Các Hoạt Động Nghiệp Vụ Được Đẩy Mạnh Cả Về Số Lượng Lẫn Chất Lượng


Một số CTCK khác tuy mới triển khai hoạt động nhưng 6 tháng đầu năm 2007 vừa qua cũng đã đạt được những kết quả rất khả quan như: SBS lợi nhuận sau thuế lên tới 125,2 tỷ đồng; DVSC lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng; VISecurities lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng…

3. Các hoạt động nghiệp vụ được đẩy mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng

Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận của các CTCK được tăng nhanh trong năm qua là nhờ sự tăng cường và hoạt động của các hoạt động nghiệp vụ như: tự doanh chứng khoán, môi giới, bảo lãnh phát hành…

Bảng 3: Tỷ trọng doanh thu từ các nghiệp vụ trên tổng doanh thu

Đơn vị: %



Năm


Môi giới

Tự doanh

Bảo lãnh phát hành

Quản lý danh mục ĐT

Tư vấn đầu tư

Thu khác

2001

26,8

24

1,6

0,4

4,6

44,04

2002

34

30

15

0,7

4,2

16,1

2003

4,9

22,5

28,1

3,8

5,4

35,3

2004

7,4

61

7

1,1

4,9

18,6

2005

7,16

23,04

6,2

0,3

3,4

56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 7



Hoạt động môi giới

Nguồn: UBCKNN


Có thể nói môi giới chứng khoán là nghiệp vụ chính của một CTCK. Các CTCK đã đầu tư khá tốt cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như xây


dựng hệ thống sàn giao dịch rộng rãi với đầy đủ các thiết bị công bố thông tin, xây dựng website để giúp người đầu tư tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi. Hiện tại có 53 công ty trên tổng số 60 CTCK đã có website riêng để phục vụ người đầu tư.

Để mở rộng và tiếp cận nhiều khu vực thị trường, và giúp thuận tiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư, nhiều công ty đã mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh và lập chi nhánh mới. Trong đó mở đại lý nhận lệnh là bước đầu tiên các CTCK lựa chọn để mở rộng phạm vi hoạt động vì việc này đơn giản về thủ tục, không phải xin phép. Chiếm lợi thế trong phát triển hệ thống phòng giao dịch là CTCK thuộc các ngân hàng. Như CTCK ACBS, ngoài hội sở ở chính đã mở thêm 3 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Các chi nhánh và phòng giao dịch này đều gắn liền với phòng giao dịch của ngân hàng ACB. Ở địa bàn ngoài TP.Hồ Chí Minh, ACBS đều đã có chi nhánh, phòng giao dịch hay đại lý nhận lệnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Vũng tàu… Các CTCK khác dù không dựa vào ngân hàng nhưng cũng có nhiều cách để phát triển mạng lưới. Như các CTCK APEC, VNDS với các chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng như một số phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh tại Hải Phòng, Cần Thơ và Nam Định… Tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính của 56 CTCK hiện hành, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006).

Ngoài ra các CTCK còn cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí cho người đầu tư, đa dạng các hình thức nhận lệnh giao dịch (qua điện thoại, fax, giao dịch trực tuyến…), áp dụng chính sách thu phí linh hoạt theo hướng khuyến khích giao dịch, kết hợp với các ngân hàng thương mại cung cấp thêm


một số dịch vụ phụ trợ cho khách hàng (cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán…). Nhờ đó, số lượng người đầu tư đến mở tài khoản giao dịch tại các CTCK và giá trị giao dịch chứng khoán trong thời gian qua đã không ngừng tăng.

Theo thống kê, số lượng tài khoản không ngừng tăng trong các năm qua, đặc biệt tăng vọt trong thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007. Chỉ trong thời gian ngắn, từ 30.000 tài khoản thời điểm cuối năm 2005 lên hơn

86.000 tài khoản vào cuối năm 2006. Đặc biệt là chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2007, số lượng tài khoản đã tăng thêm 60.000 tài khoản.

Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó những CTCK đã có bề dày hoạt động đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% thị phần; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 16,48% thị phần; SSI có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48% thị phần; BSC có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61% thị phần. Như vậy riêng 4 CTCK đứng đầu này đã chiếm hơn 50% thị phần.

Bên cạnh đó, một số CTCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần; ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2,39% thị phần, VNDS đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2,04% thị phần…


Bảng 4: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

30/6/2007

Số TK


3.000


8.780


13.600


16.490


21.600


30.000


86.184


255.185

Nguồn : UBCKNN


Về doanh thu từ hoạt động môi giới, nếu tính trung bình giá trị giao dịch hàng ngày của toàn thị trường là gần 1000 tỉ đồng nhân với mức phí giao dịch bình quân 0.5% của cả lệnh mua và lệnh bán, thì giá trị phí môi giới mà CTCK thu về hàng ngày ước tính khoảng 5 tỷ đồng.

Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các công ty chiứng khoán đạt 25.196 tỷ đồng. Những CTCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản.

Bảng 5: Tình hình giao dịch chứng khoán qua các công ty chứng khoán tháng 6/2007

Đơn vị : Tỷ đồng


Công ty chứng khoán

Doanh số giao dịch tháng 6/2007

Thị phần giao dịch tháng 6/2007

VCBS

6.363

25,25%

ACBS

3.361

13,34%


SSI

3.253

12,91%

BVSC

2.182

8,66%

BSC

1.313

5,21%

Nguồn : UBCKNN


Trong thời gian tới, khi TTGDCK Hồ Chí Minh đã được chuyển thành SGDCK, cùng với sự nâng cấp về công nghệ và đổi mới phương thức khớp lệnh (từ hình thức khớp lệnh định kỳ sang hình thức khớp lệnh liên tục), các CTCK hoàn toàn có thể khắc phục được hiện tượng quá tải, thực hiện được nhiều lệnh của khách hàng hơn, doanh số giao dịch chứng khoán và doanh thu từ hoạt động môi giới sẽ không dừng lại ở con số trên.


Hoạt động tự doanh

Theo số liệu tại bảng 3 về tỷ trọng doanh thu từ các nghiệp vụ trên tổng doanh thu, có thể thấy nghiệp vụ tự doanh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của các CTCK.

Tổng giá trị chứng khoán do các CTCK nắm giữ vào ngày 31/12/2005 đạt 4.136 tỷ đồng, tăng 28,18% so với cùng kỳ năm 2004. Có những công ty có giá trị chứng khoán tự doanh nắm giữ cuối kỳ cao hơn vốn chủ sở hữu như VCBS có giá trị chứng khoán tự doanh cao hơn vốn 965 tỷ đồng, tức cao hơn 16,09 lần so với vốn chủ sở hữu; ARSC gấp 12,17 lần so với vốn chủ sở hữu.

Do các CTCK ngày càng trở thành các tổ chức chuyên nghiệp trong phân tích và định giá chứng khoán cũng như những lợi thế về thông tin có


được do hoạt động môi giới đem lại, năm 2006 hoạt động tự doanh tiếp tục phát triển đặc biệt trong việc tự doanh cổ phiếu. Trong báo cáo kết quả kinh doanh của các CTCK năm 2006, doanh thu từ hoạt động tự doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 31/12/2006 đạt 4.996 tỷ đồng, và đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2007, đạt con số 9.667 tỷ đồng vào ngày 30/6/2007 (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 93,5% so với thời điểm 31/12/2006).

Bảng 6: Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tại các công ty chứng

khoán

Đơn vị: tỷ đồng


Thời điểm

31/12/2004

31/12/2005

30/12/2006

30/6/2007

Giá trị

2.970

4.136

4.996

9.667

Nguồn: UBCKNN


Xét riêng từng công ty, đối với 14 CTCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/01/2007), chiếm 62,04% giá trị tự doanh của tất cả các CTCK. Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng nhanh và đạt giá trị cao.

Đối với khối CTCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của tất cả các CTCK).


Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CTCK SBS ( trực thuộc Ngân hàng Sacombank), giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng; VNDS giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng, SEABS giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng…

Công ty có mảng tự doanh được đánh giá mạnh nhất trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 là SSI, với doanh thu tự doanh năm 2006 đạt 194,427 tỷ đồng, chiếm 57% tổng doanh thu. Có thể thấy riêng doanh thu tự doanh của công ty này đã lớn hơn tổng doanh thu tự doanh của tất cả các CTCK trong năm 2005. Qua đó thấy rõ sự phát triển của hoạt động tự doanh tại các CTCK trong thời gian qua.

Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của SSI

Đơn vị: tỷ đồng


ĐVT : Triệu đồng

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

DT hoạt động kinh doanh CK

20,566

39,938

339,940

DT môi giới CK cho nhà đầu tư

2,951

3,541

49,204

DT hoạt động tự doanh CK

14,952

23,960

194,427

DT quản lý danh mục ĐT cho người ủy thác đầu tư

-

142

60,004

DT đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành CK

-

5,010

8,911

DT tư vấn đầu tư CK cho người đầu tư

2,150

3,424

7,351

DT lưu ký CK cho người đầu tư

21

253

1,194

Hoàn nhập dự phòng và các khoản trích trước

-

-

-

DT về vốn kinh doanh

492

3,555

18,491

DT cho thuê tài sản, sử dụng thiết bị, sử dụng thông tin (DT khác)


-


54


358

Các khoản giảm trừ DT

100

-

-

DT thuần

20,466

39,938

339,940

Thu lãi đầu tư

7,305

10,967

38,538

DT hoạt động kinh doanh CK và thu lãi đầu tư

27,772

50,905

378,478


Chi phí hoạt đông kinh doanh CK

13,871

23,362

75,162

Lợi nhuận gộp

13,901

27,543

303,316

Chi phí quản lý doanh nghiệp

247

571

633

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh CK

13,654

26,972

302,683

Các khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh

-

3

30

Các khoản chi phí ngoài hoạt động kinh doanh

-

2

23

Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh

-

-

7

Tổng lợi nhuận trước thuế

13,654

26,973

302,690

Lợi nhuận tính thuế

6,348

16,005

303,300

Thuế TNDN phải nộp

-

1,619

60,660

Lợi nhuận sau thuế

13,654

25,354

242,030


Nguồn: Trung tăm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội


Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành

Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành của các CTCK trong thời gian vừa qua nói chung còn kém phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Cũng như năm 2006 và các năm trước đó, hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu vào bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ cho kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022