Cơ Sở Lý Luận Về Mở Rộng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại‌


chi nhánh Phúc Yên, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động của chi nhánh. Tuy nhiên, luận văn chưa đưa được một hệ thống các giải pháp một cách đầy đủ và toàn vẹn, mới chỉ tập trung phân tích và đưa ra 4 giải pháp dựa vào nhu cầu thực tiễn cần giải quyết các vấn đề tồn tại trước mắt trong công tác huy động vốn tại VietinBank Phúc Yên. Giải pháp đưa ra vẫn còn mang tính chất đề xuất, định hướng, chưa có một bản kế hoạch thực hiện chi tiết và đầy đủ nhất cho từng đề xuất đưa ra. Về phương pháp, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra chọn mẫu…

Luận văn thạc sỹ “Mở rộng huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang”. Củng Thị Thu Quỳnh (2017). Luận văn làm rò hơn những vấn đề lý luận chủ yếu tạo cơ sở để nghiên cứu một cách khoa học về vốn và vai trò của huy động vốn, luận văn hướng đến mục tiêu làm rò thực trạng mở rộng hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang thông qua các chỉ tiêu đánh giá, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao tăng cường mở rộng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh trong thời gian tới. Về phương pháp, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phổ biến phương pháp định tính và định lượng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, tiến hành điều tra, khảo sát và sử dụng các dữ liệu có sẵn đồng thời sử dụng dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản về huy động vốn và mở rộng huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đo lường mở rộng huy động vốn của ngân hàng thương mại, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng huy động vốn và đưa ra những giải pháp tăng cường, nâng cao mở rộng huy động vốn. Nhưng mỗi chi nhánh ngân hàng khác nhau sẽ có cách thức huy động vốn, chiến lược huy động vốn, đặc thù tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau, và các ngân hàng sẽ có những giải pháp khác nhau để mở rộng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Chính vì vậy, đề tài của tác giả không trùng lắp hoàn toàn so với các nghiên cứu trước.

8. Kết cấu luận văn nghiên cứu‌


Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội dung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn và mở rộng huy động vốn của ngân hàng thương mại.

- Chương 2: Thực trạng mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang.

- Chương 3: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang - 3

1.1. Những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại‌


1.1.1. Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng thương mại‌

NHTM tại khoản 3, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành của Việt Nam được định nghĩa như sau: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM luôn được xem là loại hình ngân hàng quan trọng nhất trong các ngân hàng trung gian. Trong đó, “Hoạt động NHTM là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (Theo: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - TS.Nguyễn Minh Kiều).

Nguồn vốn của chi nhánh NHTM gồm:


- Vốn điều chuyển từ trụ sở chính: Ngày nay các NHTM được tổ chức theo mô hình gồm ngân hàng mẹ và hệ thống các chi nhánh trực thuộc. Có một phương thức huy động vốn hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà. Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bàn là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) nên những chi nhánh mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên ngân hàng mẹ và xin được nhận một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạt động của mình.

- Nguồn vốn huy động: Ở nước ta, đây là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động kinh doanh. NHTM huy động nguồn vốn này dưới hình thức sau:

Vốn từ huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ chức kinh tế.

Vốn đi vay của các đơn vị, tổ chức tài chính – tín dụng.

Vốn từ phát hành giấy tờ có giá.


Vốn huy động khác: từ hoạt động dịch vụ ủy thác, chẳng hạn thu tiền điện, thu thuế Ngân sách nhà nước hoặc tiền gửi từ các hoạt động tài trợ…

NHTM sử dụng các nguồn vốn này để phục vụ mục đích kinh doanh của mình.

Lãi suất huy động tùy theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường vốn.


1.1.2. Khái niệm hoạt động huy động vốn‌


Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng lại rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của ngân hàng. Khi thành lập, ngân hàng phải có một số vốn điều lệ, nhưng số vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định, như: trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị, chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các hoạt động khác. Để có vốn thực hiện các hoạt động này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Đây là nghiệp vụ giải quyết yếu tố đầu vào cho ngân hàng.

Theo luật các tổ chức tı́n dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010của Quốc hội, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức dướI đây: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền

gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi tiền theo thoả thuận.

Tuỳ thuộc loại hình ngân hàng, tuỳ thuộc vào các thời điểm hoạt động của ngân hàng, mà tỷ trọng nguồn tiền gửi của ngân hàng có thể cao thấp khác nhau, nhưng nhìn chung nó có thể dao động từ trên 50 – 95% nguồn vốn của một số ngân hàng. Điều này thể hiện đặc trung của hoạt động ngân hàng so với các tổ chức tài chính, hoặc các doanh nghiệp khác.

1.1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại‌


Trong xu hướng đa dạng hoá mạnh mẽ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, các loại hình tiền gửi của ngân hàng ngày càng phong phú, mỗi một loại có những tiện ích khác nhau nhằm thoả mãn và thu hút khách hàng. Có nhiều cách phân loại tiền gửi theo các tiêu thức khác nhau, chẳng hạn theo kỳ hạn gửi; theo tính chất chủ


động hoặc bị động trong huy động vốn, theo mục đích gửi tiền; theo các chủ thể giao dịch với ngân hàng.‌‌‌

Tiền gửi thanh toán‌


Là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục tiêu thụ hưởng các

dịch vu ̣ của ngân hàng nhất là dich vu ̣thanh toán. Khi một khoản tiền gửi giao dịch

được thực hiện thì về phương diện kinh tế là sự vận động của tiền từ một chủ thể này sang một chủ thể khác và về hình thái của tiền có sự thay đổi từ tiền mặt sang một dạng khác, đó là tiền ghi sổ hay bút tê.̣

Xét về góc độ pháp lý, hành vi gửi tiền hình thành một hợp đồng mặc nhiên mà trong đó người gửi là chủ sở hữu số tiền và là người nắm quyền sử dụng số tiền này. Ngân hàng chı̉ được người chủ sở hữu (khách hàng) trao quyền chiếm giữ.

Như vậy ngân hàng phải có nghĩa vụ hoàn lại tiền (hoặc thực hiện các yêu cầu của khách hàng) bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó ngân hàng được quyền đòi hỏi khách hàng phải trả phı́ cho những dịch vu ̣mà mình đã cung cấp liên quan đến giữ và sử

dụng số tiền này. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp, thay vào đó, chủ

tài khoản có thể hưởng các dịch vụ của ngân hàng với mức phı́ thấp.

Tiền gửi có kỳ hạn‌


Là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó có thể rút ra và được hưởng trọn vẹn lợi tức theo thời hạn đã quy định trước. Nhưng trong thực tế do quy luật cạnh tranh chi phối, để thu hút được nhiều tiền gửi của khách hàng, nhiều ngân hàng thương mại vẫn cho phép khách hàng rút tiền ra trước kỳ hạn, nhưng được hưởng lãi suất thấp (hưởng lãi rút trước hạn). Tiền gửi có kỳ hạn thường bao gồm các khoản tiền gửi của các công ty, doanh nghiệp, có cả các tổ chức tı́n dụng, cá nhân… mục đı́ch gửi tiền có kỳ hạn

không phải để sử dụng các dịch vụ thanh toán mà nhắm đến khả năng sinh lời của

tiền tệ, vì vậy đối với loại tiền gử i này ngân hàng thương mại phải trảlãi suất thỏa đáng cho khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tı́n dụng mang tı́nh chất ổn định, ngân hàng có thể sử dụng một cách chủ động để cho vay. Vì vậy ngân hàng thương mại rất quan tâm và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để huy động loại tiền


gửi này.


Xét từ góc độ pháp lý, nghiệp vụ huy động tiền gửi có kỳ hạn là một hợp đồng tín dụng mà trong đó người đi vay là ngân hàng (ngoại trừ các loại tiền bị phong toả vì mục đích riêng biệt). Tiền gửi có kỳ hạn có thể gồm nhiều dạng với các kỳ hạn khác nhau, từ 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng… đến 36 tháng, theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao. Với các hình thức khác nhau của tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng có nhiều cách trả lãi để tạo khả năng lựa chọn cho các khách hàng, chẳng hạn hình thức trả lãi trước, trả lãi định kỳ hay trả lãi khi đáo hạn. Đối với ngân hàng nguồn tiền gửi có kỳ hạn có độ ổn định cao hơn tiền gửi không kỳ hạn do thực chất nó là loại tiền thực hiện chức năng cất trữ, không dùng trong thanh toán.

Tiền gửi tiết kiệm‌


Là tiền gửi của dân cư, của cá nhân, bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là sản phẩm nhằm mục đı́ch sinh lợi, tı́ch lũy các khoản thu nhập nhàn rỗi và đảm bảo an toàn cho cá nhân. Khi ngân hàng đưa ra các

sản phẩm tiết kiệm, giúp thay đổi thói quen giữ tiền mặt tại nhà của dân cư, mang đến một kênh đầu tư sinh lời cho dân cư, khi cần thiết có thể dùng để cầm cố để vay vốn tại ngân hàng hoặc thế chấp để mở thẻ tı́n dụng từ đó khách hàng tận dụng được rất

nhiều tiện ích của ngân hàng.


Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các khoảng thời gian khác nhau. Với loại tiền gửi này, người gửi được ngân hàng giao cho một cuốn sổ tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể được dùng làm vật cầm cố hoặc chiết khấu để vay vốn ngân hàng. Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn như các


kỳ hạn khác nhau, mở cho mỗi người nhiều trương mục tiết kiệm (hoặc sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm không dùng để mua hàng nhưng có thể dùng để thế chấp vay vốn nếu ngân hàng đồng ý.

Phát hành giấy tờ có giá‌


Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn. Giống như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Nhiều NHTM thiếu nguồn tiền trung và dài hạn, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư trung dài hạn, thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao vay được nhiều hơn, còn các ngân hàng nhỏ thường khó vay trực tiếp bằng cách này, họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tư. Khả năng vay còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi các công cụ nợ của ngân hàng. Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua. Trên thực tế, đây còn là một kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp. Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền khi cần thiết bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng.

Việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc Ngân hàng.

Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ


khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.

Vốn đi vay‌


Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường. Vốn đi vay được chia thành hai nhóm sau: Vốn đi vay Ngân hàng Nhà nước, vốn đi vay các NHTM và tổ chức tín dụng khác.

Vay từ các TCTD khác: Trong quá trình kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn, và ngược lại cũng phát sinh tình trạng tạm thời thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Đối với ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi. Tương tự, có thời điểm cho vay vốn lớn, nhưng khả năng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được không đáp ứng đầy đủ. Các NHTM có thể cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng. Nếu là thị trường liên ngân hàng có tổ chức thì khi NHTM có tình trạng vốn khả dụng thiếu sẽ được vay trên thị trường liên ngân hàng theo sự sắp xếp tổ chức của NHNN. Trường hợp vay liên ngân hàng tự do khi các ngân hàng khác sẽ cho vay trực tiếp lẫn nhau để tự giải quyết tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn vốn khả dụng.

Vay từ Ngân hàng Trung ương: Ngân hàng trung ương đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy, khi có nhu cầu các NHTM sẽ được NHTW cho vay vốn. NHTW sẽ tiếp vốn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Việc cho vay vốn của NHTW đối với NHTM thông qua hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của ngân hàng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các NHTM. Ngoài ra, NHTW còn thực hiện cho vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM. Trong trường hợp đặc biệt, khi được chính phủ chấp thuận, NHTW còn cho vay đối với các TCTD tạm thời mất khả năng thanh toán. Khoản vay này sẽ được ưu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022