cũng tạo ra những hàng hóa cả sơ cấp để tạo vốn kinh doanh cho các DNV&N “của mình”, cả thứ cấp để “xã hội hóa” qua các cuộc chạy tiếp sức của các nhà kinh doanh trên TTCK mà nếu “tự một mình” DNV&N đơn độc sẽ không thể làm được.
3.3.5. Kiến nghị đối với các DNV&N
DNV&N cần vốn, ngân hàng cũng rất muốn mở rộng tín dụng để tăng lợi nhuận, song do phần lớn DNV&N chưa thoả mãn điều kiện vay vốn nên các NHTM rất khó mở rộng hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. Vì thế bên cạnh các biện pháp từ phía nhà nước và NHTM, bản thân các DN phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện.
Thứ nhất, phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và biết gắn kết lợi ích của DN với lợi ích người tiêu dùng. Hoạt động trong cơ chế thị trường, các DN chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu xây dựng được cho mình một triết lý kinh doanh hợp lý, thông qua việc quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng để đạt được lợi ích kinh doanh.
Thứ hai, hoàn thiện bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức của DN phải được không ngừng hoàn thiện theo hướng vừa đảm bảo tính năng động, vừa phải đảm bảo sự ổn định lâu dài. Do vậy trong mỗi thời kỳ kinh doanh, DN cần phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
Thứ ba, DN cần phải chủ động, tích cực tiếp cận với ngân hàng, tôn trọng các nguyên tắc tín dụng và các qui định đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM:
Các DNV&N cần xây dựng phương án SXKD mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn. Có thể nói các DNV&N thường chưa được lập kế hoạch SXKD một cách đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của NH do trình độ chuyên môn chưa cao ,do đó các DNV&N cần phải có thói quen đến các trung tâm tư vấn tìm kiếm sự hỗ trợ.
DN cần thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán thống kê theo quy định. Đảm bảo tính trung thực, đầy đủ sổ sách, tài liệu kế toán tài chính khi cung cấp cho ngân hàng. Không nên đáp ứng các yêu cầu về thông tin của NH một cách đối phó, miễn cưỡng theo kiểu “vay cho bằng được”, nhiều khi cốt để lấy được tiền vay mà không hoàn thành các nghĩa vụ cam kết với ngân hàng và làm mất niềm tin ở ngân hàng. DN cần có thái độ hợp tác với các ngân hàng theo hướng lâu dài, hai bên cùng có lợi, tôn trọng các nguyên tắc tín dụng và các qui định đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM. Có như vậy, DN mới thực sự trở thành đối tác lâu dài của các ngân hàng, hỗ trợ gắn bó với ngân hàng trong quá trình tồn tại và phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Hoạt Động Chung Của Vpbank Chi Nhánh Kinh
- Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hướng Tới Các Dnv&n, Tăng Cường Mối Quan Hệ Chặt Chẽ Giữa Vpbank Chi Nhánh Kinh Đô Với Dn
- Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Tóm lại, để dễ dàng tiếp cận vốn, bản thân doanh nghiệp cần phải có ngành nghề cốt lõi; minh bạch và công khai hóa tài chính, nên quen với việc sử dụng tư vấn, đặc biệt là tư vấn khả năng xây dựng các chương trình kinh doanh dài hạn và chiến lược. Xây dựng ý thức tuân thủ kỷ luật, nhất là kỷ luật tài chính để tạo chữ tín với các ngân hàng. Doanh nghiệp khi tìm đến thị trường tài chính, nơi luôn có nhiều rào cản nhưng lại thường nóng vội. Dòng tiền sẽ luôn chảy về doanh nghiệp nào sử dụng nó hiệu quả nhất. Việc huy động này là một quá trình lâu dài. Sự chuẩn bị thật kỹ mới giúp giảm được thời gian huy động và giảm đi các thương vụ thất bại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
95
Định hướng hoạt động tín dụng sắp tới của VPBank nói chung và chi nhánh Kinh Đô nói riêng đều khẳng định việc mở rộng tín dụng cho DNV&N đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng, đây là định hướng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của ngân hàng và chủ trương của nhà nước. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tín dụng với DNV&N ở chi nhánh Kinh Đô, chương 3 đã nêu một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNV&N, đồng thời nêu một số kiến nghị với các bên liên quan để thực hiện mục tiêu trên. Mở rộng tín dụng cho DNV&N hiện nay đang là vấn đề bức xúc và cần sự đồng thuận và phối hợp đồng bộ của nhiều bên bao gồm chính phủ, các cơ quan hữu quan, ngân hàng và đặc biệt là từ chính doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Với số lượng ngày càng tăng ở mọi lĩnh vực ngành nghề, DNV&N đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế và tác động của mình tới các thành phần kinh tế khác. Trên cơ sở nhận thức đó, từ phía nhà nước , các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội hay các ngân hàng, đều có sự quan tâm, hỗ trợ đối với DNV&N.
VPBank với định hướng ngân hàng bán lẻ luôn xác định DNV&N là khách hàng mục tiêu của mình. Chi nhánh Kinh Đô nói riêng cũng xác định việc phát triển tín dụng cho DNV&N có ý nghĩa rất quan trọng với chi nhánh để tăng trưởng thị phần và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan đạt được như luận văn đã đề cập, thực tế mối quan hệ tín dụng giữa chi nhánh và các DNV&N vẫn tồn tại một số hạn chế làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh cho đối tượng này. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm khai thông tín dụng cho DNV&N tại chi nhánh là việc làm cần thiết. Vì thế, trong khuôn khổ một luận văn, bài viết đã đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị với các bên liên quan nhằm mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ DNV&N phát triển.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng do đây là vấn đề lớn, cùng những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức lý luận cũng như hoạt động thực tiễn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, nhiều đánh giá còn mang nặng tính chủ quan. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo cũng như những ý kiến từ phía các thầy cô trường Đại học Thăng Long cũng như của các cán bộ nhân viên phòng khách hàng doanh nghiệp VPBank chi nhánh Kinh Đô để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách, giáo trình
1. TS. Hồ Diệu (chủ biên), (2001), Học viện Ngân hàng: Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Peter S.Rose (2001) Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính
3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.
4. TS Tô Kim Ngọc (chủ biên) (2008), Học viện Ngân hàng: Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
5. GS.TS Nguyễn Đình Hương, Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
6. PTS Dương Thu Hương, Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N, NXB Thống kê.
II. Báo, tạp chí
1. TS Nguyễn Thị Mỹ Dung, Tín dụng Ngân hàng cho các DNV&N thời kì hậu khủng hoảng, Tạp chí Ngân hàng số 15, tháng 8/2010.
97
2. Tasuky Noguchi, Sự phát triển của Châu Á và những vấn đề cơ bản của DNV&N, Nghiên cứu kinh tế, số 250.
III. Tài liệu lưu hành nội bộ
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ,(2015), Báo cáo Tổng hợp giai đoạn 2011-2014; Các văn bản có liên quan lưu hành nội bộ.
IV. Các trang web
1. Ngân hàng Nhà nước ( www.sbv.gov.vn) [12/6/2015]
2. Hiệp hội các DNV&N thành phố Hà Nội (www.hasmea.org.vn) [14/8/2015]
3. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (www.dangcongsan.vn) [15/7/2015]
4. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (www.vpb.com.vn) [06/8/2015]
5. Cổng thông tin dữ liệu tài chính- chứng khoán Việt Nam (www.cafef.vn)
6. Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam (www.vneconomy.vn) [04/7/2015]
7. Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp (dữ liệu pháp luật) (www.moj.gov.vn) [22/7/2015]