giải pháp trực tiếp:


3.2.1. Xây dựng chiến lược tín dụng riêng đối với khách hàng DNV&N

3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng cho DNV&N

- Tại VPBank, việc chuẩn hóa quy trình tín dụng đã được thực hiện. Tuy nhiên, quy trình tín dụng mới chỉ được phân ra 2 đối tượng vay vốn là cá nhân hay tổ chức kinh tế mà chưa có sự phân tách trong nội bộ từng đối tượng. Quy trình tín dụng với tổ chức kinh tế sẽ áp dụng chung đối với tất cả hồ sơ vay vốn của tổ chức kinh tế, bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay DNV&N, là khách hàng cũ hay mới…Điều này có thể gây ra tốn thời gian và phức tạp hóa đối với các khách hàng quen hoặc khi một khách hàng cần phải thẩm định kỹ hơn thì lại không có quy chế.

- Rút ngắn thời gian hoàn thành hồ sơ khách hàng và thẩm định hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn: quy trình tín dụng còn khá rườm rà, nhiều loại giấy tờ, nhiều con dấu trong hồ sơ vay vốn, không những không làm giảm rủi ro tín dụng mà còn gây cản trở, hạn chế với khách hàng. Khách hàng cần được hướng dẫn về những giấy tờ trong hồ sơ tận tình, dễ hiểu để có thể hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên. Ngân hàng có thể xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro, như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc thẩm định hồ sơ luôn nhanh nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo đúng pháp luật và đủ an toàn.

- Phải có quy định rõ ràng trách nhiệm của người phê duyệt tín dụng, đảm bảo rõ ràng trách nhiệm về thời gian, xử lý thông tin với trách nhiệm phê duyệt…tránh để chồng chéo và xảy ra trốn tránh trách nhiệm.

3.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng đối với DNV&N theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển dịch vụ mới


77

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023