Sứ Mạng, Tầm Nhìn Và Mục Tiêu Của Bidv Thăng Long

2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của BIDV Thăng Long

Tầm nhìn

Trở thành ngân hàng có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu địa bàn hoạt động nói riêng và khu vực Đông Nám Á nói chung.

Sứ mạng:

Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long.

Mục tiêu hoạt động:

Mục tiêu hoạt động xuyên suốt của BIDV nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng là tối đa hoá, gia tăng lợi ích cho các cổ đông, tích luỹ đầu tư cho phát triển, góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm phục vụ kinh tế đất nước.

Mục tiêu cụ thể từ 2011-2015

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV Thăng Long tạo nền tảng vững chắc để góp phần phát triển BIDV Việt Nam thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;



(8) Phấn đấu để BIDV Việt Nam có thể trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV Thăng Long nói riêng và BIDV Việt Nam nói chung.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:

Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;

Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc

Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;

Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế.

Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng.

Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.


29

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hoạt động của BIDV Thăng Long

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long

Hiện nay Ngân hàng BIDV Thăng Long đã được chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới là TA2. Đây là một mô hình hiện đại tiên tiến với mục tiêu xây dựng mô hình BIDV thành ngân hàng hoạt động theo chuẩn quốc tế.

Theo mô hình TA2 các phòng quan hệ khách hàng có chức năng huy động vốn và chịu trách nhiệm về kết quả huy động vốn. Bộ phận giao dịch khách hàng tức bộ phận tác nghiệp chỉ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, trách nhiệm của bộ phận này là đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm giám sát và xử lý mọi rủi ro đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động của ngân hàng. Theo mô hình này thì ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Sơ đồ 2.1 Mô hình cũ


BAN GIÁM ĐỐC

Khối TD

Khối DVKH

Khối QLNB

Khối Trực Thuộc

Các Phòng DVKH

Phòng KTNB

Các Phòng GV

Phòng Tiền Tệ

Kho Quỹ

Phòng Điện

Toán

Phòng Thanh

Toán Quốc Tế

Phòng TC - KT

Phòng TC -HC

Phòng KH - NV

Phòng Tín Dụng

Phòng Thẩm Định

Phòng QLTD


(Nguồn : Phòng TC – HC)



Sơ đồ 2.2 Mô hình TA2


BAN GIÁM ĐỐC

Khối QHKH

Khối QLRR

Khối Tác Nghiệp

Khối QLNB

Khối Trực Thuộc

Các Phòng

QHKH

Các Phòng

QLRR

Phòng TC - KT

Các Phòng

GV

Các Phòng

GDKH

Phòng TC - HC

Quỹ Tiết

kiệm

Phòng TT - KQ

Phòng KH -TH

Phòng TTQT

Tổ Điện Toán

Phòng QTTD

( Nguồn: Phòng TC – HC)

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại BIDV Thăng Long

a. Giám Đốc

- Làm nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn vốn cũng như các nguồn lực khác mà Ngân hàng BIDV Việt Nam chuyển giao đến theo đúng mục tiêu, chiến lược đã được phê duyệt.

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm

- Điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đẩu tư và Phát triển Thăng Long, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và toàn bộ hoạt động của chi nhánh, về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao và kết quả kinh doanh của chi nhánh.

- Tổ chức triển khai các hoạt động của chi nhánh theo quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch/Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam do Hội đồng quản trị ban hành.

- Chịu sự quản lý, kiểm tra toàn diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tổ chức, hoạt động chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Ngân


31

hàng Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Giám đốc Chi nhánh Đầu tư và Phát triển Thăng Long do Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành.

b. Phó Giám Đốc

- Trong phạm vi được phân công, uỷ quyền Phó giám đốc có quyền nhân danh Giám đốc thực hiện.

- Chỉ đạo phân tích kinh tế, phân tích nghiệp vụ kinh doanh, tổng kết, sơ kết, hướng dẫn chuyên đề.

- Xây dựng chương trình công tác: tuần, tháng, quý, năm của cá nhân và thực hiện theo chương trình đã được Giám đốc duyệt.

- Phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác tuần, tháng của các chuyên đề nghiệp vụ đã được phân công, uỷ quyền.

- Giải quyết các công việc cụ thể chuyên đề.

- Chủ động phối hợp với các thành viên trong Ban giám đốc cùng giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến chuyên đề được phân công.

- Trường hợp Giám đốc đi vắng, một Phó giám đốc được uỷ quyền điều hành hoạt động chung của chi nhánh (có văn bản uỷ quyền từng lần).

- Thường xuyên báo cáo kết quả, triển khai công việc được phân công, uỷ quyền với Giám đốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao.

c. Các phòng ban

- Thực hiện quản lý lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.

- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh.

- Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn.

- Lập theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh(5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động(năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.




- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Giám sát sự tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín đụng.

- Huy động vốn của các thành viên kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và cá nhân dưới dạng tiền gửi, tiền tiết kiệm có kì hạn và không kỳ hạn, nội ngoại tệ và các loại tiền gửi khác.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV – Thăng Long trong giai đoạn năm 2011-2013

Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Mặc dù năm 2011 nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung cũng như tình hình huy động vốn của BIDV Thăng Long nói riêng nhưng kể từ 2012 khi ngân hàng chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần cùng với các bước tiến trong quản trị điều hành đưa ra những chiến lược đứng đắn, kịp thời, đa dạng hoá các loại sản phẩm và linh hoạt với từng đối tượng thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có một sự chuyển biến lớn. Đặc biệt là hoạt động huy động vốn đã có một sự tăng trưởng rất tích cực tăng 27% (so với 2011) riêng hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng 35% vượt lên cả mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống (26%). Năm 2012 còn là một năm có nhiều dấu mốc quan trọng, là năm mà cơ cấu tiền gửi từ khách hàng cá nhân đã soán ngôi của nhóm khách hàng tổ chức kinh tế và đạt 58% trong tổng tiền gửi khách hàng. Không những thế còn trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm. Có thể thấy ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long đã cố hết sức để dốc toàn lực vào huy động vốn để nhờ đòn bẩy tài chính giúp ngân hàng thoát ra khỏi được sự khủng hoảng của kinh tế. Cho đến 2013 khi mà mọi hoạt động đã được đi vào guồng sự tăng trưởng cũng trở nên ổn định hơn tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống chỉ còn 16% so với năm 2012.


33

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng



Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

Tổng vốn huy động

3182


4041


4688


1. Cơ cấu KH







+ Dân cư

1336

42

2344

58

2719

58

+Tổ chức kinh tế

1496

47

1374

34

1688

36

+Định chế TC

350

11

323

8

281

6

2. Cơ cấu loại tiền







+ VND

2641

83

3273

81

3844

82

+ Ngoại tệ

541

17

768

19

844

18

3. Cơ cấu kỳ hạn







+Không kỳ hạn

764

24

1172

29

1078,2

23

+ Ngắn hạn

1546,5

48.6

1859

46

2625,3

56

+TDH

871,5

27.4

1010

25

984,5

21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long - 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Thăng Long các năm 2011,2012, 2013)

Về cơ cấu nguồn vốn : Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn vẫn là nguồn huy động từ khách hàng cá nhân với mức tăng trưởng 16% so với năm 2012 tương đương với mức tăng 375 tỷ đồng, chiếm 58% trong tổng nguồn vốn. Sự tăng mạnh này là do bắt đầu từ 2012 thực hiện theo chủ trương nhà nước lãi suất huy động vốn đã giảm từ 3-6%, cùng nhiều chiến lược khác nhằm cạnh tranh các khách hàng cũ và mới làm mang lại một kết quả ngoài sức mong đợi. Bên cạnh đó khu vực tổ chức kinh tế cũng có mức tăng trưởng khá không kém tăng 22,85% tương ứng 314 tỷ đồng (so với 2012) và chiếm 36% tổng nguồn vốn năm 2013. Còn lại một phần nhỏ của các định chế tài chính tỷ trọng có xu hưỡng giảm.

Với tốc độ tăng trưởng này đã rút ngắn được chênh lệch nguồn vốn giữa dân cư và Tổ chức làm cho tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Hình 2.1: Kết quả huy động vốn theo đối tượng khách hàng


Nguồn Báo cáo tổng kết chi nhánh Thăng Long năm 2011 2012 2013 Về cơ cấu 1


(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Thăng Long năm 2011,2012,2013)

- Về cơ cấu loại tiền : cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Huy động vốn Việt nam đồng tăng 17,4% tương ứng với 571 tỷ đồng (so với 2011) và chiếm 82% tổng nguồn vốn. Điều này phù hợp với chính sách hạn chế bùng phát tín dụng ngoại tệ của NHNN. Tuy nhiên vì là một ngân hàng có hợp tác liên doanh với các nước khác như Lào, Campuchia…và cũng tích cực mở rộng hoạt động tại các nước này. Vì thế so với các chi nhánh của các ngân hàng thương mại khác thì ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dự trữ ngoại tệ.

- Về cơ cấu kỳ hạn : năm 2013, nguồn huy động ngắn hạn có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng tuyệt đối 766,3 tỷ đồng (so với năm 2012) tương đương 41,22%. Nguyên nhân tăng cao này là do năm 2012, nền kinh tế có nhiều chuyển biến mới, có những dấu hiệu tốt trong đầu tư nên người dân và các tổ chức có xu hướng gửi tiền ngắn hạn để có thể đem đi đầu tư bất cứ khi nào muốn mà không ảnh hưởng nhiều tới lãi suất được hưởng. Ngược lại nguồn vốn không kỳ hạn và vốn trung dài hạn lại giảm nhẹ.


35

Con số này giảm là do ngân hàng áp dụng trần lãi suất cụ thể mức 3-4%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và 9- 10,5%/ năm đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trên 12 tháng (giai đoạn từ quý I đến quý III năm 2012). Mức lãi suất quá thấp nên không thu hút được dân cư và các tổ chức gửi tiền.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ qua các năm vẫn chiếm phần lớn trong kết quả kinh doanh chung của chi nhánh, phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng hiện đại, tăng dần tỷ trọng nguồn thu phi lãi trong tổng thu nhập.

Bảng 2.2 Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2011 -2013

Đơn vị: tỷ đồng



TT


Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013


Thu dịch vụ ròng.

40.4

32

31.6

1

Thu phí dịch vụ TT trong nước và quốc tế

3.57

5.7

7.31

2

Thu ròng phí tài trợ TM

3.688

3.54

2.1

3

Kinh doanh ngoại tệ

7.662

1.95

2.45

4

Dịch vụ bảo lãnh

24.26

17.2

16.5

5

Thu Phí DV Tín dụng

0.13

0.18

0.21

6

Thu phí DV thẻ

0.182

0.24

0.52

7

Thu ròng DV BSMS

0.152

0.35

0.54

8

Thu ròng phí DV WU

0.047

0.05

0.07

9

Thu phí dịch vụ khác

0.589

2.80

3.18

10

Thu Phí hoa hồng bảo hiểm

0

0.018

0.037

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Thăng Long các năm 2010,2012,2013)

Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn hoạt động dịch vụ trong toàn hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng tăng trưởng cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ bình quân của chi nhánh trong 3 năm là 58% (tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 54%). Thu dịch vụ ròng có giảm sút do sự cạnh tranh quyết liệt từ các NHTM trên cùng địa bàn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh việc đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tổ chức kinh tế như dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ... thì các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cũng được chi nhánh triển khai mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ATM/POS, BSMS, thanh toán lương, thấu chi tài khoản, gạch nợ cước viễn thông Viettel, thanh toán hoá đơn tiền



điện... Năm 2011 công tác dịch vụ đạt kết quả tương đối cao với mức tăng trưởng so năm 2010 là 46,5%, chiếm 40%/tổng chênh lệch ròng của chi nhánh. Tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh đến 31/12/2013 là 31,6 tỷ đồng chiếm 99% so với năm 2012 và đạt 102% so với kế hoạch.

Hoạt động cho vay

Bảng 2.3: Chỉ tiêu hoạt động cho vay giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng



TT


Chỉ tiêu


2011


2012


2013

1

Tổng dư nợ cho vay bình quân

1.752

2.187

2.267

2

Tổng dư nợ cho vay cuối kỳ

1.863

2.079

2.169

3

Cơ cấu cho vay




3.1

Theo kỳ hạn





- Dư nợ cho vay ngắn hạn

1.426

1.662

1.649


- Dư nợ cho vay trung và dài hạn

437

417

520

3.2

Theo đối tượng khách hàng





- Dư nợ của KH Doanh nghiệp

1.631

1.870

1.910


- Dư nợ của KH cá nhân

232

209

259

3.3

Theo loại tiền





- VNĐ

1.559

1.622

1.612


- Ngoại tệ

304

457

557

4

Tỷ trọng Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ (%)

26,1

13,59

21,27

(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011- 2013)

a) Quy mô cho vay

Dư nợ đến 31/12/2013 là 2.169 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng so với 2011 (tỷ lệ tăng 17%). Chi nhánh duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2011- 2014 là trên 8%/năm (cao nhất năm 2012 là 12%, thấp nhất năm 2013 là 4,5%), đạt mức thấp hơn so bình quân toàn nghành là 20,3%. Dư nợ tăng trong giai đoạn này chủ yếu từ nợ ngắn hạn, Số liệu cuối năm 2013 nợ ngắn hạn tăng 223 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn tăng 83 tỷ đồng so cuối năm 2011.

Trong giai đoạn này chi nhánh luôn bám sát định hướng, sự chỉ đạo điều hành của BIDV từng thời kỳ, từng giai đoạn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, không vượt giới hạn tín dụng, hệ số Q mà BIDV giao từng thời kỳ. Chủ trương chi


37

nhánh là một mặt tích cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo đã phát sinh, tồn tại cũ mặt khác chi nhánh tiếp tục cho vay mới với mục tiêu tìm kiếm tiếp cận khách hàng tốt để cho vay, dần chuyển dịch cơ cấu dư nợ với phương châm: giảm dần cho vay DNNN (đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp thuộc các Tổng công ty của Bộ giao thông vận tải đã bộc lộ những rủi ro những năm về trước), nâng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ, mở rộng cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu là những khách hàng mang lại hiệu quả cho chi nhánh.

b) Cơ cấu cho vay

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 chi nhánh đã có những nỗ lực đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đúng định hướng của BIDV, cụ thể:

+ Theo cơ cấu thời hạn vay vốn:

Có thể thấy trong giai đoạn từ đầu 2011 đến cuối năm 2013, mặc dù tổng dư nơ cho vay của chi nhánh tăng 306 tỷ đồng nhưng dư nợ tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn (tăng 223 tỷ đồng), dư nợ trung dài hạn chỉ tăng nhẹ (tăng 83 tỷ đồng, tăng hơn 19%) so cuối năm 2011. Trong giai đoạn này chi nhánh luôn kiểm soát tỷ lệ dư nợ trung dài hạn theo định hướng của BIDV và kế hoạch được giao (đảm bảo tỷ lệ luôn dưới 24%, thấp hơn toàn ngành, đặc biệt cuối năm 2013 tỷ lệ còn 20,1%), dư nợ vay trung dài hạn tăng chủ yếu tập trung 2 dự án cho vay đồng tài trợ lớn: thuỷ điện Ankhê-Kanak của Ban QLDA thuỷ điện 7 giải ngân là 86 tỷ đồng, Dự án thuỷ điện Hố Hô giải ngân 120 tỷ đồng. Dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu tập trung vào các khách hàng vay thương mại, sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân, hộ gia đình bán lẻ chi nhánh đánh giá là khách hàng tốt, nhóm 1, mang lại hiệu quả. Dư nợ ngắn hạn cuối năm 2013 là: 1.649 tỷ đồng, dư nợ trung hạn là 520 tỷ đồng (chiếm 23,9% tổng dư nợ).



Hình 2.2 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng


(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011-2013)

Chi nhánh thực hiện đúng theo định hướng của BIDV, giảm dần dư nợ vay DNNN, tăng cường cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2011 tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 69% và đến cuối năm 2013 tỷ lệ này tăng lên thành 82% và còn có xu hướng tăng lên nữa), việc cho vay đối với các DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp kinh doanh không hiệu quả được kiểm soát chặt chẽ với phương châm giảm dần dư nợ, dành nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong giai đoạn này chi nhánh tuân thủ theo đúng sự chỉ đạo của BIDV, tăng cường CVKHCN (cá nhân, hộ gia đình) vay vốn phục vụ tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Năm 2011 dư nợ KHCN là 232 tỷ đồng chiếm 12,5% dư nợ thì đến cuối năm 2013 dư là 259 tỷ đồng chiếm 12% dư nợ tăng 27 tỷ đồng so với 2011.

Tuy nhiên, hiện nay tại Chi nhánh Thăng Long, việc cho vay đối với KHCN chưa phát huy được hết các điểm mạnh vốn có, chưa có những nét đặc thù trở thành bản sắc tạo nên ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này cũng cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm, đưa kinh doanh bán lẻ phát triển vượt bậc trở thành một mảng lớn trong bức tranh tín dụng của chi nhánh.

+ Theo loại tiền tệ:

Cơ cấu cho vay VNĐ và ngoại tệ trong giai đoạn này có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng dự nợ VNĐ ngày càng giảm. Năm 2011 là 84% thì năm 2012 giảm xuống còn 78%, đặc biệt năm 2012 tỷ trọng còn 74%, dư nợ ngoại tệ đã tăng 93 tỷ đồng so cuối năm 2011. Điều này phản ánh đúng sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng của chi nhánh, giảm dần cho vay DNNN, doanh nghiệp xây lắp, tăng cường cho vay doanh



39

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí