Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 12


Các DN đặc biệt là những DNNVV nên tham gia vào ít nhất một hiệp hội doanh nghiệp để có được sự hỗ trợ nhất định từ phía hiệp hội như hiệp hội các doanh nghiệp trẻ, hiệp hội ngành nghề… Trong trường hợp doanh nghiệp muốn xin vay vốn ngân hàng nhưng không đủ tài sản để đảm bảo khoản vay thì Hiệp hội doanh nghiệp có thể dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Ngoài ra việc tham gia vào các hiệp hội, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các cơ hội làm ăn giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, cũng như các kinh nghiệm trong việc tiếp cận,

sử dụng vốn vay Ngân hàng. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp lớn với doanh

nghiệp nhỏ vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm, các doanh nghiệp lớn chưa có chính sách tín dụng (tín dụng thương mại) hợp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành. Chính vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn cùng ngành với mình để tận dụng những ưu thế sẵn có của doanh nghiệp lớn như nguồn vốn, quan hệ các đối tác trong và

ngoài nước, kinh nghiệm quản lý điều hành, …. Từ

đó sẽ

tăng được thương

hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh từ đó có thể tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng.

3.3.1.2. Chú trọng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ để hoạt động‌

tăng hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng công nghệ lạc hậu, chính vì vậy chi phí sản xuất cao làm cho giá thành sản phẩm tăng từ đó sẽ mất ưu thế trong cạnh tranh về giá. Mặt khác công nghệ lạc hậu cũng làm cho năng suất sản xuất thấp, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, không đảm bảo tính cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ hiện đại không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì xuất phát từ các nguyên nhân như: các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ vốn để đầu tư và các doanh nghiệp vẫn chưa thể đánh giá được tính hiệu quả của đầu tư. Do đó DNNVV không dám mạo hiểm đầu tư công nghệ sản xuất mới, hiện đại. Mặc dù vậy, muốn hay không thì các doanh nghiệp cũng phải có


Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 12

những chiến lược đổi mới công nghệ hiện đại hơn để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng xuất lao đông và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó, sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

3.2.1.3. Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian tài chính trong quan hệ tín dụng với ngân hàng‌

Hiện nay có các tổ chức trung gian tài chính do nhà nước thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Ninh... Các tổ chức này có chức năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng như bảo lãnh vay vốn, hướng dẫn lập phương án, dự án kinh doanh …. Các DNNVV cần xây dựng phương án kinh doanh khả thi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình, chủ động tận dụng sự trợ giúp thiết thực có hiệu quả của các tổ chức trung gian tài chính này để có thể tiếp cận được những khoản tín dụng Ngân hàng.

3.2.1.4. Thực hiện chế độ nước.‌

kế toán đầy đủ, theo đúng quy định của Nhà

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ hạch toán, kế toán theo chuẩn mực kế toán, đảm bảo tình hình tài chính minh bạch, phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần nâng cao trình độ của chủ doanh nghiệp trong việc hiểu quy định, nắm bắt thông tin, kiểm soát báo cáo tài chính để đảm bảo các báo cáo tài chính đầy đủ thông tin, có tính chân thực cao…là cơ sở để các cơ quan quản lý theo dõi, thống kê tình hình hoạt động kinh tế địa phương để có biện pháp hỗ trợ. Đồng thời, báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch cũng giúp các cán bộ Ngân hàng thẩm định nhanh chóng, chính xác, tạo sự tin tưởng cho Ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay vốn.



hàng

3.2.1.5. Nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp và CN về quy định của Ngân‌


Một trong những khó khăn của Ngân hàng khi cho vay các DN và CN là sự

hiểu biết của các doanh nghiệp và cá nhan về quy định cho vay còn nhiều hạn chế, nên không đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng, gây ra sự chậm trễ, mất

nhiều thời gian cho cả

hai phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Thậm chí

nhiều

doanh nghiệp và cá nhân cho rằng Ngân hàng gây khó khăn khi đưa ra yêu cầu quá cao về hồ sơ chứng từ, mặc dù những hồ sơ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp là những hồ sơ cần phải có theo đúng quy định. Việc hiểu biết về quy trình cho vay sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được dự án có tính khả thi, cung cấp đầy đủ thông tin Ngân hàng yêu cầu, thực hiện quản lý tài chính chặt chẽ, tạo sự tin tưởng đối với Ngân hàng thông qua quá trình hoạt động và quan hệ vay trả. Đồng thời rút ngắn thời gian xin vay, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng


3.3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay KHCN truyền thống để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng.

Để phát triển cho vay thì việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm là một trong những nội dung cơ bản và rất quan trọng trong chiến lược sản phẩm của Ngân hàng. Một sản phẩn được coi là hiệu quả nếu đảm bảo được tính đa dạng để đáp ứng nhu cầu, khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác.

Thực tế hiện nay nhiều sản phẩm cho vay KHCN tại LPB Quảng Ninh còn nhiều hạn chế về số tiền cho vay và quy định của sản phẩm, các sản phẩm cho vay phân quyền đến từng phòng giao dịch với số tiền rất thấp, cho vay xây sửa nhà, cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư tài sản cố định …, phân quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với lãnh đạo phòng giao dịch số tiền cho vay tối đa là 300 tr.đ, thủ tục cho vay thì chặt chẽ, cho vay mua ô tô đặc biệt là mua ô tô doanh nghiệp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng lại là ban tín dụng chi nhánh



dịch


3.3.2.2. Cải thiện quy trình thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xử lý giao


Quy trình cho vay và quản lý khoản vay phải chặt chẽ, khoa học, phân định

cụ thể quyền và trách nhiệm của từng bộ phận, trách nhiệm của từng bộ phận từng cán bộ trọng từng khâu của quá trình cho vay – thu nợ sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho vay và kiểm soát chất lượng tín dụng, từ đó ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

Hiện nay một số ngân hàng TM trong nước đã có bước cải tiến mạnh mẽ về thời gian cho vay, rút rọn biểu mẫu, rút gọn tối đa quy trình thủ tục cho vay như: TPBank xét duyệt cho vay mua ô tô tối đa 8h, PVCombank ấn tượng hơn trong vòng 4h, và OCB quyết định cho vay ô tô mới chỉ sau khi đi thẩm định hoặc trong vòng 2h làm việc. Với các mòn vay phức tạp hơn liên quan đến tài sản đảm

bảo, vốn vay lớn như

mua, xây dựng nhà

ở, bổ

sung vốn kinh doanh … cần

nhiều thời gian để thẩm định và xét duyệt món vay, các ngân hàng thường luôn cố gắng đưa ra khoảng thời gian xét duyệt ngắn nhất giải quyết nhu cầu vốn cấp bách của khách hàng như Ngân hàng LPB, Ngân hàng Vietinbank, Vpbank …

3.3.2.3. Tuyển dụng có chọn lọc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hoạt động cho vay.

Nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dịch vụ nhất là lĩnh vực tài chính Ngân hàng, khi mà thị trường tài chính ở nước ta đã và đang ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đội ngũ nguồn lao động được tuyển dụng, đào tạo và trả lương hợp lý, xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lý , môi trường làm việc tốt để thu hút được nhân sự giỏi, có kinh nghiệm làm việc từ các Ngân hàng khác về làm việc cho LPB, là cơ sở để Ngân hàng khai thác tối ưu nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng cần tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và


có kế hoạch đào tạo huấn luyện lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách, mục tiêu kinh doanh và quy trình công nghệ để CBNV kịp thời nắm bắt và làm việc có hiệu quả.

Tăng cường công tác đào tạo bổ sung các kỹ năng bổ trợ cho công việc như: Ký năng bán hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm, kỹ năng phỏng vấn, lắng nghe, kỹ năng thuyết trình,giải quyết tình huống … giúp cho các chuyên viên quan hệ khách hàng phát triển được toàn diện hơn.

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ‌


Chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế một cách hợp lý để ổn định thị trường, ổn định giá cả, kìm hãm tốc độ lạm phát, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của người dân giúp khả năng tích lũy và tiêu dùng của người dân ngày càng cao lên. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, có cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đồng bộ các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực.

Chính phủ

cần có những văn bản quy định hướng tới các Bộ

ngành, các

Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn về việc kết hợp với Ngân hàng trong việc xác nhận hồ sơ xin vay vốn và thu hồi nợ đối với cán bộ viên chức thuộc đơn vị mình vay vốn. Chính phủ nên xem xét hỗ trợ doanh nghiệp bằng các hình thức khác: giảm thuế, hỗ trợ lãi suất… sẽ mang lại những kết quả tốt hơn, phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư

thông qua các biện pháp tài chính, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp và cá

nhân hoạt động trong các ngành nghề truyền thống đặc trưng cho các địa

phương, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh sử dụng


nhiều lao động ở nông thôn, hỗ trợ DN và cá nhân tiếp cận các nguồn lực về cơ sở hạ tầng. Để hỗ trợ các DN và cá nhân phát triển, có đóng góp nhiều hơn nữa trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, chính phủ và Nhà nước cần chú trọng vào chính sách thuế, phí, lệ phí, đầu tư cơ sở hạ tầng… đẩy nhanh công tác phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, khu vui chơi giải trí, có quy hoạch tổng thể, rõ ràng minh bạch chi tiết tới từng địa phương, giám sát các đơn vị, chủ đầu tư thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ, kiên quyết thu hồi các dự án treo, dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư không đủ năng lực, tập trung nguồn lực để phát triển đồng bộ mọi thành phần kinh tế, kích cầu cho kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần quan tâm đến các bộ ngành, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan thực hiện nghiêm đối với công tác xử lý và thu hồi nợ xấu của các NHTM, tránh như việc Quốc hội ban ban hành thông tư, nghị quyết về xử lý nợ xấu xong công tác đôn đốc phối hợp giữa các bộ ngành không được thực thi, không có cơ chế giám sát, đôn đốc báo cáo trách nhiệm, nghĩa vụ các các tổ chức

chính quyền tham gia vào công tác xử

lý nợ

xấu dẫn đến việc đùn đẩy trách

nhiệm, không có sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể địa phương, nội dung nghị quyết chưa đủ tính răn đe đối với khách hàng phát sinh nợ xấu, như Nghị quyết số: 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017.

3.3.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước


Ngân hàng nhà nước có thể tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệp trong toàn ngành Ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ, đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa các Ngân hàng TM.

Nâng cao vai trò định hướng quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học đặc biệt liên quan đến hoạt động tín dụng để các Ngân hàng TM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển


hợp lý,vừa phòng ngừa rủi ro.

Nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: Bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ phát sinh khác. Đồng thời tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ để giúp các Ngân hàng TM vừa đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng TM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại về việc tuân thủ quy chế cho vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho NHTM.

Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là trung tâm thông tin tín dụng CIC, hệ thống thông tin cập nhật đầy đủ, chính xác là một trong những điều kiện cần thiết để quản trị rủi ro tốt. Chất lượng thông tin ngày càng cao thì rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng ngày càng giảm. Thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM trước khi quyết định phê duyệt một khoản vay nào đó. Bên cạnh đó cần đổi mới hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin được xuyên suốt, kịp thời.

Tóm li, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những tồn tại và nguyên nhân của nó trong quan hệ tín dụng của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, Luận văn đã đưa ra định hướng phát triển tín dụng của Ngân

hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và của LPB Quảng Ninh đối với doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn.

Thứ hai, Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị có

thể vận dụng trong thực tế nhằm mở rộng tín dụng của LPB Quảng Ninh đối

với doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn địa bàn hoạt động của Chi nhánh.

­ Đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh,


Một số giải pháp được đưa ra là: tăng cường hợp tác với các tổ chức, hiệp hội để hỗ trợ DN và CN tiếp cận vốn vay; chỉnh sửa, bổ sung chính sách cho vay đối với khách hàng DN và CN; Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau vay, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp và cá nhân sau khi giải ngân, nhằm hạn chế tối đa để phát sinh nợ xấu nhằm giảm hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, cũng như ảnh hưởng mở rộng tín dụng đối với DN và CN; rút ngắn hơn nữa thời gian từ lúc doanh nghiệp và CN xin vay cho đến lúc giải ngân; tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp và CN đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

­ Kiến nghị đối với các DN: Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp

hội ngành nghề

để tận dụng sự hỗ

trợ; Tăng cường hợp tác giữa các doanh

nghiệp để tận dụng nguồn lực của nhau; Chú trọng đổi mới và hiện đại hóa

công nghệ để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Thực hiện chế độ kế toán đầy đủ, theo đúng quy định của Nhà nước; Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về hoạt động cho vay của Ngân hàng.

­ Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác: hiệp hội doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các lớp đào tạo, giới thiệu các kỹ thuật sản xuất mới, cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý cho các doanh nghiệp và cá nhân thuộc hiệp hội nghề, làng nghề của mình; thành lập quỹ bão lãnh tín dụng linh hoạt; Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Hạn chế can thiệp sâu vào quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và hộ kinh doanh cá thể; Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nhiệp nhỏ và vừa và cá nhân.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí