Thiếu Nhân Lực Về Cả Số Lượng Và Chất Lượng


giao dịch tối thiểu là 150 m2 ... Hạn chế này xuất phát từ việc các CTCK thành lập ồ ạt vào thời điểm cuối năm 2006 mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía công ty và sự quản lý chặt chẽ từ phía UBCKNN.

Hệ thống công nghệ thông tin cũng đang là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của các CTCK hiện nay. Theo tính toán, để có hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một CTCK có quy mô 100 nhân viên phải đầu tư khoảng hai triệu USD vào phần mềm, một triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động. Điều này có nghĩa một CTCK phải có ít nhất hơn 3triệu USD mới có thể đảm bảo phục vụ tốt các khách hàng. Tuy nhiên, thực tế các CTCK hiện nay chỉ đầu tư khoảng vài chục nghìn USD vào hệ thống công nghệ thông tin. Thêm vào đó, hệ thống công nghệ thông tin giữa các công ty và giữa công ty với TTGDCK cũng khập khiễng, thiếu đồng bộ. Nếu đầu tư công nghệ không được xây dựng một cách đồng bộ thì khả năng tích hợp giữa các CTCK với TTGDCK sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Sự bất cập này bộc lộ qua việc SGDCK TP.Hồ Chí Minh đã buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu.

Từ tháng 10/2007 SGDCK TP.Hồ Chí Minh đã thí điểm triển khai giao dịch không sàn, theo đó mới chỉ 7 CTCK đáp ứng đủ điều kiện về hệ thống công nghệ thông tin để kết nối và triển khai hình thức giao dịch này. Theo kế hoạch, đến tháng 3/2008 sẽ chính thức triển khai giao dịch không sàn, khi đó lệnh của nhà đầu tư sẽ được nhập thẳng vào hệ thống, nhà đầu tư không cần phải đến sàn mà có thể nhập lệnh qua mạng hoặc nhắn tin từ điện thoại di động. Tuy nhiên, đối với các các CTCK không đáp ứng đủ điều kiện về công nghệ thông tin sẽ vẫn phải tiến hành giao dịch thủ công như hiện nay và hạn chế đáng kể khả năng thực hiện lệnh giao dịch cho khách hàng. Như vậy,


nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin là một yêu cầu cấp thiết đối với các CTCK hiện nay.

4. Thiếu nhân lực về cả số lượng và chất lượng


Nhân sự hiện đang là vấn đề được đặt ra đối với các CTCK. Cả nước hiện nay chỉ có khoản 300 nhà môi giới trong các CTCK nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỷ đồng và số lượng vốn đang không ngừng tăng lên nên họ làm không xuể. Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn còn rất hạn chế khiến cho hoạt động này hiện nay là không đáng kể.

Tính đến thời điểm 30/6/2007, số nhân viên được UBCKNN cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán đạt khoảng 650 người. Tuy nhiên, do có nhiều CTCK được cấp phép trong những tháng cuối năm 2006 và có khoảng trên 80 hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập CTCK đã được gửi UBCKNN, nên số người hành nghề chứng khoán tại các công ty lại càng thiếu hụt. Theo kiểm tra của UBCKNN cho thấy tại các CTCK có chưa đến 50% số nhân viên hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, việc có chứng chỉ hành nghề mới chỉ đảm bảo cho họ có những kiến thức cơ bản về chứng khoán, còn những nhân viên có kinh nghiệm, đạo đức hành nghề và có kỹ năng kinh doanh chứng khoán thì thật sự là rất thiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

5. Hoạt động tư vấn cho khách hàng chưa được quan tâm thích đáng


Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 9

Ngoài một số nhân viên đã được cấp giấy phép hành nghề, đa số các CTCK còn có rất nhiều nhân viên chưa được cấp phép. Hơn nữa, thực chất giấy phép hành nghề chỉ giúp các nhân viên có những kiến thức tối thiểu về TTCK, chưa thể đủ để thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn. Hơn nữa, trước đây, khi TTCK chưa được nhiều người quan tâm, các CTCK phải ra sức mời gọi nhà


đầu tư tham gia mua – bán cổ phiếu. Nhà đầu tư được sự tư vấn của nhiều chuyên viên của các CTCK, thậm chí còn được tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên viên môi giới ngay tại sàn. Nhưng hiện nay khi TTCK tăng nóng, hầu như không có một CTCK nào thực hiện đúng vai trò của mình là tư vấn cho nhà đầu tư trước khi lựa chọn cổ phiếu. Thậm chí, do lượng nhà đầu tư tham gia thị trường quá đông, một số công ty phải tính đến phương án loại bớt khách hàng thông qua hình thức yêu cầu ký quỹ 100 triệu đồng khi mở tài khoản. Điều này cho thấy, sự bùng nổ của TTCK đang dần thu hẹp nhiệm vụ tư vấn của các CTCK. Tuy nhiên cũng chính điều này sẽ giúp phân loại các CTCK. Các CTCK có nghiệp vụ tốt chắc chắn sẽ thu hút đông các nhà đầu tư. Còn các CTCK không quan tâm đến nhu cầu của khách hàng nếu không tăng cường chất lượng dịch vụ sẽ sớm bị thị trường đào thải.

6. Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các quy định về giao dịch

Trong thời gian gần đây, một số CTCK liên tục bị SGDCK TP.Hồ Chí Minh cảnh cáo, hay phạt vì các lỗi như nhập lệnh sai quy định hay huỷ lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh. Theo quy định, trong cùng một phiên giao dịch, lệnh của nhà đầu tư đặt trong đợt này, nếu không khớp phải chuyển sang đợt tiếp theo. Ở đợt tiếp theo, nếu tiếp tục không khớp mới được phép huỷ. Rất nhiều các CTCK Tràng An, Habubank, ACBS, BVSC, Đệ Nhất, Thăng Long, Agriseco, SBS…đều đã bị phạt vì những lỗi tương tự như vậy.

Đó là còn chưa kể đến, hiện nay, một số CTCK đang giàu lên chủ yếu nhờ mảng tự doanh nhờ lợi thế thường xuyên được tiếp cận với các nguồn thông tin từ các quỹ đầu tư nước ngoài hoặc từ các công ty niêm yết hay chuẩn bị niêm yết. Đặc biệt, khi các đơn vị này đặt lệnh mua bán thì chính các CTCK được biết đầu tiên và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình.


Hành vi này được xem là bất hợp pháp nhưng hiện vẫn chưa được kiểm soát trên TTCK Việt Nam.‌

Rõ ràng những hạn chế này, nếu không được khắc phục sớm thì các CTCK trên TTCK Việt Nam vẫn chỉ là người trung gian kiếm lợi, chưa phát huy được vai trò là tác nhân giúp TTCK phát triển lành mạnh.


IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán của một số nước


Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán của Mỹ

Do cuộc khủng hoảng năm 1929 ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường tài chính Mỹ, năm 1933 đạo luật Glass Steagall được ban hành, nhằm phòng tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng cũng như chứng khoán tại Mỹ. Theo đó các ngân hàng không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán.

Do thị phần trong dịch vụ tài chính của các Ngân hàng thương mại giảm xuống, năm 1987, Cục Dự trữ Liên bang đã áp dụng điều 20 của đạo luật Glass Steagall, bắt đầu cho phép các công ty mẹ thuộc các ngân hàng bảo lãnh phát hành một số loại chứng khoán nhất định. Kẽ hở cho phép các công ty con của ngân hàng thương mại được thừa nhận tham gia vào hoạt động bảo lãnh phát hành nhưng doanh thu không được vượt quá một trị giá nhất định (khoảng 25% tổng doanh thu của công ty con). Doanh thu còn lại của các công ty con có thể đạt được bằng việc bảo lãnh phát hành trái phiếu công trình và các kho bạc, các hoạt động mà đạo luật Glass Steagall không điều chỉnh.


Tháng 7/1988, Cục Dự trữ Liên bang đã tiến hành một bước đi lịch sử, cho phép thí điểm công ty mẹ thuộc ngân hàng thương mại J.P.Morgan được bảo lãnh phát hành trái phiếu công ty và bảo lãnh phát hành cổ phiếu, sau đó dần dần mở rộng cho phép các ngân hàng thương mại khác. Các cơ quan quản lý cũng cho phép các ngân hàng dược đầu tư vào bất động sản và tham gia vào một vài hoạt động bảo hiểm.

Hiện nay các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới:

- Các ngân hàng đầu tư: Khi một công ty muốn vay hoặc tăng vốn, công ty thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp việc chào bán chứng khoán. Mặc dù tên gọi của nó là ngân hàng đầu tư nhưng nó không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường, cũng không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gửi và cho vay. Những ngân hàng đầu tư nổi tiếng ở Mỹ như Morgan Stanley, Merrill Lynch, Salomon Brothers… đã rất thành công trong việc bảo lãnh phát hành không những ở Mỹ mà còn ở các thị trường ngoài Mỹ. Thực chất nó là các quỹ đầu tư.

- Các công ty môi giới: Công ty môi giới ở Mỹ có thể thành lập dưới bất kỳ hình thức nào: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Các công ty này có thể tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh trên TTCK như môi giới chứng khoán, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, cung cấp các dịch vụ liên quan tới bảo lãnh phát hành, quản lý tiền cho khách hàng, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán. Trong đó có những nhà môi giới nhỏ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, và có những công ty môi giới lớn cung cấp mọi dịch vụ tài chính rất đa dạng. Công ty môi giới lớn nhất của Mỹ là Merrill Lynch. Những công ty môi giới nổi tiếng khác


như Paine Webber, Dean Witter Reynold (được sáp nhập với Morgan Stanley vào năm 1997)…

Việc thành lập các CTCK ở Mỹ được thực hiện theo chế độ đăng ký (khác với chế độ cấp phép hoạt động như ở Việt Nam và đa số các nước như hiện nay). Theo đó, các công ty môi giới và tự doanh chứng khoán muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ cần đăng ký với Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và phải gia nhập một tổ chức tự quản phù hợp, đó có thể là hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia (NASD) hay xin trở thành thành viên của một sở giao dịch …

SEC sẽ kiểm tra để đánh giá các điều kiện tài chính và hoạt động của các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán trong thời gian 6 tháng kể từ ngày đăng ký đầu tiên, các công ty này phải chịu sự giám sát của hai cơ quan là SEC và tổ chức tự quản đã đăng ký. Ngoài ra, các nhân viên nghiệp vụ có liên quan tới CTCK bao gồm cả các thành viên ban giám đốc, nhân viên nghiệp vụ, nhân viên giám sát … cũng phải đăng kí với SEC.

Một trong các tiêu chuẩn mà các CTCK phải tuân thủ đó là tiêu chuẩn về vốn ròng, thống nhất áp dụng cho các thành viên của sở giao dịch và các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán tại thị trường phi tập trung (OTC). Theo nguyên tắc này, mức vốn yêu cầu cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được xây dựng bằng sự kết hợp của yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật và mức độ cần thiết của từng công ty:

- Phương thức vốn cơ bản (The basic capital method – BCM): Theo BCM tổng nợ của công ty môi giới kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 1500% của vốn ròng, các công ty môi giới thực hiện các dịch vụ trên tài khoản của khác hàng phải có mức vốn ròng tối thiểu là 25.000 USD.


- Phương thức vốn để lựa chọn (Alternative capital method –ACM): Theo ACM một công ty môi giới phải duy trì mức vốn ròng tối thiểu là

100.000 USD hoặc 2% tổng nợ.


Mặc dù mức vốn tối thiểu yêu cầu để tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán không lớn, nhưng mức vốn yêu cầu này sẽ tăng lên nhanh chóng do quy mô kinh doanh và các rủi ro CTCK gánh chịu ngày càng tăng.

Ở Mỹ không có sự khác biệt trong các quy định giữa các CTCK trong nước và các tổ chức nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoán trên thị trường Mỹ.


Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán của Đức

Tại Đức, các ngân hàng đa năng mang tính thống trị và được phép tham gia vào tất cả các loại hình kinh doanh chứng khoán mà không chịu bất kỳ một sự ràng buộc nào.

Những nghiệp vụ kinh doanh chính do ngân hàng tiến hành bao gồm: tự doanh, môi giới và bảo lãnh phát hành các chứng khoán được phép giao dịch tại SGDCK. Ngoài các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn có những người được nhà nước cử ra để lập giá và các nhà lập giá tự do. Trong đó, số lượng các ngân hàng được phép và người lập giá tự do không bị hạn chế, chỉ hạn chế số người lập giá do nhà nước cử ra.

- Chỉ các ngân hàng mới được phép nhận lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng rồi chuyển tới SGDCK, vì theo luật tín dụng của Đức, việc mua và bán chứng khoán cho người khác là một nghiệp vụ của ngân hàng .


- Người lập giá do nhà nước cử ra là người xác định giá chứng khoán chính thức trên cơ sở giao dịch thực sự tại SGDCK. Mỗi người lập giá do nhà nước cử ra chỉ chịu trách nhiệm đối với một nhóm chứng khoán nhất định được và chỉ giao dịch với loại chứng khoán đó.

- Người lập giá tự do hoạt động với tư cách là người trung gian môi giới các nghiệp vụ giao dịch giữa các ngân hàng và những người lập giá do nhà nước cử ra.

Chi nhánh của các CTCK nước ngoài tại Đức cũng phải có giấy phép kinh doanh chứng khoán với tư cách là một ngân hàng.

Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán tại Hàn Quốc

Trước những năm 90, các CTCK Hàn Quốc được thành lập theo mô hình chuyên doanh. Bắt đầu từ năm 1991, cùng với việc tái cơ cấu trong ngành tài chính Hàn Quốc, các công ty tài chính đầu tư và các tổ chức tín dụng mới được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Các công ty đầu tư tài chính (là các công ty chuyên cung cấp vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các nguồn vốn có được qua việc phát hành các chứng từ hoặc các công cụ có giá của chính họ, hoặc kinh doanh các chứng từ có giá khác) được chuyển thành CTCK. Các tổ chức tín dụng chuyên cung cấp vốn dài hạn như Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, Ngân hàng cung cấp tín dụng dài hạn Hàn Quốc muốn tham gia hoạt động chứng khoán phải thành lập các công ty con độc lập.

Các công ty nuốn tham gia kinh doanh chứng khoán tại Hàn Quốc bắt buộc phải là công ty cổ phần và phải có giấy phép hoạt động do Bộ tài chính và kinh tế Hàn Quốc cấp. Các nghiệp vụ kinh doanh mà một CTCK có thể đảm nhận gồm môi giới chứng khoán, tự doanh và bảo lãnh phát hành. Hiện

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí