Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 13


KẾT LUẬN‌

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các doanh nghiệpcá nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đang được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Trong quá trình phát triển các Doanh nghiệp và cá nhân này cũng còn gặp phải không ít rào cản, thách thức, trong đó, thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính của người dân ngày càng tăng cao … là một trong những khó khăn rất lớn mà các DN và CN đang phải đối mặt. Các doanh nghiệp và cá nhân này hầu hết không có khả năng tự huy động vốn trên thị trường hoặc phát hành trái phiếu. Do đó, các DN và CN rất cần sự hỗ trợ vốn từ các Ngân hàng Thương mại.

Mặt khác, tại LPB Quảng Ninh, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp đang tập trung và phụ thuộc rất lớn vào 3 doanh nghiệp, đang chiếm tỷ trọng dư nợ rất lớn. Việc tập trung nguồn vốn vào một nhóm khách hàng như hiện nay sẽ tạo ra sự lệ thuộc của Ngân hàng vào Khách hàng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng, đặc biệt là khi ngành nghề kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của cả nhóm khách hàng. Vì vậy, việc mở rộng, đa dạng nền khách hàng vay vốn là định hướng đúng đắn và cần thiết để cơ cấu lại tỷ lệ dư nợ của LPB Quảng Ninh. Hiện tại, tỷ trọng dư nợ của DNNVV còn rất thấp trên tổng dư nợ của LPB Quảng Ninh. Mặt khác, số lượng DNNVV quan hệ vay vốn tại LPB so với số lượng DNNVV có nhu cầu vay vốn trên địa bàn cũng rất thấp. Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Bưu điện sở hữu một mạng lưới các điểm giao dịch khá trung tâm với nguồn khách hàng vay hưu trí vô cùng lớn phân bổ trên mọi vùng miền của tỉnh … Chính vì lẽ đó mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác cho vay đối với DN

và CN tại LPB Quảng Ninh, để

từ đó đánh giá những kết quả

đã đạt được,

những hạn chế và nguyên nhân trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DN và CN tại LPB Quảng Ninh, đồng thời chỉ rõ những bất cập cũng như sự cần


thiết phải mở rộng cho vay đối với DN và CN. Trên cơ sở đó Luận văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với các DN và CN tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt ­ Chi nhánh Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đây là đề tài nghiên cứu có quy mô khá rộng, bao chùm toàn bộ hoạt động cho vay của một Ngân hàng. Bản thân tác giả hiện đang công tác tại Ngân hàng, là một CB quản lý công việc và áp lực công việc khá nhiều nên những kiến thức đã học tập ở trường vận dụng vào thực tiễn công việc hàng ngày còn chưa tốt, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết cho hoạt động Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay nên đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. Đề tài không khỏi hạn chế về mặt phân tích, tính lô gíc và đề xuất giải pháp, rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của Thầy, Cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. PGS., TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Tài chính­ Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

2. Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh.

3. Kế hoạch kinh doanh 2020 của LPB.

4. Phan Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, 2013.

5. Luật số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội ban hành Luật doanh nghiệp.

6. Luật số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc Hội ban hành Luật các Tổ chức tín dụng.

7. Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ­CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


8. Nghị quyết số 22/NQ­CP của Chính phủ ngày 05 tháng 5 năm 2010, Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ­CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

9. Quyết định số 193/2001/QĐ­TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

10. Quyết định số

115/2004/QĐ­TTg ngày 25/6/2004 của Thủ

tướng Chính

phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ.

11. Quyết định số 1627/2001/QĐ­NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v Quy chế cho vay đối với Tổ chức tín dụng.

12. Quyết định số 493/2005/QĐ­NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

13. Thông tư số 16/2013/TT­NHNN ngày 27/06/2013 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vốn của một số lĩnh vực ưu tiên.

14. Thông tư số 08/2014/TT­NHNN ngày 17/03/2014 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế

15. Quyết định số 499/QĐ­NHNN ngày 17/3/2014 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT­NHNN ngày 17/3/2014

16. Bộ Tài Chính, Website: http://www.mof.gov.vn/.

17. Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ninh, Website: http://www.quangninh.gov.vn/vi­ VN/bannganh/cucthongke/


18. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Website: http://www.vnba.org.vn/

19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Website: http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn

20. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Website: http://www.lienvietpostbank.com.vn

21. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Website: http://vcci.com

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí