DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng nước ngoài | Tiếng việt | |
ATM | Automatic Teller Machine | Máy rút tiền tự động |
LC | Letter of credit | Thư tín dụng |
DN | ||
DNNVV | Doanh nghiệp nhỏ và vừa | |
CN | ||
NHTM | Ngân hàng Thương mại | |
NHNN | Ngân hàng Nhà nước | |
TCTD | Tổ chức tín dụng | |
TMCP | Thương mại Cổ phần | |
LPB | Lienvietpostbank | Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt |
LPB Quảng Ninh | Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh. | |
QHKHCN | Quan hệ khách hàng cá nhân | |
QHKHDN | Quan hệ khách hàng doanh nghiệp | |
CBTD | Cán bộ tín dụng | |
GDP | Gross Domestic Product | Tổng sản phẩm quốc nội |
Có thể bạn quan tâm!
- Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 1
- Một Số Hình Thức Cho Vay Chủ Yếu Trong Nền Kinh Tế
- Vai Trò Cho Vay Khách Hàng Dn, Khách Hàng Cá Nhân
- Mở Rộng Cho Vay Đối Với Dn Và Cn Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Quan hệ khách hàng | ||
USD | United States dollar | Đô la Mỹ |
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thị phần huy động vốn thị trường 1 của LPB Quảng Ninh giai đoạn 20172019.
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của LPB Quảng Ninh giai đoạn 20172019
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016 2019 theo nguồn huy động, kỳ hạn và loại tiền tệ
Bảng 2.4. Tình hình tín dụng giai đoạn 20162019 của LPB Quảng Ninh
Bảng 2.5.
Quảng Ninh
Tốc độ
tăng trưởng tín dụng giai đoạn 20162019 của LPB
Bảng 2.6. Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016
– 2019
Bảng 2.7: Số lượng DN và CN vay vốn trong giai đoạn 2016 đến 2019 của LPB Quảng Ninh
Bảng 2.8. So sánh tỷ trọng, số lượng DN và CN có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 đến 2019
Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay của đối với DN và CN của LPB Quảng
Ninh
Bảng 2.10 Tình hình dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay DN phân theo loại hình doanh nghiệp của LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016 đến 2019
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN
Bảng 2.12 Dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng của LPB Quảng Ninh phân theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2016 đến năm 2019
Bảng 2.13: Chỉ tiêu nợ quá hạn của DN và CN tại LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016 đến 2019
Bảng 2.14 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu DN và CN tại LPB Quảng Ninh từ năm 2016 đến 2019
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng, mọi Ngân hàng đều
hướng tới việc mở
rộng địa bàn, mở
rộng quy mô tín dụng, tăng thị
phần tín
dụng trên địa bàn. Không bằng cách nào khác, ban lãnh đạo Ngân hàng luôn hướng tới việc mở rộng cho vay đối với khách hàng tại Ngân hàng để tăng quy
mô và tăng thị phần. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Quảng
Ninh là một Ngân hang mới được thành lập, đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2010, bảo cho hoạt động kinh doanh đi đúng hướng, bảo vệ
uy tín, thương hiệu và lợi nhuận, quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng. Thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu chiến lược của Ngân hàng, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hàng năm. Công tác mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Quảng Ninh có những bước chuyển biến cùng với sự phát triển về quy mô hoạt động và chất lượng của hoạt động tín dụng. Tác giả có nguyện vọng phân tích đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng
cho vay đối với doanh nhiệp và cá nhân từ đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh. Luận văn có những nội dung chính như sau:
Trong chương I, qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ thống hóa, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích đã nghiên cứu cơ sở lý luận về
mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân của Ngân hàng
thương mại... Chương 1 đã trình bày được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về mở rộng cho vay đối với khác hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Chương 1 cũng chỉ ra những nội dung cơ bản nhất của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp,khách hàng cá nhân, những khái niệm, đặc điểm, vai trò và các loại hình cho vay của khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Các khái niệm về mở rộng cho vay, các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay, các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Trong chương II, luận văn đi vào đánh giá thực trạng cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng. Luận văn tìm hiểu được những tồn tại hạn chế trong quá trình mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. LPB Quảng Ninh tìm cách khắc phục để từng bước nâng cao hiệu quả của công tác mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân.
Trong chương III, tác giả đưa ra một số giải pháp mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng trong thời gian tới. Những giải pháp được đề cập đến và các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiêp và khách hàng cá nhân tại LPB Quảng Ninh.
Các kết quả sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các chương của luận văn.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trìn hội nhập kinh tế
quốc tế, nền kinh tế
Việt Nam đã có
chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp đã phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Các doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là đối tượng sử dụng vốn chủ yếu trong nền kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây, với tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành và Địa phương đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức do những hạn chế xuất phát từ quy mô nhỏ, những yếu kém về năng lực sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh, … mà chủ yếu do thiếu vốn đầu tư. Vì thế vấn đề cho vay đối với các doanh nghiệp này càng trở nên cấp thiết hơn đối với việc duy trì, đổi mới, phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế.
Mặt khách khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của khách hàng cá nhân ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức đến vấn đề chất lượng nghiệp vụ Ngân hàng đối với đối tượng khách hàng cá nhân là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại, phù hợp với xu hướng phát triển kinh doanh Ngân hàng bán lẻ.
Hiện nay hoạt động cho vay doanh nghiệp và cá nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Quảng Ninh, vẫn còn hạn chế về quy mô, chưa đa
dạng về
đối tượng, mạng lưới, …, chưa đáp
ứng đầy đủ
nhu cầu của doanh
nghiệp và cá nhân, chưa đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn hoạt động.
Để có sự phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói chung và Chi nhánh Quảng Ninh nói riêng cần có những thay đổi toàn diện về hoạt động cho vay đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra các giải pháp mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Quảng Ninh là vấn đề cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên cùng với quá trình làm việc,
nghiên cứu tại Chi nhánh LPB Quảng Ninh, tôi đã lựa chọn đề tài: “Mở rộng
cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Liên quan đến đề tài “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân” đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng Luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ và các bài viết trên các Tạp chí kinh tế như:
Hoàng Thị Kim Anh (2012), giải pháp mở rộng cho vay các DNNVV tại
Ngân hàng TMCP VP Bank Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Nẵng.
kinh tế, Đại học Đà
Lê Văn Chung (2013), mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Quách Nguyệt Nga (2007), Quản trị rủi ro tín dụng để mở rộng cho vay các DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Lê Thị
Thúy Ngần
(2018), Phát triển cho vay cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Nam Định.
Các công trình nghiên cứu này được thực hiện tại các Chi nhánh Ngân hàng với địa điểm, thời gian và chính sách cho vay khác nhau. Đối chiếu với đề tài Luận văn mà tác giả đang nghiên cứu không có sự trùng lắp.
3. Mục tiêu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng cho vay đối với DN và Cá nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh,
tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, trên cơ sở
đó đề
xuất các giải
pháp, kiến nghị
nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy
ưu điểm để
LPB
Quảng Ninh mở rộng cho vay đối với DN và Cá nhân.
Để đạt được mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn có các
nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cho vay của Ngân hàng thương mại, đưa ra một cái nhìn tổng quát về cho vay khách hàng Doanh nghiệp và Cá nhân tại các ngân hàng TM.
Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với DN và Cá
nhân của LPB Quảng Ninh từ đó rút ra những mặt được, những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế, góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với DN và CN tại LPB Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp và Cá nhân của một Ngân hàng thương mại.
Luận văn chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi tại một Chi nhánh Ngân hàng thương mại là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh.
Về thời gian, đề 20919.
tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ
năm 2016 đến năm
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm:
Phương pháp thống kê, phân tích thống kê.
Sử dụng các bảng biểu để chứng minh, rút ra kết luận.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cho vay của Ngân hàng Thương mại đối với doanh nghiệp và Cá nhân.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt, Chi nhánh Quảng Ninh.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt, Chi nhánh Quảng Ninh.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DN VÀ CÁ NHÂN
1.1. Tín dụng Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng, cho vay
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Căn cứ chủ thể tín dụng, tín dụng gồm: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng Nhà nước.